Rét đậm: Đi chân đất, mặc áo cộc tay đến trường
Trên đường đến trường, trong lớp học hay những buổi lên rẫy thì co ro, run bần bật… là tình cảnh của con trẻ vào mùa giá rét này ở nhiều xã thuộc huyện Minh Hoá (Quảng Bình).
Sáng qua, nghe đài báo không khí lạnh sẽ tiếp tục kéo dài tại miền Trung, cô Cao Thị Hồng Thanh, Hiệu trưởng trường Mầm non số II Trọng Hoá, xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, xót xa: “Thương các cháu lắm. Chỉ hơn 10% số cháu ở trường là có áo ấm mặc”.
“Đánh đàn môi” trong lớp
Lên các điểm trường tại các xã: Dân Hoá, Hoá Sơn, Thượng Hoá, Trọng Hoá… (huyện Minh Hoá), đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh những học sinh cấp I, cấp II ngồi trong lớp mà cứ run cầm cập. Từ những đôi môi tím tái, tiếng ê a đọc bài phát ra đã không còn tròn tiếng. Giữa lớp học im lặng, đâu đó là âm thanh thít thoa, hà hơi vì lạnh. Giờ ra chơi ở Trường Tiểu học và THCS số II Trọng Hoá, em Hồ Phong (lớp 4) cứ ngồi cúm rúm bên cửa không dám ra sân vì lạnh quá. Phong lí nhí: “Mẹ chỉ mua áo ấm cho em trai thôi vì không đủ tiền mua áo cho cả em”.
“Sợ nhất là đi học buổi sáng. Nghe gà gáy là em thức dậy rồi nhưng lại không muốn ra ngoài. Đến lớp lúc nào cũng run, tay chân cứng lại không chép bài được”, em Hồ Thị Niền (học lớp 8) nói. Khi trống báo tập thể dục giữa giờ, trên sân trường là gần cả trăm học sinh nhưng số có áo ấm chưa đến 20 em. Học sinh nơi miền sơn cước này chủ yếu vẫn tự chống đỡ với giá rét bằng cách mặc chồng lên nhau 3 – 4 cái áo… mỏng. Nhiều em không có cả dép để mang.
Học sinh ở nơi đây thường một buổi đến lớp, buổi còn lại phải tham gia lao động phụ giúp gia đình như lên rẫy trồng cây, lên rừng hái đót, mò cá bắt ốc… Dọc đường 12 lên Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, thỉnh thoảng lại thấy vài em nhỏ mang gùi nặng đi dưới màn mưa phùn lất phất, chỉ độc trên người cái quần đùi cộc cùng áo thun tay ngắn. Dáng các em liêu xiêu sau mỗi đợt gió lạnh.
Trời rét đậm, học sinh vẫn đi chân đất, mặc áo cộc đến trường.
Thương lắm con chữ
Cuộc sống của đồng bào người Vân Kiều, tộc người Chứt ở đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế bà con chủ yếu dựa vào núi rừng với đốt, phát, trỉa… kiểu du canh. Nhìn trẻ phong phanh trong giá rét, ai cũng đau lòng nhưng không biết giúp bằng cách nào. “Rất nhiều gia đình, người lớn kiếm đủ cái gạo cho con ăn no bụng đã khó, nói chi đến việc có áo đủ ấm để mặc”, ông Hồ Phiên (54 tuổi) ở bản Ra Mai, xã Trọng Hoá tâm sự.
Cô giáo Thanh ở điểm trường số II Trọng Hoá, cho biết: “Thỉnh thoảng lại có đoàn từ thiện về tặng áo quần ấm cho các em. Nhưng cũng chỉ khoảng vài chục cái thì chẳng ăn thua gì với số lượng học sinh trên này. Do rét nên đa số các em bị ho và luôn sụt sịt nước mũi”. Dẫu vậy, như lời thầy giáo trẻ cắm bản Nguyễn Văn Chương, Phó hiệu truởng Trường Tiểu học và THCS Dân Hoá, xã Dân Hoá, dù thời tiết giá rét, áo quần thiếu thốn nhưng khát khao cái chữ vẫn vẹn nguyên trong từng ánh mắt thơ ngây. “Các em đi học chăm lắm, nhìn học sinh vừa học vừa run thấy thương phát khóc. Có 30 em học nội trú vì nhà quá xa. Tối đến lạnh quá không ngủ được, các thầy cô bàn nhau góp tiền cử người về thị trấn mua chăn lên cho các em ngủ ngon để có sức học”.
Video đang HOT
Chia tay Minh Hoá trở về, nhưng hình ảnh hàng nghìn học sinh phong phanh trong giá rét vẫn theo bám mãi chúng tôi. Sáng nay, thấy có mấy chị đem quần áo cũ của con tống thẳng vào thùng rác bên phố mà không khỏi chạnh lòng.
Theo ĐVO
Cận cảnh 101 kiểu đến trường của học sinh Việt
Có học sinh thì được đến trường trên chiếc ô tô sang trọng và ấm áp. Có bạn lại phải leo núi, vượt sông... tất cả chỉ có ở học sinh Việt Nam mà thôi.
Những học trò nhí của trường tiểu học Lý Thường Kiệt (phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội) được đưa đón tận cổng trường với sự chăm chút của người thân.
Gần một trăm học sinh trường tiểu học Tĩnh Bắc (xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) hàng ngày phải lội qua dòng sông Kỳ Cùng ít nhất 2 lần để đến trường. Vào mùa mưa, nước lên cao toàn bộ số học sinh này phải nghỉ học.
Đưa đón tận cổng trường, mẹ của bạn học sinh trường THCS Marie Curie (Hà Nội) này còn tận tay gỡ chiếc khẩu trang cho con gái yêu.
Bé gái học sinh lớp 1, trường tiểu học Cửa Vạn (Hùng Thắng, Hạ Long) cũng như những học sinh khác nơi đây hàng ngày phải một mình chèo con thuyền nan mỏng manh đi học.
Giống như không ít học sinh ở các thành phố, cậu học sinh trường THCS Marie Curie (Hà Nội) này vẫn đến trường trên chiếc ô tô ấm áp của gia đình.
Cùng với những em nhỏ ở bản Phạc Giàng (Xã Hùng Việt, Tràng Định, Lạng Sơn) bé trai này hàng ngày vẫn vượt sông Kỳ Cùng trên chiếc bè nửa chìm nửa nổi để đến lớp mẫu giáo bên kia bờ sông. Không có người lớn đưa đón, không có bất kỳ phương tiện cứu sinh nào trên những chiếc bè này.
Đưa con đến tận cổng trường, người cha này vẫn chìa bàn tay theo con tỏ vẻ chưa yên lòng với cậu con trai đang theo học tại trường TH Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
14 học sinh tiểu học người H' Mông ở bản Mu Màn (Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) để đến được trường TH Lũng Cà phải mất gần 2 giờ băng rừng, bám đá bằng cả hai tay.
Một học trò ở Hà Nội được đưa đến trường trên chiếc xe sang trọng
Những bước nhảy đầy mạo hiểm trên những mỏm đá sắc nhọn của cô trò nhỏ trường TH Lũng Cà trên đường đi học.
Được đưa đến tận cổng trường, nam sinh trường THCS Marie Curie này còn được ông trợ giúp đeo lại chiếc balo trên lưng.
Sách vở cầm tay, quần dài vắt vai tránh ướt, hàng ngày những nam sinh trường THCS Đồng Văn (Xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, Nghệ An) phải lội qua 2 con suối đi học.
Cũng như nhiều con đường đến trường gian nan trên khắp đất nước, tính mạng những học sinh ở trường TH Hùng Việt luôn bị đe dọa khi vượt dòng Kỳ Cùng hung dữ trên những chiếc bè đơn sơ và không có phương tiện cứu sinh như thế này.
Hai bé gái ở Tĩnh Bắc, Lộc Bình, Lạng Sơn hàng ngày phải bám lưng mẹ vượt dòng Kỳ Cùng đến lớp mẫu giáo.
Theo Vietnamnet
Bố cõng con băng nước xiết đến trường Cứ vào mùa mưa, làng bị cô lập hoàn toàn, những người đàn ông can đảm, biết bơi trong làng phải thay nhau đi chợ thay cho những bà vợ. Từ nhiều năm qua, tại thôn 9 Hà Pheo, xã Phú Định, huyện Bố Trạch - Quảng Bình, cứ vào mùa mưa lũ, con đường duy nhất của làng nối với trung tâm...