Rối loạn cương – Dấu hiệu dự báo bệnh tim mạch
Rối loạn cương là một bệnh lý gây phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người đàn ông. Thực tế rối loạn cương thường là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cho một bệnh tim mạch nghiêm trọng.
Hầu hết các trường hợp rối loạn cương đều do các nguyên nhân thực thể: Bệnh tim mạch (do máu bơm đến dương vật không đủ, nhất là ở người lớn tuổi, người hút thuốc, người cao huyết áp), đái tháo đường, bệnh thận, béo phì, bệnh nội tiết… Các yếu tố tâm lý dẫn đến rối loạn cương chiếm khoảng 20%, nhất là ở người trẻ: Tâm trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm…
Rối loạn cương thường là dấu hiệu dự báo cho một bệnh tim mạch
Rối loạn cương, được thừa nhận một cách chính thức, trong nhiều trường hợp là dấu hiệu dự báo sớm cho một bệnh tim hay các vấn đề khác về tuần hoàn. Theo một cách nhìn hoàn toàn cơ học, hiện tượng cương là do máu cung cấp cho dương vật nhiều quá mức bình thường, lưu lại một thời gian, rồi sau đó chảy đi. Sẽ không có hiện tượng cương nếu dòng máu chảy đến dương vật bị ngăn chặn một phần hay hoàn toàn. Điều này, là do bất thường của lớp nội mạc mạch máu trong việc phóng thích NO và do xơ vữa động mạch – một quá trình tích tụ mảng cholesterol làm hẹp hoặc làm tắc động mạch – gây ra đau thắt ngực, cơn đau tim, đột quỵ, và các trường hợp tim mạch khác.
Bất thường của lớp lót nội mạc cùng với mảng xơ vữa trong các động mạch đi vào dương vật thực sự là những nguyên nhân hàng đầu của rối loạn cương. Bởi vậy, nhiều tác giả cho rằng cường dương “được coi là phong vũ biểu cho sức khỏe nói chung ở nam giới” và rối loạn cương có thể là một dấu hiệu dự báo sớm cho một rối loạn của tim hay một nơi nào khác.
Rối loạn cương không phải bao giờ cũng tiềm ẩn trong nó một vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều khuyến cáo là ở những người đàn ông bị rối loạn cương mà không có nguyên nhân rõ ràng, ví dụ như chấn thương, và không có triệu chứng về bệnh tim thì vẫn cần được tầm soát về tim-mạch trước khi khởi đầu mọi điều trị.
Chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp là có lợi cho sức khỏe. Cơ thể là một khối thống nhất nên khi tổng trạng chung tốt thì sức khỏe tình dục cũng được cải thiện. Các nhà khoa học đã chứng minh chế độ ăn ít chất béo và tập luyện sức khỏe đều đặn thì khả năng hoạt động tình dục cũng tốt vì tình dục là một hoạt động thể chất cũng cần đến năng lượng. Tim, phổi và các cơ quan khác trong cơ thể đều tham gia vào quá trình ấy.
Rối loạn cương có thể là một dấu hiệu dự báo sớm cho một rối loạn của tim hay một nơi nào khác .
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương
Bên cạnh việc chung nhau một quá trình bệnh lý, rối loạn chức năng cương và bệnh tim cũng có chung nhiều các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
Video đang HOT
- Đái tháo đường. Đàn ông bị đái tháo đường có nguy cơ cao của rối loạn cương và bệnh tim.
- Hút thuốc. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tim và có thể gây rối loạn cương.
- Uống rượu. Uống quá nhiều rượu có thể gây ra bệnh tim và có thể đóng góp vào các căn nguyên khác của bệnh tim, ví dụ như cao huyết áp hay cholesterol bất thường. Rượu cũng làm suy yếu cường dương.
- Huyết áp cao. Theo thời gian, cao huyết áp làm tổn thương lớp lót các động mạch và đẩy nhanh quá trình bệnh của mạch máu. Một số thuốc chữa cao huyết áp, ví dụ các thuốc lợi tiểu thiazide, cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng cương.
- Cholesterol cao. Mức cao của lipoprotein tỷ trọng-thấp (LDL “xấu”) có thể dẫn đến chứng xơ vữa nói chung, kể cả các động mạch của dương vật.
- Tuổi. Khi bạn già đi, phải lâu mới cương được và cương không rắn chắc. Khi bạn trẻ hơn thì rối loạn cương càng có giá trị dự báo cao cho bệnh tim, nhất là khi bạn trẻ dưới 50 tuổi. Ở đàn ông tuổi trên 70, rối loạn cương càng ít có giá trị dự báo cho bệnh tim.
- Béo phì. Tăng cân là một yếu tố nguy cơ khác điển hình xấu cho bệnh tim.
- Testosterone thấp. Đàn ông testosterone thấp có tỷ lệ cao hơn của rối loạn cương và bệnh tim mạch so với đàn ông testosterone bình thường.
Xã hội và kinh tế ngày càng phát triển, áp lực trong công việc, ăn uống dư thừa, thuốc lá, bia rượu… càng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này.
4 loại thực phẩm cần tránh khi bị vảy nến giúp kiểm soát bệnh
Dinh dưỡng đã được chứng minh là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến triển của bệnh vảy nến và các bệnh đi kèm.
Vảy nến là một bệnh lí viêm man tính, bệnh thường liên quan đến một số rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lí tim mạch và bệnh lí viêm ruột.
Bệnh nhân vảy nến thường có thói quen ăn uống không cân bằng hơn so với nhóm chứng, như ăn nhiều chất béo hơn và ăn ít cá hoặc chế độ ăn ít chất xơ. Những thói quen ăn uống như vậy có thể liên quan đến khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dinh dưỡng đã được chứng minh là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến triển của bệnh vảy nến và các bệnh đi kèm.
Thực phẩm nào nên tránh?
Chất béo bão hòa và omega-6
Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và mỡ động vật. Chế độ ăn giàu các loại chất béo này làm nặng thêm tổn thương viêm da dạng vảy nến trên mô hình chuột thực nghiệm. Các chất béo bão hòa kích hoạt sản xuất IL-1 và IL-18 hoạt động từ đại thực bào. Sự gia tăng IL-1 thúc đẩy sự biểu hiện của CCL20 trong lớp biểu bì, dẫn đến sự tích tụ của các tế bào Th17 vào vùng da tổn thương.
Các chất béo không bão hòa dạng omega-6, đại diện là acid linoleic, có nhiều trong dầu thực vật và bơ thực vật. Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các loại chất béo này với bệnh vẩy nến vẫn còn nhiều tranh cãi.
Trong cơ thể, acid linoleic được chuyển hóa thành acid arachidonic, là tiền chất của một loạt các chất trung gian của phản ứng viêm như các prostanoid (tiêu biểu là prostaglanin E2 và thromboxane A2) và leukotriene, đây có thể là các yếu tố thúc đẩy tổn thương viêm trong bệnh vẩy nến.
Thịt đỏ chứa nhiều acid béo bão hòa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở bệnh vẩy nến. Ảnh minh họa.
Carbohydrate đơn giản
Các loại carbohydrate đơn giản (sucrose, fructose)được ghi nhận là một thực phẩm có thể kích hoạt đợt nặng lên của tổn thương vảy nến, do làm tăng nặng các stress oxy hóa và phản ứng viêm. Mô hình chuột thực nghiệm với chế độ ăn giàu fructose có nồng độ IL-17F cao hơn nhóm đối chứng.
Một nghiên cứu khác trên chuột, so sánh giữa nhóm có chế độ ăn giàu chất béo và ít carbohydrate đơn (1) với nhóm chuột được nuôi theo chế độ giàu cả chất béo và carbohydrate đơn (2) cho thấy nhóm 1 tăng cân nhiều hơn, tuy nhiên đáp ứng viêm da với IMQ của nhóm 2 nhiều hơn nhóm 1. Điều này cho thấy béo phì không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến bệnh vảy nến mà chế độ ăn nhiều carbohydrate đơn cũng có vai trò quan trọng.
Thịt đỏ
Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) chứa nhiều acid béo bão hòa, hoạt hóa con đường IL-23 / IL-17, do đó, ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở bệnh vảy nến.
Bệnh nhân cần tuân theo tư vấn của bác sĩ. Ảnh minh họa.
Rượu
Rượu, bia hay đồ uống có cồn nói chung, đã được ghi nhận một cách rõ ràng là một yếu tố kích hoạt hoặc làm nặng lên bệnh vảy nến: ethanol làm tăng sản xuất TNF- trong bạch cầu đơn nhân/đại thực bào, và tăng sinh tế bào lympho và giải phóng histamine từ tế bào mast. Tổn thương gan do rượu có thể làm suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da và hoạt hóa sự tăng sinh của tế bào sừng. Ngoài ra, rượu có thể thúc đẩy con đường viêm thông qua Th17.
Bên cạnh đó, việc uống rượu hay nghiện rượu cũng làm giảm tuân thủ điều trị, giảm hiệu quả và tăng độc tính của các phương pháp trị liệu toàn thân. Bệnh nhân vảy nến nên tránh tối đa sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
Tóm lại, các chất béo bão hòa, thịt đỏ, carbohydrate đơn giản, hoặc rượu làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến và các bệnh đi kèm của nó thông qua việc kích hoạt trục TNF- / IL-23 / IL-17, tạo các gốc oxy hóa, prostanoids / leukotrien, rối loạn sinh học đường ruột hoặc ức chếTregs.
Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vảy nến, bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Chế độ ăn kiêng cá nhân hóa có thể được đề xuất chotừng bệnh nhân dựa trên tình trạng dinh dưỡng và tình trạng bệnh vảy nến và các bệnh đi kèm.
Ai không nên ăn sáng ngay sau khi thức dậy? Nhà nội tiết học Ekaterina Yang cho biết, hầu hết mọi người được khuyên nên ăn sáng gần như ngay lập tức sau khi thức dậy, nhưng trong một số trường hợp việc từ bỏ bữa ăn sáng lại lợi cho cơ thể. Theo bà Yang, những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, kháng leptin, thiếu protein và vitamin, mất cân...