Robot Sophia có ‘em gái’ thứ hai
Grace là robot hình người mới nhất do Hanson Robotics – công ty đứng sau Sophia – chế tạo, hướng đến thị trường chăm sóc sức khỏe.
Grace được thiết kế để tương tác với người già và những người bị cô lập bởi đại dịch Covid-19. Hanson Robotics tạo hình cho Grace với đồng phục y tá màu trắng và hoa văn xanh lam, khuôn mặt có những nét đặc trưng của người châu Á, mái tóc nâu dài và một camera nhiệt ở ngực để đo nhiệt độ và các khả năng phản ứng của người đối diện.
Robot Sophia giới thiệu “em gái” Grace.
Tương tự “chị” Sophia, khuôn mặt của Grace cũng được tạo từ chất liệu silicon mô phỏng da người, đằng sau là hệ thống cơ học mô phỏng của hơn 48 cơ mặt chính. Khác với vẻ ngoài “già dặn” và giống con người của Sophia, Grace sẽ có tạo hình tương tự các nhân vật hoạt hình.
Theo Hanson Robotics, Grace sẽ sử dụng AI để chẩn đoán bệnh nhân. “Cô y tá” này có thể nói tiếng Anh, tiếng Quan thoại và tiếng Quảng Đông.
“Grace có hiểu biết tương đồng với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe và khả năng tương tác tuyệt vời. Đây là nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nhân viên bệnh viện tuyến đầu trong đại dịch”, David Hanson, người sáng lập Hanson Robotics, cho biết. “Ngoại hình giống con người của Grace sẽ tạo sự gắn bó và tin tưởng hơn trong việc tương tác giữa người và robot”.
Grace có tạo hình của một y tá.
Theo David Lake, người đứng đầu liên doanh giữa Hanson Robotics, Singularity Studio và Awakening Health – ba đơn vị liên kết sản xuất Grace – phiên bản beta của robot mới sẽ trình làng vào tháng 8 tới. Liên doanh này có kế hoạch triển khai Grace vào năm tới tại các địa điểm bao gồm Hong Kong, Trung Quốc đại lục, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hanson Robotics chưa công bố giá bán của Grace. Theo tiết lộ của Lake, “cô y tá” này có chi phí chế tạo “tương tự một chiếc xe sang”. Tuy nhiên, chi phí sản xuất có thể giảm xuống trong tương lai khi sản xuất hàng loạt.
Kim Min-Sun, giáo sư tại Đại học Hawaii, nhu cầu về robot hình người trở nên cấp thiết trong bối cảnh đại dịch và sự có mặt của Grace sẽ tác động tích cực đến nhiều người. “Nếu con người có thể nhận sự giúp đỡ từ các robot hình người trong những môi trường thân mật, chắc chắn nó sẽ có tác động tích cực đến xã hội”, bà Min-Sun nói.
Trước đó, Hanson Robotics cũng giới thiệu một “em gái” khác của Sophia có tên Little Sophia. Đây là phiên bản thu nhỏ của Sophia với AI và hướng tới mục tiêu giáo dục cho trẻ em.
Hanson Robotics là công ty chuyên về robot có trụ sở tại Hong Kong. Công ty gây ấn tượng mạnh vào năm 2016 khi trình làng robot Sophia với khả năng trò chuyện, mỉm cười, kể chuyện cười và biểu cảm như người thật. Robot này cũng đi vào lịch sử khi trở thành công dân hợp pháp của Arab Saudi vào tháng 10/2017, là robot đầu tiên trên thế giới được công nhận quyền công dân.
Robot hình người Sophia sắp được sản xuất hàng loạt
Theo Reuters, Sophia và nhiều mẫu robot khác của công ty Hanson Robotics sẽ được thương mại hóa để hỗ trợ cuộc sống của con người trong bối cảnh dịch Covid-19.
Robot Sophia sẽ tham gia vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống con người
Kể từ khi được công bố vào năm 2016, robot hình người Sophia đã tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu. Giờ đây công ty Hanson Robotics tuyên bố sẽ tung ra thị trường 4 mẫu robot bao gồm cả Sophia trong vòng 6 tháng đầu năm 2021.
David Hanson - người sáng lập kiêm CEO Hanson Robotics cho biết: "Thế giới Covid-19 cần thêm nhiều thiết bị tự động hóa để giữ an toàn cho mọi người".
Hanson Robotics cũng dự định ra mắt robot tên Grace dành riêng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng công ty tin rằng các giải pháp robot cho đại dịch không chỉ giới hạn trong ngành y mà còn có thể hỗ trợ con người trong ngành bán lẻ và hàng không.
Ông nói thêm: "Sophia và các robot của Hanson rất độc đáo bởi chúng quá giống con người. Điều đó có thể hữu ích trong những thời điểm mà mọi người đều cô đơn và bị cô lập về mặt xã hội". Công ty đặt mục tiêu bán hàng nghìn mẫu robot trong năm 2021, bất kể lớn nhỏ.
Giáo sư Johan Hoorn đến từ Đại học Bách khoa Hồng Kông cho rằng đại dịch đã thúc đẩy mối quan hệ giữa con người và robot, buộc các nhà sản xuất phải đưa robot vào thị trường sớm hơn dự định vì không còn lựa chọn nào khác.
Nhu cầu sử dụng robot chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng trong đại dịch Covid-19, chẳng hạn robot Pepper của SoftBank Robotics được dùng để nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang. Trong đợt bùng phát coronavirus ở Vũ Hán (Trung Quốc), công ty CloudMinds đã xây dựng một bệnh viện dã chiến do robot điều hành. Theo một báo cáo của Liên đoàn Robot Quốc tế, doanh số robot dịch vụ trên toàn cầu đã tăng 32% (tương đương 11,2 tỉ USD) từ năm 2018 - 2019.
Dù vậy, nhiều người vẫn lo ngại khi giao cho robot làm những công việc như y tá, điều dưỡng. Khi được hỏi liệu con người có nên sợ robot hay không, Sophia đáp: "Ai đó đã nói rằng 'chúng ta không cần sợ điều gì ngoài nỗi sợ'".
Hàng nghìn robot Sophia sắp ra đời Sophia, robot hình người biết nói, sẽ được sản xuất hàng loạt ngay đầu 2020 để phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau trong đại dịch. "Khi Covid-19 hoành hành, thế giới có nhu cầu ngày càng cao về tự động hóa nhằm giữ mọi người luôn an toàn", David Hanson, người sáng lập Hanson Robotics - công ty đứng sau robot Sophia,...