Rèn tính tự lập cho học sinh phổ thông trong môi trường nội trú
Ngoài kiến thức từ sách vở, học sinh THPT FPT Cần Thơ được dạy kỹ năng sống, cách ứng xử, nuôi dưỡng đam mê…
Trong mắt nhiều cha mẹ, con cái vẫn luôn là đứa trẻ cần được che chở cho dù đã trưởng thành. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, không ai có thể đảm bảo sẽ đi theo con suốt cuộc đời, vậy tại sao không xây dựng tính tự lập cho con để các em có thể tự lo, tự bảo vệ mình.
Mạnh dạn để con tự chủ động học tập, làm việc nhà, quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người xung quanh… có thể giúp các em hình thành tính tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Con đường tương lai còn nhiều khó khăn, sự tự lập hỗ trợ các em vượt qua khó khăn giành lấy chìa khóa thành công.
Tính tự lập giúp các em chủ động trong học tập, có kế hoạch cụ thể và kiên trì thực hiện.
Trường THPT FPT Cần Thơ chủ trương dạy và học theo phong cách “Tự lập để trưởng thành”. Học sinh biết cách tự lập, thích nghi, tôn trọng và nhiệt huyết. Môi trường nội trú tại trường rèn luyện cho các em ngay từ tuổi 16 biết được những điều cơ bản về cuộc sống, những mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó, các em dần hình thành tính tự lập, trưởng thành để chín chắn, khôn ngoan, có trách nhiệm hơn.
Theo đại diện trường THPT FPT Cần Thơ, bước vào giai đoạn chuyển cấp vào lớp 10, bên cạnh sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, học sinh bắt đầu phải tự lập hơn. Trong giai đoạn này, các em có thể bắt nhịp tốt với chương trình, môi trường học mới nhưng cũng có trường hợp vẫn chưa thể thích nghi tốt. Dưới đây là những cách giúp các em vượt qua khó khăn.
- Học sinh cần cố gắng học tập thật tốt: chinh phục tri thức sẽ trở nên dễ dàng nếu các em học tốt mỗi ngày. Đừng bao giờ nản chí, có thể hiện tại các em học chưa tốt lắm, có khi bị mất kiến thức cơ bản nhưng đừng vội bỏ cuộc, sẽ không muộn nếu có ý chí. Lớp 10 đầu cấp là một trang vở mới cần các em tự viết nên những niềm mơ ước của chính mình.
- Không lười biếng: nhịp sống hiện đại không có chỗ cho kẻ lười biếng. Con cái không nên dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ. Cha mẹ yêu con vô điều kiện nhưng không đồng nghĩa làm tất cả mọi việc cho con. Điều này vô tình khiến con cứ trong vỏ bọc mà không tự lớn khôn. Yêu cầu con tự làm mọi việc có thể giúp con trưởng thành mỗi ngày.
- Xây dựng hình ảnh học sinh gương mẫu: mỗi ngày đến trường hãy chỉn chu trong cách ăn mặc, nếp sống ngăn nắp. Quan trọng là biết cư xử lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và tôn trọng bạn bè…
- Các em tự đặt ra mục tiêu để chinh phục: lên kế hoạch để thực hiện mục tiêu, chẳng hạn mục tiêu sau ba năm học trung học phổ thông là gì? Muốn theo học đại học ngành nghề gì? Muốn học đại học trong nước hay du học nước ngoài…
- Hãy tự tin vào chính mình: một trong những yếu tố giúp chinh phục tri thức là tự tin. Dù có gặp vấn đề khó giải quyết hay đơn giản trong quá trình học có những bài tập chưa giải được, các em đừng vội bỏ cuộc. Sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, bạn bè giúp các em tìm cách giải quyết vấn đề, tìm ra đáp án của bài tập.
- Tận dụng thời gian: các em hãy làm những điều mình muốn. Thời gian sẽ không chờ đợi bất kỳ ai. Thành công chỉ đến với những ai biết vượt qua chính bản thân mình không ngại đương đầu với thử thách.
Video đang HOT
Rèn luyện tính tự lập để các em tự chăm sóc, khẳng định giá trị bản thân.
Đại diện THPT FPT tại Cần Thơ cho biết, trường kiên định với mục tiêu hiện thực hóa những điều này khi các em theo học tại đây. Cuộc sống nội trú ngoài việc giáo dục kiến thức phổ thông cần thiết còn bổ trợ rèn luyện kỹ năng sống, tiếng Anh. “Các em sẽ trưởng thành lên mỗi ngày, sống tốt hơn mỗi ngày khi trở thành một thành viên của trường. Đó là cam kết của Ban giám hiệu nhà trường đối với phụ huynh và học sinh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, vị đại diện khẳng định.
Kim Uyên
Theo VNE
Không đợi "mất bò mới lo làm chuồng", đây chính là những kĩ năng cơ bản mẹ phải dạy bé để tự bảo vệ bản thân trước khi quá muộn
Có những kĩ năng tự bảo vệ rất cơ bản mẹ nên dạy bé trước khi quá muộn.
Bảo vệ sự an toàn của con cái trở thành bản chất thứ hai của bậc làm cha làm mẹ dành cho con mình. Nhưng liệu bố mẹ có thể bên con 24/7 để bảo vệ con không, điều này gần như không thể và không thực tế. Đó là lý do tại sao mẹ cần phải dạy trẻ về những nguy cơ tiềm ẩn ở xã hội bên ngoài và cách ứng phó. Dưới đây là những kĩ năng hữu ích giúp trẻ nhận thức được những nguy cơ mà chúng có thể gặp phải bất cứ khi nào, từ đó có thể tự xoay sở và ứng phó khi không có bố mẹ ở bên.
Mẹ cần phải dạy trẻ về những nguy cơ tiềm ẩn ở xã hội bên ngoài và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân (Ảnh minh họa)
1. Chơi trò chơi "Con sẽ làm gì nếu...?"
Đây là cơ hội để bạn thể hiện lo lắng về những gì có thể xảy ra với các bé. Hãy cùng bé chơi 1 trò chơi và luôn đặt câu hỏi theo 1 cấu trúc như:
- "Con sẽ làm gì nếu một người lạ mời con ăn kẹo/bánh?"
- "Con sẽ nói gì nếu ai đó nhờ con giúp đỡ?"
- "Con sẽ làm gì nếu ai đó bảo con đi theo họ?"
Ngoài việc thảo luận cùng trẻ cách ứng xử hợp lý, bố mẹ hãy thành thực cảnh báo cho trẻ những nguy cơ có thể xảy ra - kẻ xấu có thể mang con đi hoặc làm hại con. Dạy cho trẻ về những nguy hiểm ở ngoài, không đợi "mất bò mới lo làm chuồng" .
2. Dạy trẻ 1 số kĩ năng tự bảo vệ cơ bản
Những điều cơ bản như dạy trẻ con đường nhanh nhất và an toàn nhất để về nhà, cách báo cho người thân biết nếu trẻ bị đưa ra khỏi khu vực quen thuộc hoặc có thể đang gặp nguy hiểm là rất cần thiết để bảo vệ trẻ. Cụ thể, mẹ hãy dạy trẻ không được đi theo người lạ, nói hoặc hét thật to để thu hút sự chú ý của người qua đường, đánh động không cho kẻ lạ thực hiện ý đồ xấu. Nếu cảm thấy ai đó đang đe dọa, hãy dạy trẻ chạy vào nhà dân gần đó, gõ cửa và nói với chủ nhà là trẻ không quen hay thấy không an toàn khi đi với người lạ đó, dạy trẻ nói với họ gọi ngay cho bố hoặc mẹ.
3. Dạy trẻ về những mối nguy hiểm khi gặp người lạ
Cho dù con bạn 2 hay 12 tuổi thì con đều có thể gặp nguy hiểm từ những người lạ mặt. Hãy giải thích cho con của bạn - đặc biệt nếu bạn thường xuyên đến nơi đông người: "Nếu bố/mẹ không thể nhìn thấy con, điều đó có nghĩa là con cũng không thể nhìn thấy bố/mẹ và điều đó là không thể chấp nhận".
Nhắc nhở con một cách khéo léo rằng tại sao nói chuyện với người lạ lại có thể nguy hiểm. Bắt đầu bằng cách xác định khái niệm "người lạ" là bao gồm những ai, theo độ tuổi và hình dáng của họ - ví dụ khi trẻ 3 tuổi, những ai không phải là bố/mẹ hoặc người trong gia đình đều là người lạ, nhưng khi trẻ 10 tuổi thì trẻ cần nói rõ hơn để phân biệt người quen và người lạ. Dạy trẻ rằng cảnh sát thường là những người tốt và trụ sở công an là nơi an toàn.
Ảnh minh họa
4. Không cam chịu kẻ bạo lực, đe dọa người khác
Ngoài những kẻ bắt nạt trong trường học còn có những kẻ bắt nạt trên mạng. Mẹ cần dạy trẻ ngăn chặn những kẻ bắt nạt bằng cách đến gặp giáo viên để đề nghị sự giúp đỡ. Hãy nói với trẻ không đáp ứng bất kì trò dọa nạt nào, vì đó chính là thứ mà chúng muốn. Nếu trẻ là đối tượng bị dọa nạt qua mạng, hãy dạy trẻ không trả lời bất cứ tin nhắn hoặc thư từ nào. Điều quan trọng là dạy trẻ không trả thù vì khi làm như vậy chính trẻ cũng trở thành người bạo lực, đi bắt nạt lại người khác, gây ra 1 vòng lẩn quẩn không có hồi kết. Thay vào đó hãy yêu cầu con thu thập bằng chứng về việc bị bắt nạt và báo cáo ban giám hiệu nhà trường hoặc bố/mẹ hoặc người lớn tin cậy, cho họ thấy bằng chứng đó. Người lớn sau đó sẽ có những biện pháp cần thiết để xử lý.
5. Dạy con nói "Không"
Thông thường, nếu con nói "không" khi bạn nhắc con đi tắm, đi ngủ, đến giờ ăn...thì con sẽ bị phạt, cho nên con bạn cũng sẽ theo đó thấy việc nói "không" với người khác cũng sẽ bị phạt như ở nhà với bố mẹ. Đối với tình huống này, bạn cần giải thích cho con hiểu cần phải nói "không" trong những trường hợp nào. Đó là khi ai đó khiến trẻ mệt mỏi, bẩn thỉu, không muốn chơi cùng trẻ, dạy trẻ có quyền nói "Không" - từ chối yêu cầu của người lạ. Dạy trẻ nói "không" với kẹo/bánh hay những người hứa sẽ cho quà nếu đi theo người đó, ngoại trừ 1 số người lớn tin cậy - đã nói cho trẻ biết trước.
(Ảnh minh họa)
6. Những điều trẻ không được làm
Bất kể con bạn đang ở đâu và ở độ tuổi nào, đây là một số điều dạy trẻ không được phép làm:
- Tiết lộ rằng trẻ đang ở nhà một mình khi ai đó đi qua hoặc gọi điện
- Đi gần ai đó (không phải là người lớn đáng tin cậy) khi họ tiếp cận trẻ từ trong ô tô
- Cho ai đó địa chỉ nhà trong khi trẻ đang ở nhà một mình
- Đi theo người lạ khi bị lạc đường - trừ khi người đó là Công an, Cảnh sát
- Không bao giờ cho phép người lạ nói điều gì đó đe dọa đến trẻ - yêu cầu họ hãy tránh xa trẻ ngay lập tức
7. Bố mẹ cần làm gì?
Có thể bạn nghĩ những điều nhỏ sau đây là để trẻ được an toàn nhưng thực tế lại không hẳn vậy. Ví dụ không bao giờ viết tên và địa chỉ nhà của con trên túi hoặc chai nước. Làm như vậy bất cứ ai cũng có thể đọc tên của con bạn và gọi ra, giả vờ đã biết trẻ, làm cho trẻ cảm thấy an toàn, tin tưởng để dụ dỗ.
Hãy dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại di động của bố/mẹ, số nhà... trong trường hợp khẩn cấp - biến nó thành trò chơi hoặc bài hát nhưng nhấn mạnh rằng trẻ không được hát trên xe buýt, tàu hỏa hay các phương tiện công cộng khác. Khi dạy trẻ, hãy thể hiện giọng nói, thái độ lo lắng, sợ hãi của bạn để trẻ lưu tâm ghi nhớ hình ảnh đó thay vì chỉ nhắc nhở chung chung.
Cha mẹ cần chủ động trang bị cho con những kĩ năng tự vệ cần thiết (Ảnh minh họa)
8. Thực hiện nguyên tắc 5P
Đó là bảo vệ (Protect), chuẩn bị (Prepare), thực hành (Practise), khen ngợi (Praise) và kiểm tra (Preview). Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc này cho hầu hết mọi thứ liên quan đến con của bạn - từ băng qua đường đến kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Hãy chú ý theo dõi tiến độ của trẻ, đảm bảo rằng bạn không di chuyển quá nhanh đối với trẻ. Chỉ khi bạn cảm thấy trẻ tự tin và sẵn sàng tiếp tục bài học tiếp theo thì mới giới thiệu các khái niệm mới.
Nguồn: Parent
Lớp học tình thương của cô giáo Huyền "Nếu như chỉ vì hoàn cảnh mà bắt các con không được đi học thì tội lắm", cô Phạm Thị Huyền, người giáo viên đã 21 năm giảng dạy ở lớp học tình thương phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ. Cô Huyền dạy học sinh kỹ năng sống Tốt nghiệp sư phạm, thường xuyên làm công tác xã hội,...