Reuters: Mỹ tính cung cấp tên lửa tầm xa mang đạn chùm cho Ukraine
Sau khi chứng kiến sự thành công của đạn chùm trên chiến trường, Mỹ được cho là đang cân nhắc gửi tên lửa tầm xa mang đạn chùm cho Ukraine.
Reuters ngày 12.9 dẫn lời 4 quan chức Mỹ tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden đang gần phê chuẩn gửi tên lửa tầm xa mang theo đạn chùm cho Ukraine.
Trước đó, Mỹ đã cung cấp đạn pháo 155 mm chứa đạn chùm bên trong cho Ukraine trong vài tháng qua và đã chứng kiến được sự thành công của vũ khí này.
Do đó, Mỹ đang cân nhắc gửi Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) hoặc Hệ thống rốc két phóng loạt dẫn đường (GMLRS) chứa đạn chùm cho Ukraine.
ATACMS là tên lửa đạn đạo có tầm bắn hơn 300 km, được truyền thông phương Tây gần đây đồn đoán sắp được chuyển giao. Trong khi đó, GMLRS là tên lửa có tầm bắn hơn 70 km, mang đầu đạn phân mảnh với hơn 100.000 mảnh tungsten sắc nhọn và đã được chuyển cho Ukraine trong nhiều tháng qua.
Tên lửa ATACMS được phóng trong một cuộc thử nghiệm tại Mỹ. Ảnh LỤC QUÂN MỸ
Theo các quan chức, Mỹ có thể gửi một hoặc cả hai loại tên lửa này kèm đạn chùm và nếu được phê chuẩn, việc chuyển giao sẽ diễn ra nhanh chóng.
Việc kết hợp tên lửa tầm xa với đạn chùm sẽ giúp Ukraine có thể thực hiện các đòn tấn công sâu hơn vào vùng do Nga kiểm soát với sức công phá lớn.
Đạn pháo 155 mm mà Ukraine hiện có có tầm bắn gần 30 km và chứa 48 quả đạn chùm bên trong. Trong khi đó, mỗi quả ATACMS có thể chứa đến 300 quả đạn chùm hoặc hơn, còn GMLRS thì lên đến 404 quả.
Đạn pháo 155 mm là loại vũ khí chứa đạn chùm duy nhất mà Ukraine đang có. Ảnh AFP
ATACMS và GMLRS đều có thể được phóng từ các giàn phóng M270 và HIMARS (Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao) mà Ukraine đang có nhưng các giàn phóng này cần được nâng cấp phần mềm.
Hai quan chức nói rằng với việc cuộc phản công của Ukraine đang cho thấy dấu hiệu tiến triển, Mỹ muốn tăng cường sức mạnh cho quân đội Kyiv trong thời điểm then chốt. Tuy nhiên, cả 4 quan chức nói quyết định sau cùng chưa được đưa ra.
Xem nhanh: Chiến dịch ngày 564, tướng Mỹ cảnh báo Ukraine chỉ còn 1 tháng; thêm xe tăng Challenger 2 bị hạ?
Reuters cho biết Nhà Trắng đã từ chối bình luận về những thông tin trên.
Bom, đạn chùm bị cấm tại hơn 100 nước nhưng Mỹ, Nga và Ukraine đều không ký kết công ước về việc cấm sản xuất hay sử dụng loại vũ khí nguy hiểm gây tranh cãi này.
Nga cảnh báo dùng bom chùm ở Ukraine để đáp trả Mỹ
Nga cảnh báo họ có thể sử dụng bom chùm ở Ukraine để đáp trả việc Mỹ gửi loại đạn này cho Kiev, khẳng định Moscow có trữ lượng bom chùm đáng kể trong kho.
RiaNovosti ngày 11/7 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, trong trường hợp Mỹ cung cấp bom và đạn chùm cho Ukraine, "lực lượng vũ trang Nga sẽ buộc phải sử dụng loại vũ khí tương tự chống lại lực lượng vũ trang Ukraine".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: TASS
"Nga có trữ lượng bom và đạn chùm sẵn sàng hoạt động. Chúng hiệu quả hơn nhiều so với bom, đạn chùm của Mỹ", Bộ trưởng Shoigu nói, nhấn mạnh Moscow đã hạn chế sử dụng bom và đạn chùm trong chiến sự ở Ukraine do lo ngại mối nguy hiểm của chúng với dân thường.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng khẳng định, Moscow đang thực hiện các biện pháp tăng cường để bảo vệ binh sĩ khỏi nguy cơ bom, đạn chùm của đối phương, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Bình luận được ông Shoigu đưa ra sau khi Mỹ quyết định chuyển bom chùm có tên gọi Đạn Thông thường Cải tiến Đa dụng (DPICM) cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới nhất.
Đây là loại đạn pháo chuyên dùng để phát tán đạn con trên khu vực rộng lớn để chống lại thiết giáp và bộ binh đối phương.
Máy bay Nga thả bom trong một chiến dịch quân sự. Ảnh: GettyImages
Mỹ nói rằng, việc gửi bom chùm là cần thiết do Ukraine đã cạn kiệt đạn pháo thông thường. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nhận định đạn chùm mà Mỹ viện trợ có thể giúp đẩy nhanh quá trình giành lại khu vực Nga đang kiểm soát.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới phản đối việc sử dụng bom chùm do tỷ lệ đạn con không phát nổ cao. Nếu vương vãi trên mặt đất, vướng vào lùm cây cỏ, chúng có thể tồn tại nhiều năm và phát nổ khi dân thường vô tình chạm phải sau khi chiến sự kết thúc.
Trước tuyên bố của ông Shoigu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói quyết định viện trợ bom chùm là "hành động tuyệt vọng và thể hiện sự yếu đuối của Mỹ".
Nga: Ukraine thiệt hại nặng trong phản công
Vẫn trong tuyên bố ngày 11/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu khẳng định Ukraine đã thiệt hại hơn 26.000 binh sĩ và 3.000 đơn vị vũ khí kể từ khi phát động chiến dịch phản công hồi đầu tháng 6/2023.
Theo ông Shoigu, quân đội Nga hơn một tháng qua phá hủy 1.200 thiết giáp của Ukraine, trong đó có 17 tăng chủ lực Leopard 2 do Đức chế tạo, 12 thiết giáp M2 Bradley do Mỹ sản xuất, 5 xe tăng bánh hơi AMX-10 RC của Pháp.
'Đại bàng' sản xuất vũ khí dời tổ về Nhật Bản Các nhà sản xuất vũ khí lớn của thế giới đang dời trụ sở hoạt động ở châu Á của họ về Nhật Bản trong lúc nước này tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Đối diện tình hình an ninh ngày càng xấu đi tại khu vực Đông Á, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện kế hoạch củng cố quân sự. Ngân...