Robot giúp người khuyết tật mặc quần áo
Cánh tay robot có thể hỗ trợ người khuyết tật, người hạn chế khả năng vận động trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng thách thức là làm sao để nó không vô tình gây hại cho họ.
Robot có thể vô tình va phải con người nếu cả hai không cẩn thận
Theo Engadget , các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm máy tính và AI ( trí tuệ nhân tạo) của MIT (MIT CSAIL) đã tạo ra thuật toán giúp robot hỗ trợ con người sinh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn.
Muốn mặc quần áo cho con người, robot phải học từng bước một, từ việc giữ quần áo, quan sát cử chỉ của người mặc, tránh va chạm với họ, cho đến hiểu về chất liệu quần áo. Chúng phải được lập trình với tất cả thông tin như vậy.
Tuy nhiên, trong lúc hoạt động, chỉ cần một phản ứng không cẩn thận có thể khiến robot và con người va chạm nhau, tiêu biểu là trường hợp của những robot công nghiệp vô tình làm hại các công nhân trong nhà máy.
Video đang HOT
Cũng chính vì thế, các thuật toán trước đây thường ngăn robot tiếp xúc với con người để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến vấn đề gọi là “robot đóng băng” – cũng là bài toán nan giải đối với xe tự lái. Khi cảm thấy không thể đảm bảo an toàn cho con người, robot hay các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung sẽ ngừng hoạt động và bỏ qua nhiệm vụ được đặt ra ban đầu.
Để vượt qua vấn đề đó, nhóm nhà khoa học của MIT đã phát triển thuật toán giúp robot có thể tiếp xúc an toàn với con người, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, tránh va chạm ở mức tối thiểu.
Nghiên cứu sinh Shen Li cho biết: “Việc phát triển thuật toán ngăn tổn hại về thể chất đối với con người mà vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc là một thách thức quan trọng”.
Đối với nhiệm vụ thay quần áo đơn giản, robot vẫn phải giữ áo khi con người làm những chuyện khác như kiểm tra điện thoại. Nó phải có khả năng dự đoán nhiều tình huống khác nhau. Zackory Erickson – chuyên gia của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết: “Cách tiếp cận đa diện này kết hợp lý thuyết tập hợp (set theory), dự đoán hành vi con người, các quy định bảo đảm an toàn và thường xuyên phản hồi để đánh giá mức độ an toàn trong tương tác giữa người – robot”.
Nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu, nhưng họ có thể áp dụng ý tưởng này vào nhiều việc khác ngoài mặc quần áo, hướng đến mục tiêu cuối cùng là khiến robot có thể hỗ trợ các hoạt động thể chất cho người khuyết tật.
Phát minh cánh tay robot có thể "đọc suy nghĩ" người đeo
Nhìn giống sản phẩm từ các bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng cánh tay robot sinh học điều khiển bằng tín hiệu não là sản phẩm mới nhất từ 2 nhà phát minh người Kenya.
Hai thanh niên tài năng đến từ Kikuyu, quận Kiambu, Kenya đã phát triển một loại cánh tay robot hiện đại dành cho những người khuyết tật.
Sáng chế kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đọc suy nghĩ. Để vận hành cánh tay, người dùng cần đeo cánh tay robot và thiết lập giao diện não - máy tính (BCI).
Cánh tay có thể chuyển động theo ý nghĩ của người đeo
Các tín hiệu được chuyển đổi thành dòng điện bằng cách sử dụng bộ tai nghe đặc biệt. Dòng điện này sau đó được chuyển về các mạch của robot, giúp cánh tay có thể chuyển động được.
Bộ tai nghe đặc biệt giúp "đọc suy nghĩ" người đeo
"Cánh tay hành động theo cách bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ rằng, hãy nhấc cánh tay hoặc vẫy tay, công nghệ sẽ làm như vậy theo mong muốn của bạn" - chủ nhân sáng chế chia sẻ.
Với sản phẩm này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra những đột phá mới trong hỗ trợ người khuyết tật về thể chất trong các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, chủ nhân sáng chế cho rằng, việc thiếu nguyên liệu chất lượng là một thách thức lớn và họ phải sử dụng kim loại phế liệu để chế tạo cánh tay robot này.
"Chúng tôi đã tìm kiếm các nguồn nguyên liệu khác nhau từ các đại lý điện tử và các bãi rác khác nhau ở các làng mạc và thị trấn" .
Các nhà phát minh hiện đang kêu gọi chính phủ và các tổ chức quốc tế hỗ trợ công nghệ để thiết bị được sản xuất với số lượng lớn.
Robot hỗ trợ khử khuẩn tại bệnh viện dã chiến Robot khử khuẩn bằng tia UV, có khả năng tự hành hoàn toàn, giúp giảm tải cho đội y tế tại bệnh viễn dã chiến ở Bắc Giang. Mẫu robot này vừa được đưa đến Bắc Giang trong những ngày đầu tháng 6. Robot được thiết kế theo dạng tách rời, gồm một module xe tự hành (AGV), kết hợp cùng một module...