Rèn con tính kỉ luật – ngăn nắp không khó, mẹ chỉ cần nằm lòng 7 nguyên tắc này dễ như trở bàn tay này
Tính kỉ luật, ngăn nắp gọn gàng sẽ giúp trẻ biết cách sắp xếp công việc và bố trí các hoạt động trong cuộc sống một cách hợp lý và khoa học hơn, tạo tiền đề cho trẻ thành công hơn sau này.
Đã bao giờ mẹ tự hỏi liệu mình phải chạy theo nhặt nhạnh rồi sắp xếp đồ chơi, quần áo, cả sách vở của con cho đến bao giờ không. Nếu có, mẹ hãy nhìn lại phương pháp dạy con của mình, bởi trẻ đang sống quá tự do và mẹ chưa thiết lập được tính kỉ luật, sống ngăn nắp cho trẻ. Những kĩ năng này trẻ cần được dạy ngay từ nhỏ, bởi nó không chỉ giúp ích ở hiện tại là mẹ không còn phải vất vả dọn dẹp cho bé mà còn có ích trong tương lai, giúp trẻ biết cách sắp xếp công việc và bố trí các hoạt động trong cuộc sống một cách hợp lý và khoa học hơn, tạo tiền đề cho trẻ thành công hơn sau này.
Trẻ cần được rèn luyện thói quen sắp xếp, ngăn nắp ngay từ nhỏ (Ảnh minh họa)
Để tập cho trẻ tính kỷ luật và kỹ năng sắp xếp công việc, bạn nên tập cho bé sống ngăn nắp ngay từ nhỏ. Những mẹo vàng sau đây có thể giúp mẹ rèn con gọn gàng thật dễ dàng.
1. Giao việc cho trẻ
Ngay từ độ tuổi mẫu giáo, mẹ có thể giao cho bé những công việc liên quan đến chăm sóc cá nhân như đánh răng, tự làm sạch sau khi đi vệ sinh. Sau đó chuyển sang giao nhiệm vụ tự phụ trách đồ đạc của mình đặc biệt là khi mẹ và bé cùng đi du lịch. Tiếp đến, mẹ phân công cho bé dọn dẹp bàn học của mình sau khi học xong. Dần dần theo thời gian, mẹ giao cho bé những nhiệm vụ lớn hơn trong số các công việc gia đình hàng ngày. Bé sẽ dần có ý thức hơn với chính mình và các công việc khác.
Trẻ có thể thực hiện các công việc từ nhỏ đến lớn dần (Ảnh minh họa)
2. Không giới hạn mức độ việc dễ làm dành cho trẻ
Giáo sư tâm lý học Roger Roger W. McIntire, thuộc Đại học Mảyland (Mỹ) và tác giả cuốn Raising Good Kids in Tough Times (Tạm dịch: Nuôi dạy trẻ trong những giai đoạn khó) cho hay: “Cha mẹ thường mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng trước mỗi công việc. Cách nhanh nhất để trẻ có thể tự làm được việc là cho trẻ trực tiếp tham gia công việc ấy, bất kể khó hay dễ. Việc cha mẹ quá sốt sắng, vội vàng lao vào giải cứu con, làm hộ con sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy bản thân mình chẳng làm được việc gì ra hồn nếu không có sự giúp đỡ của bố mẹ. Thực hành là cách để trẻ rèn luyện, dễ hay khó, hãy cứ trẻ được thử thách và trải nghiệm”.
3. Tạo điều kiện để trẻ ngăn nắp hơn
Video đang HOT
Muốn trẻ sống ngăn nắp, gọn gàng, có kỉ luật thì cha mẹ cần tạo điều kiện và môi trường phù hợp để trẻ có thể phát huy tối đa các kĩ năng này. Cụ thể là tạo cho con một không gian của riêng mình chẳng hạn góc học tập, góc vui chơi, góc ăn uống, góc thay đồ… Bé sẽ học cách làm mọi việc đúng nơi đúng chỗ, không mang cơm lên bàn học ăn, không thay đồ ở ngoài khu vực cho phép. Hay bố trí chỗ để đồ hợp lý, có thể là một chiếc hộp to để bé cất đồ chơi, hay hộp nhỏ để bé cất nơ cài tóc. Trẻ nhỏ vốn dĩ cũng có rất nhiều vật dụng nhỏ lặt vặt cần chỗ cất giữ, nên cần có chỗ để cất giữ các món đồ khác nhau, từ đó con cũng học được cách bố trí và sắp xếp sao cho khoa học để khi muốn dùng có thể lấy được ngay.
Muốn trẻ sống ngăn nắp, gọn gàng, có kỉ luật thì cha mẹ cần tạo điều kiện và môi trường phù hợp để trẻ có thể phát huy tối đa các kĩ năng này (Ảnh minh họa)
4. Không tạo sức ép bằng nhiệm vụ lớn
Ngăn nắp, gọn gàng là tốt, nhưng mẹ nên nhớ không tạo sức ép cho trẻ bằng các nhiệm vụ lớn. Chẳng hạn như yêu cầu trẻ dọn dẹp phòng, mặc dù đó là phòng của trẻ nhưng thay vì đưa ra nhiệm vụ lớn và trừu tượng như vậy, hãy đề nghị con thực hiện từng công việc nhỏ như dọn dẹp đồ chơi trước khi thu gọn chăn gối trên giường. Từng việc nhỏ sẽ tạo thành công việc lớn, trẻ sẽ dần thích nghi mà không cảm thấy quá sức.
5. Có thể nghỉ giải lao nhưng vẫn phải hoàn thành công việc
Mẹ có thể cho phép con nghỉ giải lao giữa các nhiệm vụ, nhưng hãy đưa ra lịch trình cụ thể. Việc này tương tự như đặt kỳ vọng và thiết lập giới hạn. Sử dụng đồng hồ bấm giờ có thể giúp con ghi nhớ mục tiêu của mình. Nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ về những gì cần phải làm để trẻ không bị lãng quên và bỏ qua công việc đang dang dở hoặc tiếp theo. Tiến sĩ, nhà tâm lý học Laura Markham nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cha mẹ cần thống nhất các quy tắc và tuân theo một cách nghiêm túc để trẻ noi theo.
6. Khuyến khích trẻ
Việc học cách bố trí, sắp xếp các công việc, nhiệm vụ là một kĩ năng quan trọng trong việc rèn luyện tính kỉ luật và sống có tổ chức. Mẹ không cần đưa ra quá nhiều phần thưởng và lời khen ngợi, nhưng hãy chú ý đến những nỗ lực của con hơn là kết quả. Mẹ cũng có thể đặt ra một số quy tắc để con sống và làm việc có kỉ luật hơn, chẳng hạn như không xem tivi nếu chưa dọn dẹp xong phòng của bé. Để hình thành được nhận thức về trách nhiệm và tập thành một thói quen, trẻ cần được chỉ dạy tận tình từ cha mẹ.
Mẹ không cần đưa ra quá nhiều phần thưởng và lời khen ngợi, nhưng hãy chú ý đến những nỗ lực của con hơn là kết quả (Ảnh minh họa)
7. Làm gương cho con
Cha mẹ chính là tấm gương gần gũi và thực tế nhất cho con noi theo. Mẹ không thể bắt con sống ngăn nắp, gọn gàng trong khi mình lại ưa bừa bãi, vứt đồ đạc lung tung. Hãy cố gắng rèn mình vào nếp sống để con nhìn cha mẹ như một tấm gương. Hãy giữ không gian làm việc và sinh hoạt của mình gọn gàng, sạch sẽ và đừng để trẻ thấy cha mẹ đang làm ngược lại với những gì đã từng dạy trẻ. Mẹ có thể phàn nàn và quát mắng để bắt trẻ phải hoàn thành công việc, nhưng nó không hiệu quả bởi mục đích là dạy trẻ thói quen và kĩ năng sống phục vụ cho cuộc sống sau này của trẻ.
Nguồn: Parent
Thi THPT Quốc gia 2019: Hiệu trưởng ở Hà Nội đề xuất chỉ nên dùng điểm thi để xét tốt nghiệp
Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lê Qúy Đôn cho rằng, nên tách riêng điểm đánh giá học sinh trong quá trình học và điểm xét tốt nghiệp, chỉ dùng điểm thi chứ không nên lấy điểm kết quả học trung bình lớp 12.
Ngày 4/12, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi THPT Quốc gia 2019. Theo văn bản này, dự kiến, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lê Qúy Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) không đồng tình với phương thức sử dụng kết quả trên. Ông cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT điều chỉnh cách tính điểm như vậy thì điểm xét tốt nghiệp THPT chưa chính xác tuyệt đối.
"Trong quá trình giảng dạy, thầy cô thường có tâm lý thương học sinh và có thể tạo điều kiện cho các em có kết quả cao, có điểm số đẹp để tham gia xét tốt nghiệp", ông Bình lý giải.
Từ đó, hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình mong muốn tách riêng điểm đánh giá học sinh trong quá trình học và điểm xét tốt nghiệp. Theo đó, chỉ dùng điểm thi chứ không nên lấy điểm trung bình kết quả học lớp 12 vào tính điểm để xét tốt nghiệp.
Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình. (Ảnh: Giaoduc)
Hiệu trưởng Bình bức xúc: "Năm nào, kỳ thi THPT Quốc gia cũng có những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi. Điều này làm cho phụ huynh, học sinh, giáo viên và toàn xã hội lo âu và chỉ chờ Bộ GD&ĐT thay đổi cách tổ chức thi để có phương án ôn luyện.
Tại sao Bộ chưa công bố tỷ lệ % kiến thức của lớp 10 và 11 trong đề thi THPT Quốc gia năm 2019 là bao nhiêu? Thời gian công bố đề thi minh họa là khi nào để giáo viên và các em học sinh chuẩn bị?".
Hạn chế khi lắp camera giám sát
Sau khi chỉ ra những điểm chưa đồng tình về phương án thi THPT Quốc gia 2019, thầy Nguyễn Quốc Bình ủng hộ khi Bộ GD&ĐT khi có điều chỉnh một số nội dung trong quy chế thi từng là hạn chế, kẽ hở trong năm ngoái tại một số tính.
Trong những điều chỉnh bổ sung một số kỹ thuật của quy chế, ông Bình đánh giá cao việc lắp camera ở phòng để đề thi, bài thi và phòng chấm trắc nghiệm 24h/24h. Việc chúng ta biết sử dụng công nghệ trong hoạt động để quản lý đề thi, chấm thi sẽ giúp đảm bảo bí mật, an toàn, khách quan trong quá trình thực hiện tổ chức kỳ thi.
Thầy Bình cho biết thêm, trong quá trình chấm thi sẽ có nhiều thao tác khác nhau, đặc biệt là chấm trắc nghiệm. Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chấm tập trung không giao cho các tỉnh và do các trường đại học chủ trì, có sự thay đổi về nhân sự, về con người. Vì vậy, sẽ khó xuất hiện gian lận vì có sự giám sát của camera.
Tuy nhiên, công việc nào cũng cần có con người. Theo đó, những người làm công tác tổ chức thi, chấm thi... phải được tập huấn lựa chọn, giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể và có chế tài xử phạt nghiêm. Ngoài ra, cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thì tiêu cực sẽ được hạn chế và khó xảy ra.
"Lắp đặt camera ra rồi nhưng không thể ỷ lại vào nó, mà vẫn phải thực hiện những thao tác kỹ thuật để camera hoạt động, tránh trục trặc", thầy Nguyễn Quốc Bình nói.
Lắp camera giám sát sẽ tránh gian lận.
Thầy Bình phân tích, những sai sót trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 là bài học cho năm 2019. Vậy nên, Bộ GD&ĐT cần có chiến lược chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Bộ cũng cần nghiên cứu, căn cứ thực tế, căn cứ vào cơ sở lý luận, cơ sở khoa học để xây dựng quy chế có tính lâu dài hơn, tránh việc chúng ta năm nào cũng thay đổi làm xã hội lo lắng, chờ đợi, như vậy chưa tạo ra được sự yên tâm cho giáo viên, học sinh.
Hơn nữa, đối với kỳ thi này, sau khi có điều chỉnh về kỹ thuật như vậy, Bộ cũng cần có đội ngũ thanh tra, hậu kiểm, giám sát. Những người này phải thực sự có trách nhiệm, phải quyết liệt mới giảm được tiêu cực.
Nếu những thay đổi này khắc phục được hạn chế của năm trước thì kỳ thi sẽ diễn ra an toàn, khách quan và đảm bảo giảm thiểu tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi đồng bộ toàn diện mà hàng năm vẫn thay đổi, điều chỉnh thì cách làm mang tính "chắp vá", phải có một chiến lược, định hướng, cụ thể toàn diện cho kỳ thi.
Theo vtc
Vụ so sánh đồ thầy giáo mặc với quần nữ sinh: Phòng Giáo dục TP Bạc Liêu báo cáo gì? Liên quan đến vụ phụ huynh so sánh "đồ thầy mặc trên người chưa chắc giá trị hơn quần của con tôi", chiều tối ngày 4/12, theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), không chỉ 2 lần bị xúc phạm, mà thầy giáo còn được cho là bị phụ huynh xúc phạm lần 3...