Rét đậm, rét hại: Các địa phương khẩn trương chống rét cho học sinh
Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày rét buốt cao điểm. Các địa phương, cơ sở giáo dục tăng cường các biện pháp chống rét, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Tại Lai Châu , ngay từ đầu mùa lạnh, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường chủ động theo dõi dự báo thời tiết, nhiệt độ thực tế hướng dẫn biện pháp phòng, chống rét cho HS; nhắc nhở các em mặc đủ ấm khi đến trường cũng như ở bán trú. Sắm sửa các trang thiết bị như: máy sưởi, rèm cửa, màn… hoặc có thể khi cần đốt lửa sưởi ấm cho HS.
Tại Thái Nguyên ,trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, trường học, đặc biệt là khối các trường mầm non chủ động triển khai các biện pháp phòng chống rét để giữ ấm cho trẻ; tuyên truyền cho học sinh mặc ấm trước khi tới trường; đồng thời điều chỉnh lịch học phù hợp với điều kiện thời tiết của từng ngày.
Theo dự báo, rét đậm, rét hại còn kéo dài, nhiệt độ trong những ngày tới có thể giảm sâu. Vì vậy, đề nghị các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C với bậc học mầm non, tiểu học và dưới 7 độ C với bậc học THCS thì chủ động cho học sinh nghỉ học, đồng thời các trường học cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch để kịp thời thông báo lịch học đến các bậc phụ huynh.
Để giữ ấm cho học sinh khi đến trường, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tích cực phối hợp, tuyên truyền đến các bậc phụ huynh mặc ấm cho con em mình khi đến lớp. Đối với học sinh bán trú, việc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các em trong khẩu phần ăn cũng được các trường đặc biệt quan tâm.
Để chủ động ứng phó với các đợt thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ tăng theo dõi sát thông tin về không khí lạnh, rét đậm, rét hại để thông báo đến chính quyền các cấp, đặc biệt là người dân vùng cao để chủ động phòng chống.
Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già, trẻ nhỏ, học sinh, khách du lịch, nhất là tại các trường nội trú. Trong đó, hạn chế hoạt động dưới trời lạnh, mặc đủ ấm, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.
Thời tiết năm nay được dự báo sẽ trải qua một mùa Đông khắc nghiệt với những diễn biến bất ngờ. Vì vậy, các địa phương miền Bắc, trong đó có Hà Nội đã yêu cầu các nhà trường triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm sức khỏe và phòng, chống rét cho học sinh, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi, lớp điểm lẻ.
Sở GD-ĐT Sở yêu cầu các đơn vị đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn… đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đối với các trường mầm non cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu.
Với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường.
Sở cũng yêu cầu các đơn vị, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại. Nhà trường phối hợp cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm.
Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Cùng với việc tăng cường các biện pháp giữ ấm cho học sinh, thông qua các tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép vào giờ học chính khóa học tuyên truyền, hướng dẫn HS phòng chống một số bệnh thường gặp vào mùa đông. Bộ phận y tế học đường chuẩn bị thuốc phục vụ công tác điều trị các bệnh thường mắc vào mùa đông.
Các địa phương đều quy định không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục vào những ngày quá rét. Hạn chế các hoạt động vui chơi ngoài giờ và dạy học ngoại khóa ngoài trời. Đối với các trường thực hiện công tác bán trú, Sở GD-ĐT chỉ đạo tăng cường biện pháp giữ ấm, chú trọng chất lượng bữa ăn, thức ăn phải đủ dinh dưỡng và được giữ ấm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều 7/1, không khí lạnh mạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Dự báo, ở Bắc Bộ có mưa, mưa nhỏ; từ đêm 7/1, ở các tỉnh Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.
Trong những ngày tới, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại (trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn) với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C.
Khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá ở vùng núi cao. Đây là lần đầu tiên trong mùa đông năm nay, cơ quan khí tượng cảnh báo có mưa tuyết. Khu vực có khả năng cao nhất là vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
"Bám ông thời tiết": Phụ huynh nhốn nháo việc học, nghỉ của con
Bản tin thời tiết của VTV1 tối 7/1 báo 9-12 độ. Theo quy định trước đây, "bám" theo "ông" thời tiết, dưới 10 độ, một số cấp học được nghỉ nên nhiều diễn đàn, phụ huynh nhốn nháo xem con nghỉ hay học.
Chia sẻ với PV Dân trí đầu giờ sáng nay (8/1), đại diện một số trường mầm non và tiểu học cho biết, theo dự báo thời tiết trên truyền hình, nhiệt độ Hà Nội vào khoảng 11 độ C nên nhà trường vẫn tổ chức dạy và học như bình thường.
Tuy nhiên, một số gia đình có học sinh xin nghỉ học do điều kiện nhà xa phải di chuyển bằng xe máy, xe đạp hoặc học sinh đang có biểu hiện ho, sổ mũi do thời tiết lạnh trước đó.
Những trường hợp này, nhà trường đều tạo điều kiện để các em không phải đến trường và sẽ có kế hoạch dạy bù cho các em.
Sáng 8/1, nhiều diễn đàn cha mẹ học sinh nhốn nháo vì việc học/nghỉ của các con vì bản tin thời tiết phát sớm nên chưa kịp cập nhật.
Chị Mai An, phụ huynh một học sinh đanh học ở địa bàn quận Thanh Xuân cho biết, mình xem dự báo thời tiết buổi tối thấy Hà Nội 9-12 độ nên băn khoăn không biết con nghỉ hay học.
Băn khoăn này của chị được nhiều phụ huynh giải tỏa khi cập nhiệt nhiệt độ sáng nay ở Hà Nội 11 độ, các con vẫn đi học bình thường.
Chị Thu Hương, phụ huynh một học sinh ở quận Tây Hồ cho hay, hôm trước mình được giáo viên chủ nhiệm của con nhà trường giải thích, hiện nay không căn cứ vào nhiệt độ được VTV1 dự báo buổi sáng.
Việc cập nhật tình hình thời tiết hàng ngày để các trường lùi giờ học chứ không nghỉ học đồng loạt như trước đây.
Theo đó,các nhà trường sẽ căn cứ vào tình hình thời tiết cụ thể để quyết định học sinh nghỉ học hay không.
Vậy nên, thấy các chuyên gia cảnh báo thời tiết khắc nghiệt, một vài nơi có thể có mưa tuyết nhưng chưa thấy nhà trường cập nhật thông tin nên chị cũng phải lên diễn đàn hỏi han.
"Mãi 6h30 hai mẹ con dậy bật ti vi thì chương trình dự báo thời tiết đã trôi qua, không biết tình hình thế nào nên tôi vào diễn đàn đã thấy các bố mẹ hỏi han nhau búa xua từ đêm qua", chị Hương cho hay.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 8/1, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, theo quy định cũ, cha mẹ học sinh bám theo việc dự báo thời tiết lúc 6h20 sáng mỗi ngày trong Chương trình Chào buổi sáng của VTV1.
Theo đó, những năm trước, cha mẹ học sinh căn cứ vào mức nhiệt độ được báo ở VTV1 lúc 6h sáng để chủ động việc cho con nghỉ học nếu dưới 10 độ C (với HS tiểu học) và 7 độ C (với HS THCS).
"Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi đến các địa phương với quy định mới, khác trước.
Theo đó, việc cập nhật tình hình thời tiết hàng ngày để các trường lùi giờ học chứ không nghỉ học đồng loạt như trước đây.
Điều này do tình hình dịch Covid-19, học sinh có khả năng sẽ phải nghỉ học bất cứ lúc nào.
Đồng thời, nhiều vùng của Hà Nội có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, đi lại dễ dàng nên học sinh không nhất thiết phải nghỉ đồng loạt.
Lịch nghỉ hay học, hoặc dời giờ học muộn hơn ở các trường, sẽ do quận, huyện chủ động quyết định tùy điều kiện cụ thể của địa phương", ông Tiến cho biết.
Lịch nghỉ hay dời giờ học do các quận huyện chủ động quyết định theo tình hình cụ thể ở địa phương.
Văn bản của Sở cũng nêu rõ, trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, theo chỉ đạo của Sở và các Phòng GD&ĐT, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm.
Những trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm: đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị, trường học, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn cần chú ý thực hiện một số nội dung đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại.
Các đơn vị đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.
Ông Phạm Xuân Tiến cũng giải thích thêm, mặc dù là Hà Nội nhưng có thể ở Ba Vì thời tiết khắc nghiệt hơn, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn.
Trong khi đó, ở quận Hoàn Kiếm chẳng hạn, chỉ toàn bê tông, điều kiện đi lại cũng tốt hơn nên không thể quy định nghỉ học đồng đều như nhau.
"Vậy nên các địa phương tự căn cứ vào thời tiết, nếu có mưa rét, băng giá khắc nghiệt, ở đó có thể cho học sinh nghỉ.
Nhưng nếu có những vùng, thời tiết chỉ rét hơn những hôm trước, bố mẹ nên trang bị thật ấm cho con khi ra đường bởi ở lớp nhiều khi ấm hơn ở nhà.
Học sinh được cô thầy quản lý cũng an toàn hơn nghỉ học và không ai trông", ông Tiến nói.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho biết, đơn vị này đã cập nhật văn bản mới trên đây của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đồng thời cũng quán triệt văn bản đến từng trường trên địa bàn để có hướng dẫn cụ thể.
Chủ động dạy học khi trời lạnh Cuối tuần qua, thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội về việc duy trì lịch dạy- học trong thời tiết giá rét đã thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Theo đó, thay vì cho học sinh nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C như mọi năm, năm nay, Sở GDĐT Hà Nội không quy định "cứng" điều này....