Robot tí hon làm sạch nguồn nước
Các nhà khoa học từ Đại học Warwick (Anh) và Đại học Công nghệ Eindhoven ( Hà Lan) cho biết đã lấy cảm hứng từ polyp san hô để chế tạo ra mẫu robot không dây, chỉ dài 1 cm, có khả năng thu gom chất gây ô nhiễm trong nước.
Robot tí hon lấy cảm hứng từ san hô
San hô trong đại dương được tạo thành từ các polyp nhỏ – sinh vật thân mềm có xúc tu giống hải quỳ. Chúng có nhiệm vụ nuôi dưỡng và hỗ trợ sự sống của san hô bằng cách tạo ra các dòng chảy dựa vào chuyển động cơ thể.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, các nhà khoa học từ Đại học Warwick và Đại học Công nghệ Eindhoven của Hà Lan cho biết đã lấy cảm hứng từ polyp san hô để chế tạo ra mẫu robot không dây, chỉ dài 1 cm, có khả năng thu gom chất gây ô nhiễm trong nước.
Robot sử dụng từ trường để chuyển động, trong khi các xúc tu được kích hoạt bởi ánh sáng. Một nam châm quay với tốc độ 300 vòng/phút được đặt bên dưới thiết bị có tác dụng tạo ra chuyển động quay của cuống polyp nhân tạo. Chuyển động này tạo ra một dòng xoáy hút các mục tiêu lơ lửng trong nước về phía robot.
Khi mục tiêu nằm trong tầm với, ánh sáng tia cực tím (UV) sẽ được sử dụng để kích hoạt các xúc tu, những xúc tu này sau đó uốn cong về phía ánh sáng và tạo thành một chiếc kẹp bắt giữ vật thể. Các nhà khoa học còn có thể giải phóng mục tiêu bằng cách chiếu ánh sáng xanh.
Tiến sĩ Harkamaljot Kandail từ Đại học Warwick, người chịu trách nhiệm tạo ra các mô phỏng 3D của robot, chia sẻ: “San hô có giá trị sinh thái rất lớn trong đại dương. Tôi hy vọng các polyp thủy sinh nhân tạo sẽ được phát triển hơn nữa để có thể làm sạch nguồn nước trong các ứng dụng thực tế. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi muốn mở rộng nghiên cứu từ quy mô thí nghiệm lên quy mô thí điểm”.
Video đang HOT
Bên cạnh khả năng làm sạch nguồn nước, các nhà khoa học cho biết mẫu robot mềm của họ cũng có tiềm năng ứng dụng trong y tế như hỗ trợ thiết bị chẩn đoán bằng cách bắt giữ và vận chuyển các tế bào cụ thể để phân tích.
Kỳ lạ loài cá không biết bơi mà chỉ đi bộ nhưng săn mồi siêu nhanh
Cá ếch không biết bơi mà thay vào đó dùng cặp vây để đi bộ trên bề mặt san hô. Những \'bàn chân đặc biệt\' này của chúng còn có tác dụng như cần câu để thu hút con mồi.
Một sinh vật được gọi là cá nhưng lại không biết bơi mà lại di chuyển bằng chân như động vật trên cạn, cá ếch (frogfsh) là một trong số những loài cá kỳ lạ nhất được tìm thấy.
Loài cá không biết bơi này còn được gọi là cá thợ câu (anglerfish), thuộc Bộ Cá vây chân Lophiiformes. Chúng sống ở khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Có những con có kích thước tí hon chỉ bằng 1/3 đầu ngón tay người, con lớn nhất có thể dài tới 40 cm. Khi bé chúng có màu trắng, vàng hoặc đỏ nhưng khi trưởng thành cá ếch biến đổi thành màu hồng, đen, xanh lá cây và đa dạng hơn thế.
Cá ếch không biết bơi như các loài cá khác. Đôi vây ngực cứng chắc và có hình dáng giống như bàn chân, giúp chúng "đi bộ" dễ dàng trên bề mặt san hô.
Loài cá đi bộ này được mệnh danh là "bậc thầy ngụy trang" nhờ khả năng thay đổi màu sắc. Dù bình thường di chuyển khá chậm nhưng khi săn mồi, tốc độ tấn công của chúng nhanh hơn bất kỳ loài động vật nào, và lại rất kiên nhẫn khi rình mồi.
Nắm lợi thế khi sở hữu cái vây nhỏ rất dài phía gần đầu, chúng thường dùng như cần câu để thu hút các loài tôm cá nhỏ.
Cá ếch nằm yên một chỗ trong thời gian rất lâu đợi đến khi con mồi lọt vào phạm vi tấn công.
Sau đó chúng lập tức há miệng thật lớn, tạo ra một vùng chân không hút con mồi vào miệng với thời gian là 6 phần nghìn giây.
Một số nơi ở hu vực tây bắc châu Âu, đông Bắc Mỹ, châu Phi và Đông Á thường dùng cá ếch làm thực phẩm. Chúng có thịt khá ngon, chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Tuy nhiên, một số loài cá cóc- họ hàng của cá ếch thuộc họ Batrachoididae có thể có độc và được khuyến cáo không nên ăn.
Mộc Nhiên
1001 thắc mắc: Bạch tuộc nào có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới? Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang. Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc khủng khiếp Bạch tuộc đốm xanh, tạo thành chi Hapalochlaena, gồm bốn loài bạch tuộc rất độc được tìm thấy ở các bể thủy triều và rạn san...