Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt được xem là biểu hiện thường thấy nhất ở thời kỳ tiền mãn kinh và có thể kéo dài trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh của người phụ nữ.
Phụ nữ ở độ tuổi tứ tuần đều phải chuẩn bị tâm lý cho thời kỳ tiền mãn kinh sắp đến. Họ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi về tâm – sinh lý thường thấy trong giai đoạn này như khó ngủ, hay bị nóng trong người, dễ tăng cân, thường nổi giận, cáu gắt, và đặc biệt là chứng rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt được xem là biểu hiện thường thấy nhất ở thời kỳ tiền mãn kinh và có thể kéo dài trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh của người phụ nữ.
Sẵn sàng cho những thay đổi
Tiền mãn kinh là khoảng thời gian cơ thể của người phụ nữ có nhiều biến đổi trước khi chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Kéo dài từ 2 đến 5 năm, thời kỳ tiền mãn kinh có thể bắt đầu ở độ tuổi 30 nhưng thường xuất hiện với phụ nữ 45-55 tuổi.
Theo Hội sản phụ khoa Mỹ (ACOG), độ tuổi trung bình của giai đoạn tiền mãn kinh là 51. Trong thời gian này, buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dần dần ngưng tiết hai loại hormon estrogene và progesterone.
Từ đó, sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh mỗi khác nhau, có thể là vòng kinh kéo dài hơn hoặc rút ngắn lại, huyết ra không đều, nhiều hơn hoặc ít hơn…
Thời gian tiền mãn kinh của mỗi người cũng khác nhau, có thể chỉ diễn ra dăm tháng, nhưng cũng có khả năng kéo dài đến vài năm. Chính vì thế, bất kỳ người phụ nữ nào cũng cần sẵn sàng để đối mặt với những biến đổi của cơ thể thời kỳ này, nhất là chứng rối loạn kinh nguyệt.
Video đang HOT
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh trong đời, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chính vì thế, bạn có thể ngăn ngừa, giảm bớt những khó chịu, đau đớn khi vòng kinh không đều như thời son trẻ bằng vài thói quen đơn giản như sau:
- Điều chỉnh lối sống
Điều chỉnh ở đây chỉ là thay đổi một vài thói quen đơn giản như ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc vận động thường xuyên để bạn có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp, tinh thần luôn cân bằng và thư thái.
Nếu bạn chưa tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày, năm ngày một tuần, thì bây giờ là khoảng thời gian tuyệt vời để bắt đầu. Không chỉ hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn chặn hoặc làm giảm các triệu chứng “khó ở” của tiền mãn kinh.
Tìm hiểu chỉ số BMI của cơ thể bạnvà giữ nó ở mức độ bình thường bằng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và cân đối các chất.
Thêm vào đó, bạn cần quản lý chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thức ăn giàu canxi có trong sữa không béo, cá, tôm, cua… cũng phải có mặt trong các bữa ăn để đối phó với chứng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, axit béo có trong dầu cá, hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, các loại rau quả họ đậu, các loại cá, rong biển… không chỉ tốt cho làn da và chứng mỏi khớp mà còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, làm tăng sự hưng phấn về mặt tinh thần và bổ sung năng lượng sống cho cơ thể.
- Sử dụng phương pháp thay thế
Lượng estrogene thiếu hụt trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể bổ sung bằng lượng estrogene có nguồn gốc thực vật. Các sản phẩm từ đậu nành, cải bắp, nho, cam thảo, sắn dây, mướp sẽ là những món ăn lý tưởng bởi đây là nơi chứa nội tiết tố estrogen tự nhiên khá dồi dào.
Bên cạnh đó, bạn còn có sự lựa chọn khác là sử dụng chế phẩm chứa phytoestrogen – chất tương tự estrogen có trong thực vật. Phytoestrogenic được bào chế từ các loại thảo mộc thiên nhiên, giúp kích thích sản xuất hormone estrogen
Theo Bảo Ngọc – Gia đình và Xã hội
3 sự cố gặp phải khi tiền mãn kinh
Đi kèm với thời kỳ khủng hoảng sau tuổi 40 mang tên tiền mãn kinh là vô vàn rắc rối mà chị em phải đối mặt.
1. "Đã nghèo còn gặp cái eo"
Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài từ 3-4 năm, dấu hiệu dễ thấy nhất của thời kỳ này là sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, kích thước buồng trứng nhỏ dần làm suy thoái khả năng rụng trứng, noãn bào trong buồng trứng đã hết, nếu còn cũng không thể phát dục.
Chưa kể, sự giảm sút hormone estrogen còn ảnh hưởng đến não với những biểu hiện dễ thấy như giảm trí nhớ, khả năng định hướng và tính toán kém dần; bàng quang và niệu đạo rất dễ bị viêm nhiễm do mỏng hơn và sức đề kháng giảm mạnh.
Sự xói mòn nhan sắc có thể khiến bạn đau lòng bởi các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn; mí mắt và cằm thường bị chảy xệ; cơ ngực teo nhỏ, nhão; tóc khô, bạc và rụng nhiều. Sự lão hóa mắt sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt, có màng, dễ bị đục thủy tinh thể; răng dễ bị viêm, sâu, tụt lợi...
Ảnh minh họa
2. Tâm lý "Sớm nắng chiều mưa"
Những biến động của cơ thể thời kỳ tiền mãn kinh thường dẫn đến những thay đổi về tâm lý, tinh thần cho người phụ nữ. Đôi khi họ trở nên hay lo âu một cách thái quá vì sự xuống cấp của nhan sắc, độ hấp dẫn của bản thân đối với chồng, vai trò của mình trong công việc, các hoạt động xã hội không còn được như trước. Và ngay cả việc con cái lớn lên và dần tự lập tách ra khỏi bố mẹ nhiều khi cũng khiến cho họ cảm thấy hụt hẫng.
Cảm giác lo âu và những xáo trộn do thay đổi nội tiết khiến nhiều chị em khi buồn vui thất thường, khi cáu gắt vô cớ, thậm chí trở nên mặc cảm, thu mình vì cảm thấy cuộc sống mất dần ý nghĩa và hoài nghi về giá trị tồn tại của mình.
Vấn đề này hay gặp nhiều ở phụ nữ lao động trí óc, có vị trí trong xã hội. Thông thường, những mức độ biến động tâm lý phụ thuộc rất nhiều vào tính cách, nhân tố môi trường... của mỗi cá nhân hơn là tác động của nội tiết tố.
3. Trục trặc trong "chuyện yêu"
Chính sự thiếu hụt hormone estrogen là nguyên nhân làm giảm lương mau dồn về âm đao, khiến chuyện yêu của phụ nữ thời kỳ này trở nên khó khăn hơn. Họ ít bị kích thích hơn, kém nhạy cảm hơn và dẫn đến giảm ham muốn trong chuyện chăn gối.
Hiện tượng khô âm đạo khiến cho cuộc giao ban không còn tuyệt vời như trước, thậm chí đôi khi nó còn biến thành nỗi ám ảnh đau đớn. Những rối loạn ở âm hộ, âm đạo và tiết niệu cũng gây không ít phiền toái cho sức khỏe và cả trong "chuyện ấy". Thời kỳ này, niêm mạc âm đạo bị teo dần nên dễ gây ra viêm âm đạo, ngứa ngáy khó chịu.
Để tiền mãn kinh không trở thành một cơn ác mộng, các bác sĩ khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập, lối sống lành mạnh ngay từ trẻ; tăng cường thực phẩm giàu vitamin nhóm B, canxi và không quên khám phụ khoa 6 tháng/ lần. Tâm lý tự tin thoải mái cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn vượt qua thời kỳ này một cách êm ả.
Theo Thư Lê - Sức khỏe gia đình
Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là có thai hay không? Chắc hẳn không ít chị em đã từng gặp phải tình trạng cơ thể có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch. Sẽ càng hoang mang hơn đối với những chị em chưa có kinh nghiệm. Để giải đáp chính xác câu hỏi này chị em hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé! Chắc hẳn không ít chị em đã...