RMIT trao tặng 32 tỉ đồng học bổng năm 2018
Trong tháng 10/2018, Đại học RMIT Việt Nam đã trao tặng 110 suất học bổng trị giá 32 tỉ đồng (tương đương 1,3 triệu đô la Mỹ) cho sinh viên mới và sinh viên hiện đang học tại trường ở hai buổi lễ tổ chức tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội.
Các suất học bổng thuộc chín hạng mục khác nhau sẽ bao gồm 100, 50 và 25 phần trăm học phí các ngành khác nhau thuộc các lĩnh vực như kinh doanh, truyền thông, sáng tạo và công nghệ.
Các tân sinh viên tại buổi lễ trao học bổng Đại học RMIT Việt Nam 2018.
Giáo sư Gael McDonald, Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam, cho biết chương trình học bổng thường niên là một phần trong nỗ lực của trường nhằm đền đáp lại cho Việt Nam và cho cộng đồng.
“RMIT Việt Nam hoạt động theo mô hình không vì lợi nhuận, mọi khoản thu đều giữ lại trong nước và tái đầu tư lại cho trường bằng các hình thức như trao học bổng, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy cũng như chia sẻ phương pháp giảng dạy với các trường đại học khác trong nước”, Giáo sư nói. “Ba mươi hai tỉ đồng học bổng được trao năm nay đã nâng tổng giá trị học bổng mà trường trao tặng trong hơn 17 năm qua lên 272 tỉ đồng”.
Giáo sư McDonald tin rằng các bạn sinh viên nhận học bổng năm nay sẽ trở thành những người tạo ra thay đổi và những nhà đổi mới sáng tạo, những người sẽ đền đáp cho cộng đồng giống như đàn anh, đàn chị của các bạn đã làm.
Video đang HOT
Hiệu trưởng RMIT Việt Nam, Giáo sư Gael McDonald trao học bổng Hiệu trưởng trị giá 100% học phí cho các tân sinh viên.
“Sinh viên nhận học bổng RMIT đều có một điểm chung: các em đều có những phẩm chất mà trường mong đợi như nhiệt huyết, tạo ảnh hưởng, hòa nhập, lanh lợi, dũng cảm và giàu tưởng tượng”, Giáo sư nói. “Đây là những giá trị mà chúng tôi luôn tìm kiếm và sẽ giúp các em tạo ra được những ảnh hưởng khó quên”.
Giáo sư McDonald còn bổ sung thêm rằng, trong số 868 đơn ứng tuyển học bổng, chỉ có 110 em đạt hoặc vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe của quá trình xét tuyển.
Niềm vui của tân sinh viên và gia đình khi nhận học bổng danh giá từ RMIT Việt Nam.
Tại buổi lễ, Ngô Việt Dũng, tân sinh viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo, đã bày tỏ niềm vinh dự và vui mừng khi được trao học bổng danh giá nhất của RMIT Việt Nam – Học bổng Hiệu trưởng.
“Tôi cực kỳ háo hức được hòa mình vào môi trường đa văn hóa như môi trường của RMIT, nơi tôi có thể trở nên cởi mở hơn và tận hưởng tối đa cuộc sống sinh viên”, chia sẻ của Dũng, cậu sinh viên từng theo học Sư phạm tiếng Anh ở một trường đại học khác trong hai năm trước khi quyết định chuyển sang ngành sáng tạo tại RMIT Việt Nam.
“Tôi tin rằng RMIT là nơi phù hợp nhất để tôi tích lũy kiến thức nhằm từng bước chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp, vì mục tiêu của tôi là hợp tác với những nghệ sĩ quốc tế, đồng thời cùng những nhà thiết kế Việt Nam khác góp phần mang những thiết kế đậm bản sắc văn hoá dân tộc ra thế giới”.
Ông Phillip Dowler, trưởng đại diện cơ sở Hà Nội trao học bổng Giáo sư Nguyễn Văn Đạo và Giáo sư Luke McLachlan cho các sinh viên xuất sắc.
Theo Dân trí
Làm việc 25 năm, thu nhập chưa tới 10 triệu đồng/tháng
Một giảng viên làm việc 25 năm tại trường ĐH cũng chỉ nhận chưa tới 10 triệu đồng/tháng thu nhập cứng, dù là PGS-TS.
Ảnh minh họa
Trao đổi với báo chí vào tháng 9 năm ngoái, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM lúc bấy giờ là PGS-TS Võ Văn Sen cho biết thời điểm đó trường có hơn 900 giảng viên, trong đó 300 người có trình độ tiến sĩ trở lên. Nhưng trong số này có khoảng 70 người có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. Một giảng viên làm việc 25 năm tại trường ĐH cũng chỉ nhận chưa tới 10 triệu đồng/tháng thu nhập cứng, dù là PGS-TS.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM, giảng viên cũng có mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên theo đại diện trường này, tình trạng di chuyển sang trường khác làm việc gần như không có do nhiều người có làm thêm khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM hoặc tại các phòng khám riêng.
Đề cập đến vấn đề này, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nói: "Chắc hẳn khi chọn nghề sư phạm và bước chân vào nghề này không một ai nghĩ đến làm giàu. Nhưng cũng như những người làm trong các ngành nghề khác, ai cũng mong có thu nhập trung bình khá, có môi trường làm việc thuận lợi để phát huy hết năng lực sáng tạo, có điều kiện để thăng hoa trong nghề nghiệp... Như vậy cần phải có một chế độ để yên tâm công tác nâng cao trình độ, toàn tâm toàn ý làm việc mà không cần phải "lăn tăn". Ở môi trường làm việc ngoài công lập, giáo viên phải thực hiện theo đúng những quy định về thời gian làm việc, ngoài thời gian đứng lớp họ dành thời gian còn lại để nghiên cứu tài liệu, tìm tòi phương pháp giảng dạy hiện đại... Như vậy khi không còn phải lo về thu nhập thì họ có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn".
Cũng theo ông Hoàng, thành phố đang tiến hành những thủ tục theo quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 03 của HĐND TP.HCM. Việc chi trả sẽ tiến hành theo lộ trình từ năm 2018 - 2020 với lần lượt mức chi tối đa từ 0,6 - 1,8 so với mức lương công chức, viên chức đang thực hưởng. Hy vọng với sự hỗ trợ tối đa từ ngân sách của thành phố, giáo viên trường công sẽ có nguồn thu nhập tăng thêm so với mặt bằng chung của cả nước.
Theo thanhnien
Nhà giáo và những sáng tạo hướng tới học sinh Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhất cả nước. Những năm gần đây, thực hiện phương châm "Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thực - Hiệu quả cao", nhiều biện pháp quản lý được áp dụng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong các nhà trường. Việc đổi mới nội dung, phương pháp...