Robot ‘chim ưng’ bay lượn tự do, có thể hạ cánh bất cứ đâu
Các kỹ sư của Đại học Stanford (Mỹ) vừa tạo ra robot lấy cảm hứng từ chim ưng, có thể hạ cánh trên cây và dùng chân quặp lấy đồ vật như chim thật.
Theo Dailymail, robot chim ưng có tên SNAG, sử dụng khung xương in 3D, mất cả thảy 20 lần để hoàn thiện. Động cơ và dây cước trên robot được dùng để thay cho cơ và gân trên cơ thể loài chim.
Robot có đôi chân như chim ưng
Nhờ trang bị hệ thống drone ( thiết bị bay tự động) 4 cánh, SNAG có thể bay lượn xung quanh, đậu trên nhiều bề mặt khác nhau, gắp các vật thể bằng đôi chân của mình.
Nghiên cứu về robot chim ưng đã được công bố trên tạp chí Science Robotics. William Roderick – tác giả nghiên cứu cho biết việc bắt chước chuyển động bay và hạ cánh của loài chim không hề dễ dàng. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, loài vật này đã thành thạo việc bay đến nỗi khiến mọi thứ trông có vẻ đơn giản. Những chú chim ngoài đời thật có thể đáp xuống bất kỳ cành cây nào, dù cho bề mặt gồ ghề, ẩm ướt, tua tủa hay phủ đầy rêu, do đó các kỹ sư Stanford rất quan tâm đến vấn đề này trên phương diện kỹ thuật.
Video đang HOT
Thiết kế robot SNAG
SNAG có ưu thế hơn các robot bay thông thường chính nhờ khả năng hạ cánh trên nhiều bề mặt trong quá trình bay để tiết kiệm năng lượng. Mỗi chân của SNAG đều có hai động cơ, một giúp di chuyển qua lại trên cành, động cơ thứ hai giúp robot cầm nắm vật thể, lấy cảm hứng từ đường gân quanh mắt cá chân loài chim.
Sau khi đôi chân robot đáp trên cành chân, động cơ trên mắt cá chân sẽ cố định vị trí, cảm biến gia tốc bên chân phải sẽ tự động kích hoạt một thuật toán cân bằng để ổn định tư thế của SNAG.
Chuyển động hạ cánh của robot
Roderick giải thích: “Khi robot hạ cánh ở điểm dừng, gia tốc kế ở chân sẽ nhận biết sự va chạm, khởi động quá trình giữ thăng bằng”.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Stanford hy vọng SNAG sẽ giúp ích cho việc cứu nạn ở những nơi hẻo lánh, hiểm trở, hoặc dùng robot để theo dõi khí hậu, động vật và hệ sinh thái tự nhiên, chẳng hạn ngăn chặn cháy rừng.
Apple có thể đang nghiên cứu drone
Apple đã âm thầm nộp 2 đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến drone (thiết bị bay tự động) ở Singapore từ tháng 5.2020 nhằm giữ bí mật cho dự án, mãi đến gần đây "nhà táo" mới nộp hồ sơ đăng ký tại Mỹ.
9to5mac cho biết có hai cách để các công ty giấu việc đăng ký bằng sáng chế. Một là hoãn thời gian công bố, hai là nộp đơn bên ngoài phạm vi nước Mỹ.
Apple âm thầm nộp nhiều đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến drone
Là một công ty Mỹ, Apple thường nộp đơn cho Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO), do đó nhiều người đã tìm manh mối về các sản phẩm mới của Apple thông qua văn phòng này. Đơn đăng ký bằng sáng chế được nộp ở các quốc gia khác sẽ ít khả năng bị phát hiện hơn. Điều này lý giải tại sao trang Patently Apple bỗng dưng phát hiện hồ sơ đăng ký của "nhà táo" tại Singapore.
Xem xét hồ sơ đăng ký, trang The Indian Express đoán rằng Apple muốn tạo ra phần mềm có thể chuyển việc lái drone từ bộ điều khiển này sang bộ điều khiển khác, từ đó tối đa hóa phạm vi hoạt động của drone, giúp người dùng không cần phải chạy theo drone trong lúc điều khiển thiết bị.
Hình ảnh minh họa trong đơn đăng ký của Apple
Đơn xin cấp bằng sáng chế thứ hai có tên "Theo dõi và kiểm soát phương tiện bay không người lái (UAV)", mô tả một hệ thống theo dõi, điều khiển drone thông qua mạng di động.
Tháng 10, 9to5mac từng đưa tin Apple nhận bằng sáng chế cho công nghệ giúp drone kết nối với hệ thống liên lạc di động, đã đăng ký từ tháng 3 năm nay. Dù có nhiều ý tưởng về drone nhưng không có gì chắc chắn "nhà táo" sẽ biến chúng thành sự thật.
Hãng Nhật ra mắt mô tô bay đậm chất viễn tưởng Công ty khởi nghiệp Nhật Bản đang bán chiếc mô tô bay (hoverbike) với giá 77,7 triệu yen (680.000 USD). Theo Reuters, công ty chuyên về drone (thiết bị bay tự động) A.L.I. Technologies vừa trình làng mẫu hoverbike mang tên XTurismo, được sản xuất giới hạn. Chiếc xe được trang bị một động cơ bình thường và bốn động cơ chạy bằng...