Robot đến trường thay nữ sinh mắc bệnh ung thư
Robot không chỉ giúp nữ sinh mắc bệnh ung thư tiếp tục học tập, trò chuyện với bạn bè, mà còn mang lại niềm tin, hy vọng cho em trong những ngày tháng khó khăn nhất.
Peyton Walton, nữ sinh 10 tuổi tại Trường tiểu học Poolesville (ở hạt Montgomery, bang Maryland, Mỹ), đang trong quá trình điều trị ung thư. Em rất yếu và không thể đi học. Một robot thông minh giúp cô bé đến lớp mỗi ngày. Ảnh: Washington Post.
Peyton mắc bệnh ung thư gan. Em đang hóa trị và sẽ bắt đầu nhiều đợt xạ trị khác để chiến đấu với căn bệnh quái ác. Ảnh: NBC Washington.
Chuyên gia công nghệ Jon Allaire lắp đặt robot tại phòng học. Tháng 11 vừa qua, Peyton học cách sử dụng hệ thống robot hai chiều để theo kịp các bài ở lớp. Ảnh: Washington Post.
Thông qua chiếc iPad được gắn trên robot, nữ sinh hiếu học này có thể nghe giảng, phát biểu ý kiến, thậm chí tham gia thảo luận bài cùng bạn học, hoạt động nhóm. Ảnh:Washington Post.
Video đang HOT
Douglas Robbins, Hiệu trưởng trường Poolesville, cho biết, ban đầu, học sinh tỏ ra sửng sốt khi thấy robot xuất hiện trong lớp, nhưng các em dần quen với sự tồn tại của nó và xem đó như Peyton. Ảnh: NBC Washington.
Cô bé đang cải thiện kỹ năng điều khiển robot từ xa thông qua kết nối WiFi và Bluetooth. Phần khó nhất là điều khiển robot di chuyển, em phải cố gắng không để nó va vào tường. Ảnh: Washington Post.
Gia đình phát hiện Peyton gặp vấn đề sức khỏe sau khi em kêu đau dạ dày trong quá trình chuyển nhà mùa hè năm 2015. Nữ sinh 10 tuổi đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ khối u 9 cm trong gan cùng một số đợt hóa trị và xạ trị. Nhờ sự hỗ trợ từ những tấm lòng hảo tâm thông qua quỹ Go Fund Me do chú của Peyton, Todd Schaeber, lập, gia đình em có thể mua robot giá 3.000 USD (khoảng 67,5 triệu đồng) từ công ty Double Robotics. Ảnh: Washington Post.
Lynn Schaeber, mẹ của Peyton, rất vui vì con gái có thể học, trò chuyện với bạn bè. “Nó đã mang lại niềm vui cho những ngày tháng đau đớn, bất an, giúp Peyton theo đuổi quyền học hành khi căn bệnh ung thư cướp đi cơ hội đến trường của cháu. Thông qua robot, Peyton không thấy cô đơn hay bị cô lập”, người mẹ nói. Ảnh: NBC Washington.
Peyton chơi trò chơi cùng bạn học. Robot giúp em có thể trò chuyện với bạn ngay trong quá trình trị liệu. Ngoài giờ học, bạn bè thường đến thăm, vui chơi với nữ sinh, cùng em vượt qua quãng thời gian khó khăn nhất. Ảnh: Washington Post.
Nữ sinh 10 tuổi chơi đùa cùng em gái. Mặc dù ốm đau và phải trải qua quá trình điều trị đau đớn, Peyton vẫn luôn lạc quan, yêu đời, cố gắng sống bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Ảnh: Washington Post.
Todd Schaeber ca ngợi cháu gái là cô bé dũng cảm, đồng thời cám ơn những người đã sẵn lòng giúp đỡ em tiếp tục học hành. “Cô bé truyền cảm hứng giúp người khác đối phó thử thách họ gặp phải trong cuộc sống. Robot thông minh là một thành công lớn. Chúng tôi hy vọng câu chuyện của Peyton giúp mọi người hiểu rõ hơn về công nghệ và tạo điều kiện để những học sinh gặp vấn đề tương tự có thể tiếp cận chúng”, ông nói. Ảnh: Go Fund Me.
Theo Zing
Sinh viên sáng tạo robot làm hướng dẫn viên du lịch
Robot thực hiện ước mơ của con người, tìm nhà trọ thông minh hay làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí... là những ý tưởng sáng tạo ứng dụng di động của sinh viên.
Nhóm sinh viên đến từ Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM (LifeDevelop) khiến ban giám khảo ngạc nhiên với robot có thể "thực hiện hóa mọi giấc mơ".
Trưởng nhóm Nguyễn Hoàng Minh Châu chia sẻ, có thể tạo ứng dụng mạng xã hội giúp mọi người biến ước mơ và mục đích mình muốn thành hiện thực thông qua tương tác trực tiếp bằng giọng nói.
Một nhóm sinh viên khác cửa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTITReturn) sáng tạo sản phẩm, người dùng chỉ cần nói nơi muốn đến, ứng dụng sẽ giúp bạn biết được mọi thông tin liên quan chuyến du lịch như phương thức di chuyển, chi phí, địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
Các sản phẩm của sinh viên.
Nhật Tùng - Trưởng nhóm Smart Travel, hiện là giảng viên ĐH Giao Thông Vận Tải Cơ sở 2 TP HCM chia sẻ, robot có thể thực hiện một phần công việc của hướng dẫn viên du lịch như thuyết minh và giới thiệu điểm đến, với lộ trình du lịch được xác định trước từ công ty du lịch. Khách hàng có thể sử dụng ứng dụng để nghe thuyết minh, đọc thông tin.
Người dùng có thể tùy chọn ngôn ngữ thuyết minh, các địa điểm tùy chọn hoặc nhạc nền giải trí... một cách tự động qua GPS hoặc lựa chọn địa điểm trên bản đồ bằng thiết bị di động. Ứng dụng được xây dựng trên hệ điều hành Android.
Ngoài ra, nhóm PTIT Students (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông) thiết kế ứng dụng tìm nhà trọ thông minh. Điểm đặc biệt của ứng dụng này là ngoài việc có bộ lọc tìm theo giá thành còn có thể đưa ra gợi ý nhà trọ theo khu vực, người dùng được phép để lại phản hồi cho cộng đồng.
Bạn Nguyễn Ngọc Khánh - Trưởng nhóm - mong muốn mở rộng đến nhiều thành phố lớn, tạo mạng xã hội để người thuê và người cho thuê được tương tác trực tiếp với nhau như những gì Uber làm được.
Theo đánh giá của Hội đồng ban giám khảo cuộc thi S.M.A.C Challenge (do FPT tổ chức) các đội thi năm nay không chỉ tập trung công nghệ mà còn chú trọng đến tính ứng dụng thực tế và lợi ích cộng đồng.
Theo Zing
Bé gái ung thư làm bài tập Toán đến phút cuối đời Căn bệnh ung thư khiến một nữ sinh ở Singapore không thể đến trường, nhưng không ngăn được đam mê môn Toán của em. Đến ngày cuối cùng, cô bé vẫn cố hoàn thành hết bài tập. Cherrii Lim, 12 tuổi, học Trường tiểu học Punggol ở Singapore, chiến đấu với bệnh tật trong hơn 6 tháng nhưng em chưa từng quên học...