Rét “cắt da cắt thịt”, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi

Theo dõi VGT trên

Mưa tuyết kèm rét “cắt da cắt thịt” tưởng chừng là cảnh đẹp thích thú với các du khách nhưng lại là nỗi gian nan, vất vả chịu đựng của các học sinh, thầy cô nơi vùng cao tổ quốc.

Mưa tuyết mang đến cái rét thấu xương, thấu thịt khiến thầy và trò các tỉnh miền núi phía Bắc chật vật chống chọi thời tiết khắc nghiệt. Nhiều học sinh khó khăn không có quần áo đủ ấm và kể cả đủ quần áo thì quần áo nào cho lại được mùa đông tê tái nơi đây.

Trao đổi với PV Dân trí, cô giáo Lương Phương – công tác tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú, TH&THCS Chế Cu Nha, Mùa Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho hay: Mưa tuyết đóng băng vào đúng hai ngày nghỉ cuối tuần của học sinh nên các em đều ở nhà còn ngày mai thì chưa biết tình hình ra sao. Dù thời tiết lạnh, cô Phương và các đồng nghiệp vẫn ngồi soạn bài để mai lên lớp.

“Vì mình dạy cấp 1, học sinh ở bán trú sáng mai phụ huynh mới đưa con em xuống. Thực phẩm thì không hiếm vì nhà trường đã hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ rồi, còn trường học thì không có thiết bị sưởi”.

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 1

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 2

Mưa tuyết đóng băng ở Mù Cang Chải.

Huyện Mù Cang Chải, nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn vốn là quê hương của cô giáo Lương Phương. Cô Phương cho biết, dự báo là mai còn đóng băng nhiều hơn.

“Đặt chân một lần tới nơi này mới hiểu hết nỗi vất vả, gian nan, chịu đựng của học sinh, thầy cô và người dân nơi vùng cao”, nữ giáo viên chia sẻ.

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 3

Hình ảnh tuyết rơi phủ trắng cây cối tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp tại Đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải được cô giáo Lương Phương ghi lại.

Một cô giáo khác công tác tại trường THPT Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn cho hay, hiện tại nơi đây là khoảng 8 độ C. Nếu thời tiết dưới 10 độ C thì học sinh nghỉ học còn giáo viên đi làm bình thường.

“Trường chị công tác trong vùng 3 học sinh ăn ngủ bán trú nên thực phẩm như gạo được Nhà nước cung cấp, rau mua từ chợ huyện vào nên thực phẩm không thiếu. Đa phần cơ sở vật chất lớp học các trường trong tỉnh còn thiếu thốn, chưa có thiết bị sưởi ấm nên cô trò khá chật vật vào những ngày thời tiết lạnh”, chị cho hay.

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 4

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 5

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 6

Video đang HOT

Băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

Theo báo Lạng Sơn điện tử, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, cách đây 2 ngày (ngày 8/1), Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn ban hành Công văn số 50/SGDĐT-VP về việc ứng phó với không khí lạnh, rét đậm, rét hại và phòng, tránh rét cho học sinh. Trong đó chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh chủ động cho học sinh nghỉ học để tránh rét.

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 7

Trong sáng 8/1, đối với khối các trường mầm non và tiểu học, trên 90% các trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho học sinh nghỉ học (có một số ít trường vẫn tổ chức học và lùi thời gian học do học sinh đã đến trường, 1 số trường có điều hòa).

Đối với khối THPT, có 13/27 trường cho học sinh nghỉ học; khối trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên có 9/11 trung tâm cho học sinh nghỉ học (còn 2 trung tâm cho đi học là Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên Chi Lăng và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên 2 tỉnh). Các trường phổ thông dân tộc nội trú vẫn cho học sinh học bình thường.

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 8

Trường Tiểu học Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn sử dụng máy sưởi trong lớp cho học sinh trong ngày giá rét.

Thống kê tổng số trường cho học sinh nghỉ trong ngày 8/1 là 418/676 trường; tổng số học sinh nghỉ học là 133.693 học sinh.

Sở GD&ĐT Lạng Sơn yêu cầu các đơn vị theo dõi sát sao tình hình thời tiết, thực hiện phù hợp khuyến cáo của cấp quản lý về phòng chống rét cho học sinh; với các đợt rét kéo dài đã được dự báo trước, có thể dự liệu sát tình hình thì theo điều kiện thực tế có thể xem xét, giao các nhà trường báo cho học sinh nghỉ học từ hôm trước để học sinh ở xa không phải chịu rét đến trường và ra về. Kế hoạch giáo dục các ngày nghỉ rét phải được bố trí thực hiện đầy đủ sau khi học sinh đi học trở lại, đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục cả năm học của nhà trường.

Tại tỉnh Bắc Kạn, trong đêm qua và rạng sáng nay 08/01, các trạm đã quan trắc được nhiệt độ thấp nhất tại vùng núi cao Ngân Sơn 4.7 độ C, thị trấn Chợ Rã và thành phố Bắc Kạn 8.7 độ C. Trời rét hại.

Theo báo Bắc Kạn, thời tiết tại huyện Na Rì gần một tuần nay rất khắc nghiệt, tại một số xã vùng cao như Kim Hỷ, Văn Vũ, Liêm Thủy… nhiệt độ liên tục duy trì ở mức thấp, có thời điểm xuống đến dưới 5 độ C, khu vực vùng núi cao rừng núi đá Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ nhiệt độ từ 2 – 3 độ C.

Để phòng tránh các đợt rét đậm, rét hại, các trường học trên địa bàn xã, từ bậc mầm non đến THCS đã cho học sinh nghỉ học. Nhà trường xuyên chủ động thực hiện các biện pháp chống rét cho học sinh như đóng kín cửa, bật điện, hạn chế cho các em hoạt động ngoài trời…

Rét cắt da cắt thịt, giáo viên và học sinh miền núi chật vật chống chọi - Hình 9

Nhiệt độ liên tục xuống thấp, Trường PTDT Nội trú Na Rì hạn chế các hoạt động ngoài trời.

Theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các trường căn cứ vào thời tiết và thực tế tại địa phương cho học sinh nghỉ học theo quy định, cụ thể: Các cháu mầm non, tiểu học nghỉ học khi thời tiết dưới 10 độ C; học sinh THCS, PTTH nghỉ học khi thời tiết dưới 7 độ C.

Trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng muộn hơn so với thời gian quy định để tránh thời tiết giá rét vào thời điểm sáng sớm.

Đồng thời, các nhà trường có những biện pháp bảo đảm sức khỏe cho học sinh như: Kiểm tra, tu sửa cơ sở vật chất, phòng học để chống rét cho học sinh; tăng cường công tác tuyên truyền, bổ sung thuốc tại các phòng y tế; phối hợp với cha mẹ học sinh nhắc nhở con em mặc đủ ấm khi đến trường; trong những ngày rét đậm, rét hại, các trường không yêu cầu học sinh mặc đồng phục…

Đối với những trường có tổ chức ăn bán trú, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho học sinh, bảo đảm đủ chất cho mỗi suất ăn, chế độ ăn hợp lý, chỗ nghỉ trưa đủ ấm. Với các trường mầm non, cần bố trí lớp học kín gió, bảo đảm ấm cho các bé, có nước ấm để chăm sóc và phục vụ nhu cầu của trẻ. Trường hợp nhiệt độ xuống thấp cho học sinh nghỉ học phải báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, có kế hoạch dạy bù để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học, không dạy dồn tiết hoặc rút ngắn chương trình…

Ông Nông Văn Dũng- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Na Rì cho biết: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã sớm có công văn gửi các trường về việc bảo đảm sức khỏe và phòng, chống rét, dịch bệnh cho học sinh. Vào những ngày rét đậm, rét hại, các trường học chủ động hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét cho học sinh, nhất là học sinh các trường bán trú, trường PTDT nội trú. Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho phù hợp.

Để chủ động ứng phó với các đợt thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ tăng theo dõi sát thông tin về không khí lạnh, rét đậm, rét hại để thông báo đến chính quyền các cấp, đặc biệt là người dân vùng cao để chủ động phòng chống.

Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già, trẻ nhỏ, học sinh, nhất là tại các trường nội trú. Trong đó, hạn chế hoạt động dưới trời lạnh, mặc đủ ấm, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.

Lai Châu - điểm dừng chân thú vị của du khách

Nằm kẹp giữa hai dãy núi cao Hoàng Liên Sơn (phía Đông) và Pu Sam Cáp (phía Tây), dọc theo quốc lộ 4D, thành phố Lai Châu mấy năm gần đây trở thành điểm dừng chân thú vị của nhiều du khách.

Thành phố cao nguyên miền Tây Bắc - Lai Châu được thành lập từ ngày 27/12/2013. Tôi đã nhiều lần qua lại vùng đất này, từ khi nó còn là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu cũ (bao gồm cả tỉnh Điện Biên ngày nay). Khi Lai Châu chia làm hai, thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu mới được chuyển về đây, rồi toà ngang dãy dọc được dựng xây, đường xá phong quang, nhà cửa mọc lên san sát, cũng chỉ lướt qua mà không có dịp nghỉ lại. Cho đến đầu tháng 5/2020, trong chuyến đi Mường Tè (thuộc tỉnh Lai Châu) mới thực sự được hưởng trọn vẹn một đêm yên tĩnh ở thành phố trẻ này.

Bạn bè rủ nhau ra phố, loanh quanh mấy đoạn đường gần khu vực quảng trường lớn và công viên, nơi có hồ nước rộng trong vắt, ban đêm đèn trang trí thắp sáng như ngày hội. Ngồi trên vỉa hè thoáng mát rộng rãi, thong thả thưởng thức các loại mát-cha - sản phẩm của cây chè Lai Châu. Các bạn đồng nghiệp hồ hởi khoe rằng giờ đây thương hiệu chè "Mát-cha Tam Đường" đã trở nên nổi tiếng. Những búp chè sạch sản xuất theo công nghệ Nhật Bản chắp cánh cho hai tiếng "Lai Châu" bay xa.

Lai Châu - điểm dừng chân thú vị của du khách - Hình 1
Đường vào bản Sùng Phài, Lai Châu.

Đêm thành phố thanh bình quá. Xe máy để trên vỉa hè không cần khoá. Những chiếc xe máy, ô tô ngược xuôi trên đường, gặp tín hiệu đèn đỏ là dừng lại dù đoạn đường rộng rãi, vắng tanh. Những camera giao thông đặt ở các ngã tư đường làm thay công việc người cảnh sát. Ngoài những thương hiệu cà phê, nước giải khát nổi tiếng phổ biến ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... thành phố Lai Châu tự hào có thêm các lọai chè và trà chính hiệu Lai Châu, không thua kém bất cứ đất chè nào ở toàn quốc.

Nhưng cái không gian thưởng trà còn là điều quan trọng hơn và không phải ở nơi nào cũng có được. Mà thành phố Lai Châu thì có.

Tối 2/12/2020, thực hiện lời hứa quay trở lại, tôi được bạn bè dẫn lên một không gian thưởng trà thật tuyệt diệu: "Tam Đường TEA" ở lưng chừng dốc Nùng Nàng. Dù trời lạnh và sương rơi ướt vai áo, nhưng ai cũng muốn ngồi ở ngoài trời để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Lai Châu lung linh huyền ảo bên dưới. Nam thanh nữ tú cũng nhiều và quả thật, chỉ khi mấy cô cậu thốt ra thành lời mới biết rằng có không ít con em đồng bào bản địa, người Thái, người Mông... có mặt nơi đây. Và người Thái Bình nữa chứ! Gặp rất nhiều dân Thái Bình, con em của những cư dân Thái Bình lên xây dựng Tây Bắc những năm 60-70 của thế kỷ trước. Rồi người vùng trung du phía Bắc, người miền Trung, và cả dân Nam Bộ thứ thiệt cũng tìm đến vùng đất mới này.

Vậy mà thành phố vẫn vắng, gần 100 km2 chỉ hơn 40.000 dân. Một bạn trẻ thốt lên: "thành phố vắng như Hà Nội sáng mùng một Tết". Hơi ích kỷ, tôi yêu cái thanh vắng của thành phố này và ước ao "Lai Châu phố" sẽ có mật độ cư dân vừa phải, để sống và chia sẻ. Kiểu như khi chúng tôi vào một quán ăn nhỏ, thấy thực khách "ngần ngại" không muốn dùng nguyên một chai rượu, cô chủ quán đon đả rót rượu ra mấy chén con "em mời các bác cho thơm miệng"...

Lai Châu - điểm dừng chân thú vị của du khách - Hình 2
Một đoạn đường vào bản Sin Chải và Sùng Phài (xã Sùng Phài)

Thực sự tôi "yêu" thành phố này. Thành phố với những đường phố và vỉa hè rộng, vắng lặng, cây xanh rợp bóng. Thành phố có những công dân trẻ chăm chỉ với công việc của mình. Đa phần cán bộ, công chức, viên chức làm tại các cơ quan doanh nghiệp... là người trẻ tuổi. Rất ít cảnh người "ăn không ngồi rồi" vào những giờ đáng phải đi làm. Và vì "yêu" nó nên tôi vẫn muốn tìm hiểu rằng bà con các dân tộc thiểu số trong vùng có thực sự được hưởng những "thành quả" này không? Để khỏi bị phê gần phê xa rằng "thành phố chỉ dành cho người dưới xuôi", còn cư dân bản địa, người Thái, Người Mông, Người Dao, người Giáy... không được sung sướng như thế.

Gặp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Lương Chiến Công, tôi nói thẳng những băn khoăn của mình. Chủ tịch Lương Chiến Công nói ngay rằng bây giờ tìm những bản Thái thật khó, vì người Thái đã sống hoà quyện với người Kinh và thành phố đang lo rằng những sinh hoạt đậm chất văn hoá Thái đang dần mai một đi. Tôi ngỏ ý muốn đi đến mấy bản người Mông thuộc xã Sùng Phài vốn thuộc huyện Tam Đường, mới chuyển về thành phố đầu năm 2020. Đó là các bản Sùng Phài, Sin Chải, Can Câu, Trung Chải, Tả Chải, Suối Thầu A, Suối Thầu B, Củ Nha La. Nghe nói đường đi khó lắm...

"Vậy ta bắt đầu từ nơi đường xá thuận tiện nhé". Chủ tịch Công mời và giao Đỗ Văn Khoa, một cán bộ trẻ ở Ban quản lý các dự án thành phố Lai Châu, dẫn đi. Theo đường Võ Nguyên Giáp, chúng tôi rẽ vào con đường bê tông, men theo các bản làng, đồng ruộng mà đi, mùa này hoa cúc quỳ vàng rực trên mọi nẻo đường. Đang là mùa khô, lại gặp mấy hôm trời không mưa, nhưng các vệt cây vệt hoa sạch bong. Không khí trong lành quá.

Qua đoạn ngã ba lối rẽ vào tỉnh lộ 129 đi Sìn Hồ, chúng tôi đến bản Gia Khâu 1. Các nhà đều vắng người. Trong sân mỗi nhà đều có những đống củi khô được che đậy cẩn thận. Đó là củi dùng cho mùa đông. Thuận đà, xe chúng tôi chạy tới sát chân núi, nơi có đường lên khu vực hang động thuộc dãy núi Pu Sam Cap và là điểm mà khách du lịch hay lui tới.

Một ngôi nhà nhỏ là nơi làm việc của "Ban quản lý" khu du lịch. Gọi là "ban" cho oai, thực ra chỉ có hai chị em. Lúi húi dọn dẹp ngoài vườn, Dì Thị Lan một trong 2 người trong ban nghe tiếng chúng tôi hỏi, mới tạm dừng công việc, đon đả mời chúng tôi vào nhà. Nghe chừng đã quen với khách lạ, mấy con đà điểu cao to nuôi trong vườn kêu thành tiếng, quanh quẩn gần hàng rào ý chừng mong được cho ăn.

Lai Châu - điểm dừng chân thú vị của du khách - Hình 3
Ngôi nhà của vợ chồng anh Thào A Cá (bản Gia Khâu 1) đón khách du lịch.

Dì Thị Lan kể: bản Gia Khâu 1 chủ yếu là người Mông từ Phong Thổ về định cư ở đây đã lâu, thuộc xã Nậm Loỏng. Nay nhập vào với mấy bản người Mông ở Tam Đường mới về thành phố, mang tên là xã Sùng Phài. Mấy năm gần đây, ngoài làm ruộng, bà con còn phát triển các điểm du lịch cộng đồng, đón khách du lịch tới ăn nghỉ tại nhà. Dĩ nhiên đường xá được đổ bê tông quang đãng sạch sẽ. Chuồng nuôi gia súc phải dời xa nhà ở. Đoạn đường nào cũng có xe đựng rác. Nhà phải có hệ thống nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh. Đỗ Văn Khoa kể: trước kia đường trong bản, hay từ nhà này sang nhà khác ngập ngụa bùn đất lẫn với phân gia súc. Nguyên cái việc vận động dân bỏ rác vào thùng cũng mất không ít công sức.

Giờ thì Gia Khâu 1 đã khá nhiều rồi. Vào thăm gia đình vợ chồng anh chị Thào A Cá và Giàng Thị Lia, thấy quả đúng như vậy. Dì Thị Lan bộc bạch: em vốn là người Mông ở Dào San huyện Phong Thổ, lấy chồng về quê chồng ở. Chúng tôi hỏi đùa "thế có bị "bắt" về không?". Lan cười rất tươi: không, chúng em quen nhau qua mạng. Em học hết lớp 12, đã từng đi làm cho một Công ty của Nhật. Còn chồng em đã học hết Đại học, đang đi học tiếp tại Thái Nguyên. Quần bò áo bu dông, đi giầy vải, nói tiếng Việt rất sõi. Nhìn Lan thật khó mà nhận ra đây là một cô gái người Mông.

Đường đến bản Gia Khâu 1 thuận tiện bao nhiêu thì đường đến các bản Mông mới từ Tam Đường chuyển về khó bấy nhiêu. Tuy rằng cùng nằm trong một xã với Gia Khâu 1 nhưng lại đi đường khác (xã Sùng Phài rộng tới 20 ki-lô-mét vuông). Từ trung tâm thành phố, vừa rời đoạn đường Lê Duẩn to rộng bằng phẳng là gặp dốc và cứ thế mà leo dốc. Xe ô tô chỉ leo được đến ngã ba bản Trung Chải, nơi có trạm biến thế điện mới xây dựng. Chúng tôi phải đi xe máy.

Đoạn đường bê tông mới đổ đi các bản Sùng Phài, Sin Chải, Can Câu... chỉ vừa đủ cho một chiều xe đi. Một bên là vách núi, một bên là vực sâu, thi thoảng mới gặp một nương chè hay một rừng vầu, còn hai bên đường là những bụi hoa cúc quỳ vàng rực. Điểm mới là những đôi cột điện bê tông cốt thép ly tâm mới dựng, đang chờ lắp sứ kéo dây.

Nguyễn Văn Quý, kỹ sư Thuỷ lợi vừa mới ra trường hơn một năm, là một trong những tay lái cứng của Ban quản lý dự án đưa tôi đi, tâm sự: "choáng" nhất là đường ra. Đoàn thanh niên chúng em đỡ đầu cho mấy bản trong này, nhiều buổi vào làm việc bà con "bắt" uống rượu tối mịt mới được về mà không uống không được.

Lai Châu - điểm dừng chân thú vị của du khách - Hình 4
Một góc khu vườn du lịch ở xã Gia Khâu 1.

Khác với các nếp nhà ngay hàng thẳng lối, ven đường đi ở Gia Khâu 1, ở mấy bản mới về nhà nọ chen nhà kia lộn xộn, đường xá gập ghềnh, phân gia súc đầy trên các lối đi. Mà người đâu vắng? Chỉ thấy khá nhiều phụ nữ ngồi phơi nắng hoặc thêu thùa. Hỏi thăm đến nhà ông trưởng bản Sùng Phài, gặp vợ ông cùng cô con gái và đứa cháu ngoại đang ngồi ngoài sân. Ở nhà bên cạnh, mấy người đàn ông lắp một bồn nước trên nóc nhà tắm. Phần lớn các nhà đều đã treo bồn chứa nước trên cao và có chảo nhỏ để thu truyền hình. Nhiều nhà có xe máy để ngoài sân. Qua trò chuyện, mọi người tỏ ý hy vọng rằng thành phố tiếp tục làm đường để bà con dễ thông thương với bên ngoài hơn.

Ở bản Sùng Phài có một điểm trường 4 cô giáo với các lớp 1-2 và 3. Còn ở bản Sin Chải có một lớp mầm non gần 40 cháu đi học. Lớp học là một gian nhà gạch khang trang, có sân chơi và mấy đồ chơi đơn giản, nhưng đường vào cả hai phía đều lổn nhổn những đá là đá, khúc khuỷu gập gềnh. Cô giáo mầm non Phạm Thị Hà người Tày Phong Thổ kể rằng buổi đầu vận động các gia đình đưa con em đến học cũng khá vất vả, nay thì các cháu đã quen rồi. Cả năm cô giáo đều ở dưới thành phố, đi và về bằng xe máy. Cứ nghĩ đến những đoạn đường dốc đứng quanh co chúng tôi vừa qua mà vừa thương vừa cảm phục những tấm lòng vì trẻ thơ vùng cao của các cô.

Chiều miền núi tối rất nhanh. Như để giới thiệu thêm cố gắng của thành phố, lượt ra Nguyễn Anh Quý đưa chúng tôi đi theo đường khác, gặp những đoạn đường bê tông mới đổ xong một hai ngày, những rãnh thoát nước ven sườn núi máy xúc vừa múc thành vệt, Quý cứ xuýt xoa: trời tối mau quá, không đưa các anh vào bản Can Câu được. Đây là bản ở xa nhất và khó nhất Sùng Phài đấy.

Chủ tịch thành phố Lai Châu Lương Chiến Công vẫn chờ chúng tôi ở phòng làm việc. Nghe chúng tôi nói về cảm tưởng sau một ngày đi đến mấy bản Mông. Lương Chiến Công bày tỏ: đấy là mấy bản thuộc diện nghèo nhất của Tam Đường. Về với thành phố cũng không phải bà con không có tâm tư vì trước kia Nhà nước bao cấp nhiều. Nhưng chúng tôi xác định phải gỡ rối dần. Năm 2020 và sang năm, trọng tâm là đầu tư cho 7 bản mới về. Trước hết là làm đường vào. Cứng hoá đường nội đồng và làm kênh mương thuỷ lợi. Rồi kéo điện lưới và giúp bà con có một lưới điện ổn định, đúng quy chuẩn. Sắp xếp lại đường đi lối lại trong các bản, đưa chuồng trại nuôi gia súc ra xa. Rồi nước sạch, nhà vệ sinh.

Trước mắt trong năm 2021 nâng cấp mấy trường học. Thành phố giao rất cụ thể cho từng ban ngành kết nghĩa với các bản, lên danh sách các hộ nghèo và cận nghèo, tìm sinh kế cho bà con, giúp dân xây dựng cuộc sống mới. Khu vực ấy có nhiều nương chè trồng giống chè Ô Long, đường vào đường ra cảnh đều đẹp tuy đường còn hơi chật nhưng tiềm năng phát triển du lịch là có. Cái chúng tôi muốn giúp bà con chính là tạo điều kiện để bà con sống bằng bàn tay và khối óc của mình.

Gia Khâu 1 là một hình mẫu mà các bản Mông mới của thành phố học tập. Nghe Chủ tịch Lương Chiến Công giới thiệu về những giải pháp giúp dân mà lòng thêm vui. Chợt nhớ tới tâm sự của chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Anh Quý: em quê ở Phú Thọ. Cũng định làm ở Lai Châu mấy năm rồi xin về quê. Nhưng nay em nghĩ khác rồi: có lẽ em sẽ chọn đây làm quê hương thứ hai. Thấy tôi gặng hỏi "vì sao?", Quý tủm tỉm: em đang yêu một cô bạn, gia đình ở trên này cả.

Thì ra là vậy. Những mong thành phố trẻ Lai Châu có thêm nhiều cặp uyên ương chọn làm nơi xây tổ ấm. Thoáng vọng lên trong tôi một câu hát xưa "Hoàng Liên Sơn quê tôi, bóng ngựa in lưng trời... cả một dải biên cương, đâu cũng là quê hương"./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27
10:53:44 04/02/2025
Vụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặtVụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặt
10:41:35 04/02/2025
Mẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật BảnMẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật Bản
10:57:35 04/02/2025
Chồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa tángChồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa táng
11:21:39 04/02/2025
Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?
13:58:03 04/02/2025
Truy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốnTruy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốn
12:44:16 04/02/2025
Mẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọMẹ 80 tuổi tai biến nằm liệt giường, các con vẫn làm hơn 30 mâm cỗ mừng thọ
09:55:52 04/02/2025
Mai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc GiangMai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc Giang
14:02:13 04/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Học cách sống khỏe – Không cần hoàn hảo, chỉ cần bắt đầu từ chàng trai Miền Tây

Học cách sống khỏe – Không cần hoàn hảo, chỉ cần bắt đầu từ chàng trai Miền Tây

Netizen

15:43:09 04/02/2025
Khầy Báo chia sẻ hành trình sống khỏe qua tập gym, ăn uống lành mạnh và du lịch ý nghĩa. Anh nhắn nhủ giới trẻ: Không cần hoàn hảo, chỉ cần bắt đầu để tìm thấy niềm vui trong từng thay đổi nhỏ.
Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Sao việt

15:36:17 04/02/2025
Song song với sự nghiệp nghệ thuật, HIEUTHUHAI còn gây chú ý bởi chuyện tình không công khai, cũng không giấu diếm với một cô gái xinh xắn, giàu có tên Tăng Mỹ Hàn.
Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Sao châu á

15:28:44 04/02/2025
Ngày 4/2, tờ Sohu đưa tin gia đình Từ Hy Viên cho biết tro cốt nữ diễn viên nổi tiếng sẽ được đưa về Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 6/2.
Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

Ấn Độ: Vệ tinh NVS-02 gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo

Thế giới

15:19:09 04/02/2025
Bất chấp sự cố này, ISRO đảm bảo rằng các hệ thống của vệ tinh vẫn hoạt động tốt và hiện tại vệ tinh đang ở quỹ đạo hình elip. Tổ chức hiện đang tìm hiểu các chiến lược nhiệm vụ thay thế để sử dụng vệ tinh cho mục đích dẫn đường trên qu...
Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Phim việt

15:15:24 04/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 34, biết bác Nậm - bố của thủ trưởng Đại cũng chính là thủ trưởng của cô Hồi - mẹ Hạnh, Hùng ngay lập tức sang có đôi lời xin trợ giúp.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Hậu trường phim

15:04:31 04/02/2025
Dù ba Thắng, Ngân, Thành Công có hợp sức để bảo vệ tổ ấm cho Thắng Lộc trước nguy cơ đổ vỡ, nhưng xem chừng không đơn giản.
Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Mọt game

14:59:23 04/02/2025
Ngành công nghiệp game thế giới luôn rất tàn nhẫn khi theo thời gian, số lượng các trò chơi rơi vào quên lãng, bị đào thải ngày càng nhiều.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Sao âu mỹ

14:57:23 04/02/2025
Tờ PEOPLE xác nhận thông tin chính xác liên quan tin đồn Kanye West và Bianca Censori bị cảnh sát hộ tống khỏi lễ trao giải Grammy 2025 vì trang phục gây sốc.
Mẹ Quang Hải tiết lộ cách khiến nàng dâu Chu Thanh Huyền chủ động chăm sóc nhan sắc cho mẹ chồng

Mẹ Quang Hải tiết lộ cách khiến nàng dâu Chu Thanh Huyền chủ động chăm sóc nhan sắc cho mẹ chồng

Sao thể thao

13:58:34 04/02/2025
Mẹ Quang Hải để lọ mỹ phẩm đã hết lên bàn Chu Thanh Huyền và không nói gì, cách con dâu phản ứng khiến mẹ chồng gật gù khen ngoan.
Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Thời trang

13:52:35 04/02/2025
Cardigan - món đồ thời trang dễ dàng kết hợp, không bao giờ lỗi mốt, đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều tín đồ thời trang trong những ngày xuân se lạnh này.
Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Nhạc quốc tế

13:40:12 04/02/2025
Sáng 4/2, BLISSOO - công ty của chị cả BLACKPINK Jisoo cập nhật tin chấn động. Theo đó, Jisoo sẽ tổ chức tour fanmeeting toàn châu Á Lights, Love, Action - đi qua 7 thành phố bao gồm cả Hà Nội.