Rèn luyện 5 đức tính này khi con vào lớp 1, trẻ sẽ đứng trong top của lớp
Việc chọn trường tốt, trường điểm hay dạy con học sớm, học trước không quan trọng bằng việc nuôi dưỡng và rèn luyện cho con 5 đức tính này khi con vào lớp 1.
Yêu cầu trẻ tập trung thực sự là một thử thách khó nhằn đối với các bố mẹ có con vào lớp 1. Bản tính của trẻ là khám phá và học hỏi qua vận động và trải nghiệm, vì thế, khả năng tập trung của trẻ thường ngắn. Tuy nhiên, một tiết học khi bắt đầu vào lớp 1 là 30 phút và trẻ sẽ phải theo đuổi một hoạt động liên tục trong 30 phút này nên bố mẹ đừng quá lo lắng khi con thường xuyên được nhận xét là thiếu tập trung.
Hãy giúp con rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng tập trung một cách bền bỉ, từ 5 phút, 10 phút, 15 phút cho đến 30, 45 phút bằng những hoạt động vui vẻ như xếp hàng để mua đồ, chơi trò xâu hạt vòng, nhặt phân loại các hạt đỗ; đồng thời duy trì giờ học ở nhà đều đặn hàng ngày. Thời gian học ở nhà không cần nhiều, trẻ mới vào lớp 1 chỉ cần tối đa 30 phút buổi tối để ôn lại và chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho hôm sau, không nên ép trẻ tập viết, làm toán quá nhiều, vừa không cần thiết, vừa khiến trẻ không còn niềm vui với việc học.
Khi con vào lớp 1, trẻ vẫn thường hay vội vàng, hấp tấp, thích nhanh nhanh chóng chóng làm xong bài tập để còn được vui chơi. Điều này là hết sức bình thường, trẻ cần được hướng dẫn từ từ và đúng cách để điều chỉnh dần thói quen này của mình. Để giúp trẻ chậm lại, bố mẹ có thể chơi với con trò chơi “thám tử”, tức là học cách quan sát và phát hiện ở bất cứ nơi nào mà trẻ đến, ví dụ như khi đi siêu thị thì đố trẻ quan sát xem có bao nhiêu cô/chú thu ngân; phát hiện khu bán rau củ, giá tiền của từng loại; khi đi nhà hàng thì quan sát xem địa chỉ/số điện thoại của nhà hàng là bao nhiêu… Bằng cách này, dần dần trẻ sẽ hình thành nên thói quen quan sát và chậm rãi thu nạp thông tin để từ đó học cách suy nghĩ và hành động phù hợp.
3. Tính nhanh nhẹn, đúng giờ
Video đang HOT
Giờ giấc học tập ở cấp tiểu học quy củ và chặt chẽ chứ không còn linh động như ở trường mầm non, vì thế sự lề mề, uể oải và ì ạch của trẻ trong mọi hoạt động có lẽ là áp lực không hề nhỏ đối với bất cứ bố mẹ nào, đồng thời nó cũng khiến trẻ bị mất đi niềm vui đến trường khi liên tục bị bố mẹ giục giã, quát mắng hay thường xuyên đi học muộn.
Vì thế, cùng con thiết lập một thời gian biểu phù hợp cho các hoạt động trong ngày là điều các bố mẹ cực kì nên làm. Hãy nhớ nguyên tắc “ưu tiên những việc quan trọng” khi cùng con lên kế hoạch cho thời gian biểu như ngủ sớm, dậy sớm, vận động thể chất, ăn đúng bữa, hoàn thành bài tập hàng ngày. Bố mẹ nên khích lệ và khen ngợi trẻ khi con có tiến bộ, đồng thời cân đối thời gian giữa học tập – vui chơi – nghỉ ngơi để trẻ có được sự cân bằng và thư giãn cần thiết, từ đó đảm bảo sức khỏe và cảm hứng đối với việc học.
4. Tính độc lập, tự chủ
Sự tự chủ đầu tiên thể hiện ở việc trẻ có thể tự biết cách chăm sóc bản thân từ những kĩ năng cơ bản nhất như đi tất, cài cúc áo, buộc dây giày, mặc quần có khóa kéo và cúc bấm, tự lau chùi sau khi đi vệ sinh, rửa tay đúng cách… sau đó là việc trẻ biết nói ra và thể hiện rõ ràng các nhu cầu cá nhân của mình như mệt mỏi, khát nước, đau bụng, cần được hỗ trợ. Đây là điều rất cần thiết cho con vào lớp 1, không chỉ giúp trẻ cảm thấy tự tin và còn giúp trẻ hạn chế tối đa việc phụ thuộc vào người khác để phòng tránh các nguy cơ bị lợi dụng và xâm hại.
Để giúp con có tính độc lập, tự chủ, từ nhỏ bố mẹ nên tin tưởng vào khả năng của trẻ và cho trẻ thời gian để tự làm mọi việc, hoàn thiện dần kĩ năng của mình. Trẻ càng được bố mẹ tin tưởng và được học cách tự chăm sóc bản thân mình từ sớm sẽ càng độc lập và tự chủ khi lớn lên.
5. Sự tin tưởng, gắn bó với cha mẹ
Con vào lớp 1 là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của trẻ. Cho dù, trẻ có được chuẩn bị tốt nhất về tâm lý và tâm thế đi chăng nữa thì trẻ vẫn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, căng thẳng trong quá trình đi học. Đó có thể là cường độ học tập, là nề nếp sinh hoạt bị xáo trộn, là bị bạn bè bắt nạt, là không tìm được bạn thân hay bất kì ức chế tâm lý nào. Vì thế, sự tin tưởng và gắn bó với bố mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bố mẹ cần dành thời gian để đồng hành, lắng nghe và tôn trọng trẻ một cách kiên nhẫn và trọn vẹn để nắm bắt được những thay đổi tâm lý hay biến cố mà trẻ gặp phải ở trường lớp.
Khi trẻ có được sự tin tưởng và gắn kết chặt chẽ với cha mẹ, trẻ sẽ dễ dàng giải tỏa và chia sẻ những lo lắng của mình hơn, nhờ đó, trẻ sẽ dễ dàng vượt qua những “cú sốc” từ nhỏ đến lớn trong suốt quá trình đi học để tận hưởng niềm vui trường lớp của mình.
Theo Helino
Bạn đọc viết: "Nỗi khổ" của con giáo viên
Mới đây, tôi được vợ chồng cô bạn gái thân thiết mời dự tiệc ăn mừng vì con trai vừa đậu trường chuyên của tỉnh. Cháu đậu chuyên Hóa với số điểm khá cao. Chúng tôi ai cũng mừng cho cháu và gia đình bạn.
Ảnh minh họa
Hai vợ chồng cô bạn tôi dạy ở một trường điểm của thành phố. Hai đứa con của bạn học khá giỏi. Hầu như năm nào các cháu cũng đạt học sinh giỏi với số điểm xuất sắc. Gia đình bạn luôn được bầu chọn là gia đình hiếu học của khu phố. Mọi người ai cũng ngưỡng mộ về gia đình bạn
Mỗi lần gặp nhau, bạn thường hay khoe các thành tích của con với chúng tôi. Hầu như năm nào các bé cũng đạt thành tích cao trong học tập. Các bé luôn là niềm tự hào vô tận của bạn tôi. Với con, bạn không tiếc công sức và tiền bạc để đầu tư. Được cái các bé đều sáng dạ nên học hành tấn tới. Năm nay, cậu con đầu đã đậu trường chuyên nên bạn tổ chức tiệc ăn mừng vô cùng hoành tráng.
Đón tôi vào nhà là khuôn mặt buồn tủi, căng thẳng của con gái cô bạn. Khi tôi hỏi, bé đã không ngại trút bầu tâm sự. Rằng suốt tuần nay cháu bị áp lực nặng nề. Cháu rất sợ năm tới không đậu trường chuyên như anh. Lúc nào cháu cũng bị áp lực từ mẹ mang tới. Mẹ luôn bắt cháu học ngày học đêm. Rằng mẹ là giáo viên nên chúng cháu đừng để mẹ đừng mất mặt với hội đồng Sư phạm trường. Mẹ thường lấy tấm gương con cô này, thầy kia để bắt chúng cháu phải cố gắng. Điều mẹ sợ nhất là cuối năm khen thưởng công đoàn trường không có tên con.
Vì thế mà lúc nào cháu cũng phải cố gắng. Cháu rất sợ mẹ buồn. Dạo gần đây cháu mất ngủ liên tục, cháu rất sợ phải đi học thêm. Lúc nào cháu cũng phải xoay quanh với một đống bài tập. Cháu sợ vì mình là con giáo viên quá rồi. Với cháu chỉ được thành công chứ không được thất bại. Mong sao mẹ cháu hiểu và đừng ép cháu học quá nhiều. Cháu muốn được vui chơi và thoải mái như các bạn bè của mình.
Sau khi nghe cháu trút bầu tâm sự, tôi chỉ biết động viên cháu cố gắng. Rằng mẹ cháu cũng vì thương con nên mới thế. Mẹ mong muốn sau này cháu có cuộc sống sung sướng thôi. Tôi hứa với cháu sẽ tâm sự với mẹ về vấn đề này.
Bạn tôi vốn là người mẹ rất thương con. Bạn đã từng hy sinh tất cả vì con. Ngày nào bạn cũng chở con đi học rồi lại rước con về. Bạn nhịn ăn, nhịn mặc để đầu tư cho con. Các bé nhà bạn chỉ có việc học hành là chính. Lúc nào bạn cũng muốn con phải học giỏi. Rằng con giáo viên thì không thể học dốt. Bạn rất sợ người ta cười khi con mình không giỏi. Vì thế bạn luôn áp lực lên tụi nhỏ.
Đây cũng là quan điểm chung của không ít phụ huynh là giáo viên hiện nay. Họ luôn nghĩ mình dạy học thì con mình phải học giỏi. Rồi họ không tiếc tiền để đầu tư cho con. Vì vậy mà vô tình đã tạo áp lực sợ hãi đến các con. Nhiều đứa trẻ vì thế mà bị rối loạn tâm thần rồi gây ra rất nhiều chuyện khiến phụ huynh không lường trước được.
Thực ra, ai chẳng muốn con học hành giỏi giang. Thế nhưng đâu phải đứa trẻ nào cũng được như thế. Ngay như con tôi cũng vậy, đứa lớn chăm chỉ nên học hành còn đỡ, chứ cậu em mải chơi sức học chỉ khá. Nhiều khi chồng cũng hay cằn nhằn vì tôi hay chiều con. Thế nhưng tôi hiểu mỗi đứa trẻ sẽ có những thế mạnh riêng. Giờ tôi cũng không áp lực đối với các con về chuyện học hành. Tôi luôn dạy con phải cố gắng và khuyến khích con theo đuổi ước mơ. Vì thế mà các cháu nhà tôi luôn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống.
Thiết nghĩ các bậc phụ huynh (nhất là phụ huynh giáo viên) đừng lao vào cuộc đua thành tích của con với các đồng nghiệp nữa. Điều này không những ảnh hưởng đến tâm lý đứa trẻ mà còn gây luôn cả áp lực đến cho bản thân mình.
Loát Trần
Theo Dân trí
Thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Thu thẻ dự thi ngay sau ngày làm thủ tục Ngoài việc kiểm tra điều kiện tổ chức kì thi, trưởng điểm thi phải xem xét an ninh đã đảm bảo chưa, nếu cần phải leo lên sân thượng để kiểm tra chặt chẽ. Phải tổ chức cho giáo viên học quy chế giống như quy chế thi THPT quốc gia. Để tránh tình trạng học sinh quên nên điểm thi sẽ thu...