Robot chiến đấu tối tân của Nga “trình diện” Tổng thống Putin
Một robot chiến đấu mới có khả năng hoạt động như con người đã “trình diện” Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm của ông tới Viện Nghiên cứu khoa học trung ương Tochmash ngày 20/1.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thị sát robot chiến đấu mới nhất của nước này. (Ảnh: RT)
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/1 đã đến thăm Viện trung tâm nghiên cứu khoa học Tochmash ở thị trấn Klimovsk, Mátxcơva. Tại đây ông đã được giới thiệu về một robot chiến đấu tối tân có khả năng hoạt động như con người.
Trong chuyến thị sát của Tổng thống Putin, robot này đã 5 bắn phát đạn từ nòng súng được trang bị và lái xe máy một vòng quanh khu tập luyện. Bộ cảm ứng được gắn ở tứ chi của robot, cho phép điều khiển robot này từ xa.
Robot chiến đấu tối tân trên được thiết kế để có thể hoạt động hiệu quả trong các điều kiện chiến đấu thực, đồng thời di chuyển trên nhiều dạng địa hình, lái xe hay có thể tiến hành các hoạt động sơ cứu y tế khẩn cấp.
Qua chuyến thăm này, Tổng thống Putin có thể bao quát được thông tin về các thiết bị quân sự tối tân của Nga được chế tạo nhằm tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ các quân nhân trên chiến trường.
Video đang HOT
Ngoài ra, áo giáp và nhiều loại súng trường mới, trong đó có súng bắn tỉa, cũng được giới thiệu với Tổng thống Putin trong chuyến thăm hôm qua.
Tochmash là viện nghiên cứu hàng đầu của Nga, chuyên về phát triển và sản xuất các thiết bị quân sự, đạn dược, thiết bị quang – điện tử và đào tạo các thiệt bị mô hình nhằm huấn luyện sử dụng các vũ khí hạng nhẹ. Viện Tochmash được thành lập năm 1944, hiện là một phần của Tập đoàn công nghệ quốc doanh Rostec.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Triều Tiên gia tăng mạnh tiềm lực quốc phòng
Báo chí Nhật Bản, Hàn Quốc và giới chuyên gia Mỹ đang đặc biệt quan ngại trước những động thái gia tăng mạnh mẽ tiềm lực quốc phòng gần đây của Triều Tiên, nhất là việc nước này đề nghị Nga cung cấp máy bay chiến đấu tối tân Su-35.
Tên lửa Teapondong 2 của Triều Tiên. (Ảnh: 38north)
Nhật báo JoongAng Ilbo của Hàn Quốc mới đây đưa tin Triều Tiên đã đề nghị Nga cung cấp cho nước này các máy bay chiến đấu tối tân Sukhoi Su-35, nhưng không rõ Bình Nhưỡng định mua bao nhiêu chiếc.
"Ông Choe Ryong Hae, người vừa thăm Mátxcơva trên cương vị đặc phái viên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul tháng 11 năm ngoái, đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin cung cấp các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35", tờ báo dẫn lời một quan chức cấp cao của quân đội Hàn Quốc nêu rõ.
Tuy nhiên, cũng theo tờ báo, do Triều Tiên đang bị quốc tế áp đặt các lệnh trừng phạt nên chưa biết Nga có đồng ý bán loại khí tài này cho Bình Nhưỡng hay không.
Ngoài việc tìm cách mua khí tài hiện đại của Nga, Triều Tiên cũng tự sản xuất nhiều hệ thống vũ khí và tăng cường trang bị tên lửa cho tàu ngầm.
Trong bài viết đăng tải trên trang mạng "38 degree North", Viện nghiên cứu Hàn - Mỹ thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết các vệ tinh đã chụp được hình ảnh tàu ngầm Triều Tiên trang bị tên lửa.
"Các hình ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy một tàu ngầm của Triều Tiên đã được trang bị tên lửa, gây ra mối đe dọa tiềm tàng đối với các nước láng giềng từ Hàn Quốc tới Nhật Bản và các căn cứ của Mỹ ở Đông Á", bài báo viết.
Bài viết gây sự quan ngại đặc biệt vì gần đây quân đội Hàn Quốc cũng cho biết đã phát hiện một tàu ngầm của Triều Tiên có khả năng phóng các tên lửa đạn đạo.
Thông thường, những tên lửa bắn đi từ tàu ngầm sẽ khó bị phát hiện hơn so với các tên lửa phóng đi từ đất liền. Theo chuyên gia quân sự Joe Bermudez, Triều Tiên đang nâng cấp một số cơ sở quân sự và xây dựng khu thử nghiệm tên lửa trên đất liền ở bờ biển Sinpo, thuộc phía Đông, nhằm chuẩn bị cho một chương trình xây dựng hải quân quan trọng.
Những quan ngại về khả năng quân sự của Triều Tiên còn được "tiếp lửa" khi tờ Nikkei của Nhật Bản đưa tin Triều Tiên đang nỗ lực thu nhỏ đầu đạn hạt nhân phục vụ cho tên lửa Teapondong 2 có tầm bắn lên tới 10.000 km.
Theo tờ báo, Bình Nhưỡng đã đạt được tiêu chuẩn cơ bản trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và công nghệ gắn đầu đạn này vào tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, do Triều Tiên vẫn chưa đưa các tên lửa đạn đạo tầm xa vào trực chiến nên việc gắn các đầu đạn hạt nhân thu nhỏ chưa thể diễn ra.
Việc Triều Tiên đạt tới công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, sở hữu các tên lửa tầm trung Rodong và tầm xa Teapondong, sở hữu khoảng 40kg plutoni nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân đang gây ra mối đe dọa lớn cho các nước láng giềng. Hiện các tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới mọi địa điểm trên lãnh thổ Nhật Bản, thậm chí cả một số vùng đất liền của Mỹ.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc: Lộ mặt gián điệp quân sự Mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 2/1 vừa đăng tải thông tin về vụ gián điệp liên quan đến ngành công nghiệp quân sự nước này. Theo mạng trên, Vu Hồng Dương, một nhân viên đánh máy của đơn vị công nghiệp quân sự Trung Quốc, đã đánh cắp một số lượng lớn những bí mật quốc gia tuyệt mật và cơ mật...