Robot của kỹ sư Việt tham gia Triển lãm di động toàn cầu
100 robot Ohmni được bố trí khắp MWC 2021 để khách tham quan có thể tương tác trực tuyến như đang trong từng phòng hội thảo.
Năm nay Triển lãm di động toàn cầu ( Mobile World Congress) diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Trung tâm hội nghị ở Barcelona, Tây Ban Nha. Sự kiện diễn ra trong bốn ngày, từ 28/6 đến 1/7. Tuy nhiên, chỉ tối đa 50.000 người được mời tham dự, do ảnh hưởng của Covid-19.
Từ ngày 28/6, chương trình Ohmni Robot Reporter sẽ được khởi động tại MWC 2021. 100 robot Ohmni được sắp xếp khắp không gian triển lãm để các nhà báo quốc tế, khách tham quan tương tác trực tuyến và xem các buổi hội thảo đang diễn ra.
Robot Ohmni cao khoảng 1,4 m, dễ dàng tháo lắp và điều chỉnh độ cao theo nhu cầu. Robot được trang bị ống kính góc rộng, độ phân giải 13 megapixel, hỗ trợ phát trực tuyến độ phân giải HD và phát lại video độ phân giải 4K. Màn hình 10,1 inch được gắn trên thân máy cho phép người dùng tương tác từ xa. Hệ thống âm thanh Far-Field giúp thiết bị có thể thu và truyền tải âm thanh chi tiết từ khán phòng lớn.
Robot Ohmni giúp khách tham quan có thể tham gia trực tuyến MWC và tương tác theo thời gian thực tại sự kiện.
Điểm đặc biệt của Robot Ohmni là thiết kế dạng module với khoảng 200 chi tiết. Đơn vị sử dụng có thể thay đổi kết cấu sản phẩm một cách linh hoạt cho phù hợp với mục đích và điều kiện chuyên biệt. Các chi tiết này có thể được sản xuất nhanh chóng bằng công nghệ in 3D độc quyền.
Tại MWC 2021, robot sẽ giúp kết nối phóng viên trên khắp thế giới với sự kiện tại Barcelona theo thời gian thực. Hệ thống camera của Ohmni sẽ truyền tải hình ảnh, âm thanh của từng buổi hội thảo, để những người không có cơ hội vào khán phòng có thể theo dõi từ xa. Người tham dự qua màn hình của Ohmni có thể đặt câu hỏi trực tuyến, tương tự đang tham gia một cuộc họp online.
Theo ông Thức Vũ – kỹ sư người Việt đang làm việc tại Thung lũng Silicon và là đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành tại OhmniLabs – Ohmni Robot Reporter là một trong những hoạt động đặc biệt nhằm thay đổi cách con người kết nối trong điều kiện mới. Những mẫu robot giao tiếp trực tuyến có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, như trường học, bệnh viện… nhằm đảm bảo giãn cách xã hội nhưng vẫn duy trì kết nối cần thiết.
Theo Mats Granryd, Tổng giám đốc Hiệp hội ngành Công nghiệp – đơn vị tổ chức MWC 2021, có rất nhiều thách thức khi tổ chức hội nghị năm nay. Trước hết, người tham dự trực tiếp phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ và ký bản cam kết về sức khoẻ. Khi vào trong, khách tham quan phải luôn đeo khẩu trang FFP2 và tuân theo hệ thống đi bộ một chiều. Nhà tổ chức sự kiện đã tận dụng tối đa mô hình triển lãm trực tuyến, hạn chế tiếp xúc đông người, huy động các nền tảng online, robot, VR, VR để tăng cường trải nghiệm từ xa.
Internet vệ tinh của Elon Musk sẽ có mặt trên toàn cầu từ tháng 8
Elon Musk tiết lộ rằng dịch vụ Internet vệ tinh Starlink sẽ có mặt trên toàn thế giới vào tháng 8, sớm hơn một tháng so với kế hoạch.
Trong một phát biểu qua hình thức trực tuyến tại sự kiện MWC 2021, Elon Musk gợi ý Starlink sẽ được triển khai trên toàn cầu trong tháng 8 tới. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ Internet vệ tinh còn phụ thuộc vào sự cho phép của các cơ quan quản lý ở từng quốc gia.
Hiện tại, có hai khu vực Internet vệ tinh chưa thể tiếp cận là Bắc Cực và Nam Cực. Trong một tweet vào ngày 25/6, Elon Musk cho biết hai khu vực này sẽ mất khoảng 6 tháng nữa mới có thể kết nối.
Elon Musk phát biểu tại MWC 2021.
Theo Elon Musk, Starlink hiện đã có hơn 69.000 khách hàng đăng ký. Con số này có thể đạt hơn 500.000 trong 12 tháng tới. Trước đó, Gwynne Shotwell, chủ tịch của SpaceX, cho biết đã có 1.500 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo "chòm sao" Starlink, cung cấp Internet cho khoảng 12 quốc gia.
Tại MWC 2021, Elon Musk thừa nhận SpaceX đang bị lỗ khi bán các thiết bị đầu cuối của Starlink. Ông cho biết mỗi thiết bị tiêu tốn 1.000 USD chi phí sản xuất, nhưng đang được bán ra với giá 500 USD. Tuy nhiên, tỷ phú tiết lộ rằng SpaceX đang làm việc với đối tác để giảm giá thành cho thiết bị đầu cuối.
Musk từng dự kiến, tổng chi phí đầu tư vào Starlink từ 20 tỷ đến 30 tỷ USD.
Việt Nam có thể là một trong số các quốc gia được trải nghiệm Internet vệ tinh Starlink vào năm sau. Khi điền địa chỉ Việt Nam vào website đăng ký, người dùng nhận được thông báo "Starlink đặt mục tiêu phủ sóng khu vực của bạn vào năm 2022".
Cuộc chiến khắc nghiệt chống lại máy móc Sau gần 4 năm chăm chỉ giao hàng, Stephen Normandin sững sờ khi nhận được email tự động: ông bị sa thải bởi một con bot. Cựu binh 63 tuổi này đảm nhận việc vận chuyển các gói hàng cho công ty Amazon ở Phoenix (Mỹ). Tuy nhiên, một ngày nọ, thuật toán theo dõi hoạt động đánh giá ông không hoàn thành...