Robot biết viết thư pháp
Một nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa công bố loại robot mới có khả năng bắt chước nét bút của họa sỹ bậc thầy.
Ông Seiichiro Katsura, giáo sư thiết kế hệ thống kỹ thuật của Đại học Keiro cho biết: ‘Chúng tôi có thể dạy cho robot này sao chép thành công những nét bút của một bậc thầy thư pháp’.
Tuy nhiên, robot này không thể tạo nên bản sao hoàn hảo các tác phẩm của các họa sỹ lừng danh như Monet hay Picasso.
Bởi vì, robot cần một người bắt chước, áp dụng các điểm tì bút và làm theo cử chỉ tương tự của họa sỹ.
Ở Nhật Bản, nơi dân số đang ngày càng già, người ta lo ngại các kỹ năng có giá trị có thể không truyền lại được cho thế hệ trẻ.
Loại robot này được trưng bày ở hội chợ công nghệ lớn nhất châu Á – Triển lãm Tổng hợp các công nghệ tiên tiến, mở của 2/10, gần Thủ đô Tokyo.
Trước đó, ở bang Ohio (Mỹ), xuất hiện một con robot đi học hộ chủ nhân, một cậu bé 7 tuổi, bị dị ứng với hầu hết mọi thứ nên không thể đến trường.
Theo Đất việt
Bức họa chân dung Bác Hồ trên mành tre lớn nhất
Trên nền của mành tre dán một tấm vải gấm kích thước 800cm x 280cm vẽ theo dạng ẩn 122 hoa sen tượng trưng 122 năm sinh của Bác Hồ.
Kỷ niệm sinh nhật Bác lần thứ 122 (1890-2012), kỷ niệm 1002 Thăng Long - Hà Nội và kỷ niệm 312 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai hình thành và phát triển, Câu lạc bộ thư pháp Việt thanh niên thành phố Biên Hòa trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện bức họa tự chân dung Bác Hồ.
Đặc điểm của bức họa tự là kết từ 455 thanh tre mỗi thanh dài 312cm, rộng 2,5cm. Trọng lượng 122kg. Tất cả gắn kết nên một bức mành tre có kích thước: dài 1.002cm (tượng trưng cho 1002 năm Thăng Long - Hà Nội), rộng 312cm (tượng trưng cho 312 năm Biên Hòa - Đồng Nai) chia thành 3 phần.
Trên nền của mành tre dán một tấm vải gấm kích thước 800cm x 280cm vẽ theo dạng ẩn 122 hoa sen tượng trưng 122 năm sinh của Bác Hồ. Bố cục chia làm 3 phần như sau:
Phần trên: chân dung Bác Hồ cách điệu với hình thức viết tên Hồ Chí Minh theo phong cách họa tự. Phần giữa: là hình bản đồ Việt Nam hình cong chữ S với hình ảnh danh lam thắng cảnh 3 miền Bắc - Trung - Nam và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quôc. Phía trên bản đồ là một đóa sen hồng dâng lên Bác nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 122 năm của Người. Nơi phía dưới bản đồ là dòng chữ thư pháp Sáng Mãi Tên Người. Phần dưới: một phần hình tượng trống đồng Đông Sơn với ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ trẻ.
Bức họa tự thể hiện tấm lòng thành kính sâu xa của thế hệ trẻ hôm nay hướng về Bác Hồ, Người đã hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc cho đất nước. Và, từ tấm gương sáng ngời của Bác, thế hệ trẻ rèn luyện, học tập để góp phần vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Các bạn Câu lạc bộ thư pháp Việt đã dùng các chất liệu vải gấm, mành tre, mực nho, màu acrylic thực hiện bức họa tự chân dung Bác Hồ từ 8/4 đến 8/5/2012.
Kỷ lục được công bố vào lúc 19 giờ 30 ngày 20.5.2012.
Theo VNN
Sư tử biển có biệt tài... viết thư pháp Một chú sư tử biển ở Viện hải dương học Hakkeijima tại thành phố Yokohama, phía nam Tokyo, Nhật Bản đã làm du khách phải ngạc nhiên khi chú có thể ngậm bút và viết thư pháp chữ Trung Quốc một cách điêu luyện. Chú sư tử biển tên Jay đã ngồi trên ghế đẩu, dùng miệng ngậm bút lông và viết thư...