Rời công ty lớn thứ 3, vị tỷ phú này trở thành người tiên phong trong ngành công nghệ thông tin tại Ấn Độ
Ông Shiv Nadar là tỷ phú công nghệ giàu nhất Ấn Độ và là tỷ phú công nghệ giàu thứ 11 trên thế giới.
Ông được biết đến là người tiên phong, khai phá và phát triển công nghệ thông tin tại Ấn Độ.
Tỷ phú Shiv Nadar được biến đến là một trong những tỷ phú tự thân của Ấn Độ. Ông là cựu chủ tịch và đồng sáng lập công ty dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu HCL Technologies Limited.
Hành trình khởi nghiệp và tiên phong phát triển công nghệ thông tin tại Ấn Độ
Ông Shiv Nadar sinh năm 1945 tại một ngôi làng tại Tamil Nadu. Ông Nadar tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Công nghệ PSG và bắt đầu làm việc tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Pune (COEP) vào năm 1976.
Sau đó, ông chuyển sang làm việc tại Dehli Cloth Mills, công ty lớn thứ 3 tại Ấn Độ vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, tại đây, ông nhận ra rằng làm thuê không phù hợp với mình. Ông cùng vài người đồng nghiệp khác quyết định rời công ty và thành lập MicroComp Limited vào năm 1975. Ông Shiv Nadar là cổ đông lớn nhất của công ty.
MicroComp Limited tập trung sản xuất máy tính và các sản phẩm kỹ thuật số văn phòng. Tại thời điểm Ấn Độ có chưa đến 250 chiếc máy tính, tầm nhìn của ông về cuộc cách mạng công nghệ đã được Chính phủ Uttar Pradesh công nhận. Chính phủ Uttar Pradesh cũng đã quyết định đầu tư 24.000 USD vào công ty để nắm giữ 26% cổ phần.
Sau đó, ông Shiv Nadar đã đổi tên công ty thành Hindustan Computers Limited (HCL). Theo CNBC, HCL là một trong những công ty đầu tiên được đầu tư theo hình thức PPP.
Năm 1978, HCL giới thiệu chiếc máy tính để bàn đầu tiên với tên gọi HCL 8C.
Trụ sở HCL Technologies tại Ấn Độ. Ảnh: Glassdoor
Ước mơ vươn ra quốc tế, cạnh tranh và hợp tác cùng HP, Nokia…
Nhận thấy sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, năm 1979, HCL thành lập công ty Far East Computers tại Singapore. Tại thời điểm này, giá trị của HCL đã đạt hơn 360.000 USD và liên doanh này mang lại doanh thu 12.000 USD trong năm đầu tiên.
Năm 1984, chính phủ Ấn Độ đã thay đổi quan điểm về việc nhập khẩu những công nghệ và máy tính. Ông Nadar cùng các founder khác của công ty đã mang về những chiếc máy tính từ các nơi trên thế giới để tách rời và nghiên cứu linh kiện. Năm 1985, HCL busybee được phát hành, là phiên bản đa xử lý đầu tiên của Unix. Theo trang Tradebrains, với việc tạo ra hệ thống trước 3 năm, HCL đã đánh bại các đối thủ Sun Microsystems và HP.
Năm 1989, HCL mạo hiểm vào thị trường phần cứng máy tính của Mỹ. HCL đã hợp tác với HP để thành lập HCL HP Limited. Không những thế, trong 3 năm, HCL cũng đã thiết lập quan hệ đối tác với các công ty “khổng lồ” toàn cầu khác như Nokia và Ericsson, mở ra cơ hội cho HCL, đồng thời mang lại một nguồn doanh thu mới.
Năm 1998, Shiv Nadar lâm vào tình cảnh khó khăn khi doanh thu bắt đầu giảm dần. Cùng lúc đó, một trong những cổ đông lớn nhất và đồng sáng lập Arjun Malhotra cũng quyết định rời đi để thành lập công ty riêng. Vào thời điểm này, ông Nadar quyết định tìm đến thị trường vốn và quyết định thực hiện kế hoạch IPO vào năm 1999.
Ngoài ra, công ty cũng đã mở rộng sang các lĩnh vực hàng không, quốc phòng, ô tô, tài chính, thị trường vốn, hóa chất và công nghiệp chế biến, điện và tiện ích, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao, sản xuất công nghiệp,…
Video đang HOT
Năm 2008, ông Shiv Nadar được trao tặng Padma Bhushan (giải thưởng dân sự cao thứ ba ở Ấn Độ) vì những đóng góp của ông cho ngành công nghệ thông tin.
Tháng 7/2020, HCL Technologies thông báo rằng ông Shiv Nadar từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và trao quyền lực cho con gái của mình là Roshni Nadar Malhotra. Hiện ông là Chủ tịch danh dự và cố vấn chiến lược cho công ty.
CNBC đánh giá HCL được coi là tiên phong của công nghệ thông tin Ấn Độ. Công ty tạo ra doanh thu hàng năm trên 10 tỷ USD, với hơn 169.000 chuyên gia hoạt động tại 50 quốc gia.
Ông Shiv Nadar cùng con gái Roshni Nadar Malhotra. Ảnh: India TV News
“Người Ấn Độ hào phóng nhất”
Bên cạnh những đóng góp cho ngành công nghệ thông tin, tỷ phú Shiv Nadar cũng là một nhà từ thiện. Năm 1981, với sự hỗ trợ của Shiv Nadar, công ty đào tạo và giáo dục toàn cầu NIIT được thành lập. Năm 1996, ông thành lập Trường Cao đẳng Kỹ thuật SSN ở Tamil Nadu.
Năm 2006, Shiv Nadar được công nhận là “Người Ấn Độ hào phóng nhất” khi ông đứng đầu danh sách Tổ chức từ thiện của Hurun Ấn Độ với khoản quyên góp hơn 76,4 triệu USD.
Năm 2011, Quỹ HCL được thành lập với tư cách là chi nhánh trách nhiệm xã hội của HCL Technologies Limited. Nền tảng này tập trung vào việc xóa đói giảm nghèo và đạt được tăng trưởng bao trùm trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với rủi ro.
Forbes cho biết, tính đến nay, vị tỷ phú công nghệ này đã đóng góp khoảng 662 triệu USD vào Quỹ tài trợ Shiv Nadarmillion, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến giáo dục.
Theo số liệu cập nhật từ Forbes, tài sản của ông Shiv Nadar hiện là 22,8 tỷ USD, là người giàu thứ 5 tại Ấn Độ và giàu thứ 47 trên thế giới. Về lĩnh vực công nghệ, ông là tỷ phú giàu nhất tại Ấn Độ và xếp thứ 11 trên thế giới.
Tham khảo: CNBC, Fortune India, Forbes,…
Những tỷ phú nổi tiếng từng nếm trải thất bại trước khi 'hái trái ngọt'
Để đến được với thành công ngày hôm nay, những tỷ phú tên tuổi cũng phải trải qua nhiều thất bại xương máu.
1. Elon Musk - CEO hãng xe điện Tesla, nhà sáng lập công ty công nghệ vũ trụ SpaceX
Elon Musk hiện là người giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 253 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaire Index. Thế nhưng, vị tỷ phú nổi tiếng ngông cuồng cũng từng có những năm tháng chẳng hề suôn sẻ.
Elon Musk. Ảnh: AP
CEO Telsa từng nộp đơn xin việc tại Netscape, "đế chế Internet" Mỹ nổi tiếng bấy giờ nhưng không nhận được hồi âm. Năm 1995, Musk khi ấy 24 tuổi đã cùng em trai thành lập Zip2, công ty chuyên cung cấp bản đồ và địa chỉ doanh nghiệp. Zip2 gặp khó khăn ngay từ những năm đầu và gần như không nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, khiến Musk buộc phải bán đi "đứa con tinh thần" đầu tiên của mình.
Tháng 10 năm 2000, khi đang làm việc tại Paypal, ông bị sa thải khỏi Hội đồng quản trị do ảnh hưởng từ cuộc đấu tranh quyền lực ngầm trong công ty và khủng hoảng gian lận người dùng khiến PayPal thất thoát 10 triệu USD mỗi tháng.
Ngoài ra, Musk cũng từng rót 100 triệu USD vào Space X - công ty được mệnh danh là "cỗ máy đốt tiền" vào năm 2008, nhưng sau đó 3 tên lửa đầu tiên đã phát nổ trước khi bay vào quỹ đạo. Năm 2016, tên lửa Falcon 9 cũng phát nổ cùng với vệ tinh 200 triệu USD của Facebook.
2. James Dyson - nhà sáng chế, người sáng lập công ty công nghệ Dyson
James Dyson. Ảnh: Getty Images.
Vốn có năng khiếu vẽ và nghệ thuật cùng niềm đam mê thiết kế nội thất, James Dyson được một giáo viên định hướng ứng dụng khả năng vào nghiên cứu những phát minh mới về kỹ thuật. Một trong những phát minh nổi bật của ông là xe cút kít chân bóng Ballbarrow, thay thế cho loại có bánh xe truyền thống. Khi đó, ông đã tự lập ra một công ty nhận đặt hàng và bán được 45.000 sản phẩm/năm, chiếm 50% thị phần xe cút kít. Thế nhưng, may mắn không mỉm cười với Dyson. Ballbarrow bị đánh cắp thiết kế và bán cho một công ty sản xuất đồ nhựa của Mỹ tên là Glassco. Mất hàng năm và hàng trăm nghìn USD theo đuổi các vụ kiện về bằng sáng chế, Dyson vẫn thua kiện. Ông chìm vào nợ nần và suy sụp khi bị các nhà đầu tư mới đuổi khỏi chính công ty mà mình sáng lập.
Đứng lên sau cú trượt với Ballbarrow, Dyson tiếp tục nghiên cứu sáng chế máy hút bụi. Ít ai biết rằng suốt 5 năm, làm tới 5.127 phiên bản thất bại, sau cùng ông mới thành công tạo ra máy hút bụi không túi nổi tiếng. Ban đầu sản phẩm này không có cơ hội ra mắt công chúng khi bị từ chối bởi hàng chục nhà sản xuất ở Anh, châu Âu và Mỹ trong suốt 2 năm.
Giữ niềm tin vào phát minh tâm huyết của mình, Dyson sau đó đã giới thiệu chiếc máy hút bụi tại thị trường Nhật Bản. Sản phẩm này từ đó đã gây được tiếng vang lớn, giúp Dyson có đủ tiền để mở cơ sở của riêng mình. Kể từ khi ra mắt, công ty của ông không chỉ tạo ra máy hút bụi mà còn cả máy sấy tóc, máy lọc, quạt không cánh, đèn chiếu sáng và máy sấy tay, và gần nhất là máy thở trong đại dịch Covid-19.
Dyson tin rằng phần lớn thành công ông có được hôm nay khởi nguồn từ sự kiên trì và nỗ lực khi thất bại trong quá khứ. Doanh nhân này đã từng nói, "Thất bại thực ra rất thú vị. Đó là một phần của sự tiến bộ. Bạn không thể học được gì từ thành công, nhưng lại học được nhiều điều từ thất bại".
3. Brian Chesky - đồng sáng lập, CEO dịch vụ cho thuê phòng lưu trú Airbnb
Brian Chesky. Ảnh: thejetset
Cuối năm 2007, Brian Chesky cùng Joe Gebbia, người bạn thân chung trường đại học, cũng là đồng sáng lập Airbnb, đã chuyển tới sống ở San Francisco. Thời điểm ấy, do nợ nần chồng chất và không có việc làm để kiếm tiền, họ đã nảy ra ý tưởng cho những người khách lạ ở chung phòng, nằm trên những tấm đệm hơi nhằm san sẻ tiền thuê nhà đắt đỏ ở đây.
Đến khi quyết định khởi nghiệp từ đó, 2 nhà đồng sáng lập Airbnb nhận ra việc tìm các nhà đầu tư không đơn giản như họ tưởng. Năm 2008, hai người bạn giới thiệu startup này tới 15 nhà đầu tư "thiên thần" nhưng nhận về đến 8 lời từ chối. 7 người còn lại thậm chí hoàn toàn phớt lờ Airbnb.
Khoảng một năm sau, Airbnb mới nhận được sự tin tưởng và khoản vốn đầu tiên từ công ty đầu tư Y Combinator. Công ty đã khởi đầu bằng cách nhắm mục tiêu các địa điểm tổ chức các hội nghị lớn, vì các khách sạn gần đó nhanh chóng bán hết phòng, trong khi lượng khách đông sẽ cần nơi lưu trú thuận tiện. Đến nay, Airbnb đã trải rộng mạng lưới ở hơn 34.000 thành phố và có hơn 60 triệu khách kể từ khi mở cửa kinh doanh vào năm 2008.
4. Soichiro Honda - người sáng lập hãng xe Honda
Ngay từ lần đầu nhìn thấy một chiếc ôtô Ford đến thị trấn, Honda đã mê mẩn và bắt đầu mơ về việc tạo ra chiếc xe hơi của riêng mình. Năm 15 tuổi, cậu bé Soichiro đã rời ghế nhà trường để đến học việc tại Art Shokai, một cửa hàng sửa chữa ôtô ở Tokyo.
Soichiro Honda. Ảnh: Getty Images.
8 năm sau đó, Honda mở chi nhánh Art Shokai của riêng mình ở Hamamatsu. Khi làm việc tại đây, ông đã vô cùng nỗ lực để nghiên cứu sản xuất vòng pit-tông và séc măng - những chi tiết nhỏ nhưng vô cùng đắt đỏ của ôtô. Thế nhưng, sản phẩm này đã bị nhà sản xuất xe Toyota từ chối.
Tuy nhiên điều này không làm ông nhụt chí. Khi xăng trở nên khan hiếm ngay sau Thế chiến II, Honda đã tạo ra một động cơ 2 thì nhỏ hoạt động với rất ít khí và có thể dễ dàng gắn vào xe đạp. Honda Motor Company được thành lập ngay sau đó và phát hành chiếc xe đạp có động cơ đầu tiên vào năm 1949. Đây cũng là mẫu xe đầu tiên được xuất khẩu sang Mỹ. 20 năm sau, hãng xe này bắt đầu sản xuất ôtô và hiện là hãng xe được ưa chuộng và chiếm thị phần lớn, xếp thứ 6 thế giới.
Soichiro Honda từng chia sẻ, "Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại".
5. Milton Hershey - ông chủ đế chế socola Hershey
Từ nhỏ, kinh tế gia đình khó khăn, không có chỗ ở cố định và cha thường xuyên đi làm ăn xa, Milton đã không có điều kiện theo học trường lớp đầy đủ. Milton đã chuyển trường 6 lần, và đến năm 13 tuổi thì nghỉ hẳn để đi làm phụ giúp gia đình.
Milton Hershey. Ảnh: thehersheycompany
2 năm sau đó, ông bắt đầu đi học nghề và bén duyên với ngành làm bánh kẹo. Năm 1876, Milton quyết định vay vốn 100 USD để mở cửa hàng bán kẹo nhỏ tại Philadelphia, thế nhưng việc kinh doanh không trôi chảy. Nhiều năm sau, ông đã thử khởi nghiệp một lần nữa ở New York, nhưng cũng thất bại do tài chính hạn hẹp.
Không từ bỏ ước mơ, Hershey một lần nữa thử kinh doanh caramen. Và sự kiên trì của ông đã được đền đáp khi đến đầu thập niên 1890, công việc kinh doanh của Milton phát triển rực rỡ với hơn 1.300 công nhân tại 2 nhà máy. Năm 1990, sau khi đến Thụy Sĩ học được cách làm chocolate sữa, Milton đã có quyết định táo bạo - bán thương hiệu caramen có tiếng lúc bấy giờ với giá 1 triệu USD để thành lập Hershey Chocolate Company.
Nhờ những ý tưởng độc đáo cùng niềm đam mê với bánh kẹo, Milton đã mở rộng mạnh mẽ đế chế Hershey của mình. Ngày nay thương hiệu này nổi tiếng với những sản phẩm như Hershey Kisses, Almond Joy, Cadbury, Reese và Twizzlers dành cho cả người lớn và trẻ em.
6. J.K. Rowling - nhà văn tỷ phú với series Harry Potter
J.K. Rowling bắt đầu viết Harry Potter vào đầu những năm 1990, sau khi nảy ra ý tưởng khi đang chờ một chuyến tàu bị hoãn giữa hành trình Manchester và London. Tuy nhiên, bà phải trải qua không ít khó khăn trong suốt quá trình viết - từ cú sốc mất mẹ, cho đến việc ly hôn, làm mẹ đơn thân, sống không có tiền, không có việc làm. Bà trở nên trầm cảm và đã có lúc nghĩ đến việc tự sát. Khi ấy, việc viết lách có lẽ là điểm sáng duy nhất, là niềm an ủi lớn lao với nhà văn.
J.K. Rowling. Ảnh: J.K.Rowling.Pottermore.
Vài năm sau đó, bà gửi bản thảo cuốn đầu tiên "Harry Potter và hòn đá phù thủy" cho 12 công ty xuất bản lớn nhưng đều bị từ chối. Hầu như tất cả đều nói với bà rằng sẽ không ai quan tâm đến pháp sư và phù thủy. Cho đến khi bản thảo đến tay Nigel Newton, Giám đốc nhà xuất bản Boomsbury thì bộ truyện đình đám ngày nay mới có cơ hội được ra mắt công chúng. Khi ấy, ông Newton mang bản thảo về nhà và đưa chương đầu tiên cho cô con gái 8 tuổi đọc. Cô bé đọc xong và đòi đọc phần tiếp theo, chỉ cần như vậy, Boomsbury đã trả trước cho Rowling 1.500 bảng Anh.
7 cuốn sách trong chuỗi Harry Potter đã bán được hơn 400 triệu bản, trở thành series truyện được bán chạy nhất mọi thời đại. Các bộ phim dựa trên cuốn sách cũng trở thành series phim ăn khách. J.K Rowling trở thành một trong số rất ít tác giả từng đạt được vị thế tỷ phú và thành lập tổ chức chống nghèo đói và ủng hộ trẻ em.
Trong một buổi trò chuyện với sinh viên Harvard, bà đã chia sẻ: "Đáy sâu của sự thất bại là một nền tảng vững chắc để tôi xây dựng lại cuộc đời".
Chủ động, sáng tạo, chiếm lĩnh công nghệ thông tin hiện đại Với chức năng bảo đảm kỹ thuật thông tin cấp chiến lược, đồng thời là cơ quan nghiên cứu đầu ngành về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin quân sự, Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao (KTTTCNC), Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) đã và đang không ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng...