Realtek ra mắt bộ điều khiển Ethernet 2.5G hỗ trợ game thủ
Tại Computex năm nay, Realtek đã ra mắt bộ điều khiển Ethernet multi – gigabit mới. Bộ điều khiển Ethernet 2.5G của Realtek được kỳ vọng sẽ giúp giá cả hợp lý và phù hợp với nhiều thiết bị mạng hơn.
Giải pháp Ethernet 2.5G của Realtek bao gồm ba phiên bản chip: bộ điều khiển RTL8125 giao tiếp PCIe 2.0 x1 cho ứng dụng PC; bộ điều khiển RTL8125 cung cấp chuẩn USB 3.1 cho dùng dongle và dock; và bộ thu phát RTL8226 cho router và switch. Tất cả các sản phẩm 2.5GBbase-T của Realtek đều được tích hợp đầy đủ chuẩn ASIC bao gồm gói QFN và không cần bộ nhớ ngoài hoặc firmware.
Ở giải pháp chip đơn, các sản phẩm Ethernet 2.5G của Realtek sẽ cho phép các nhà sản xuất thiết bị mạng và máy tính tạo các sản phẩm với giá cả phải chăng, hỗ trợ tốc độ nhiều gigabits. Mặc dù đây vẫn là thiết bị 2.5G, nhưng đó vẫn là một sự cải thiện 2.5 lần về băng thông Ethernet, một bước nhảy đáng kể so với các thiết bị hiện nay vẫn còn ở tốc độ 1Gbps gần một thập kỉ. Ngoài ra, đây là những bộ điều khiển multi-gigabit đầu tiên đã ra mắt mà không hỗ trợ tốc độ 5 Gigabit.
Có vẻ như Realtek đang đặt cược các bộ điều khiển mới vào đối tượng game thủ. Trong nhiều năm, công ty đã cung cấp bộ điều khiển mạng GbE kèm với phần mềm Realtek Dragon Software, phần mềm này ưu tiên các gói tin dành cho game. Tuy nhiên sản phẩm này đã không giúp thu hút những game thủ. Với các giải pháp 2.5Gbase-T, có thể công ty sẽ thành công hơn.
&’Dragon’ Gaming 8118AS NIC thế hệ trước của Realtek
Vào thời điểm ra mắt hồi tháng 6, Realtek không có bất kỳ khách hàng nào. Nhưng bây giờ đã là tháng 10, có thể ASRock là một trong những khách hàng đầu tiên sử dụng bộ điều khiển RTL8125 PCIe 2.0 x1 vì đặc điểm sản phẩm phù hợp với bo mạch chủ của họ sẽ ra mắt trong vài tuần tới.
Video đang HOT
Nhìn chung, những sản phẩm của Realtek sẽ giúp thiết bị Ethernet multi – gigabit có giá thành rẻ hơn. Năm ngoái, có khá nhiều sự cải tiến thiết bị như bộ điều khiển của Aquantia, adapter multi-gigabit và bộ chuyển đổi, song chúng vẫn còn đắt. Vẫn cần thời gian chờ xem liệu có bao nhiêu người dùng và doanh nghiệp nhỏ sẽ thay đổi một tiêu chuẩn vốn chỉ tăng 2.5 lần so với tốc độ mạng hiện nay.
Theo AnandTech
Chia sẻ về RAM RGB dưới góc độ của game thủ - Khi mạnh là chưa đủ mà còn cần phải đẹp
Câu chuyện về RAM RGB thật ra cũng giống như là chuyện cơm áo gạo tiền vậy, phàm là đã ăn no mặc ấm rồi thì bạn sẽ bắt đầu nghĩ đến việc ăn sao cho ngon, mặc sao cho đẹp. Đối với người chơi máy tính và đặc biệt là các bạn game thủ cũng thế, khi chúng ta có dàn máy đủ mạnh thì chuyện muốn nó đẹp là bước tiếp theo. RAM RGB là một trong số đó, khi tốc độ xung nhịp không còn nhiều ý nghĩa thì đẹp là yếu tố quyết định.
Hiện mình đang sử dụng 2 cặp 2 x 8 GB Corsair Vengeance RGB Pro xung 3200 MHz, mỗi cặp giá 5,75 triệu. Tuy vậy cái này là do mình muốn cả hai màu trắng và đen, còn nếu bạn mua một bộ 4 thanh thì mức giá sẽ nhẹ hơn một chút là khoảng 11 triệu đồng. Dòng RAM này mình đã trên tay ở Computex vào tháng 6 rồi nên bạn có thể tham khảo trong bài #Computex18: Một vòng gian hàng Corsair - thùng máy khổng lồ, RAM tốc độ cao với đèn LED siêu sáng. Nói chung là hàng ngon giá đắt, nhưng mục đích chính của bài là mình muốn chia sẻ với các bạn về lý do vì sao mà mình và rất nhiều bạn game thủ chọn RAM RGB thay vì "tiết kiệm".
Trước hết chúng ta phải đối diện một sự thật, cái ăn tiền nhất của RAM RGB là nó đẹp, đơn giản vậy thôi. Hiệu năng thì cùng xung cùng độ trễ, đèn hay không đèn thì cũng như nhau. Riêng đối với anh em game thủ xài nền tảng Intel, xung nhịp RAM nhanh chậm cũng chẳng ảnh hưởng đến tốc độ fps của anh em tẹo nào đâu, bench ra số đẹp để tự hào thôi. Anh em nào xài CPU AMD Ryzen hoặc có nhu cầu dựng video hay làm đồ hoạ thì mới thấy sự khác biệt. Nhưng mà có câu thà mua thừa còn hơn để thiếu, RAM xung cao vẫn rất được các bạn game thủ ưa chuộng.
Cái thú của việc chơi RAM RGB chính là nó cho phép bạn cá nhân hoá theo ý mình. 16 triệu màu sắc với rất nhiều chế độ nháy đèn, thêm vào một chút sáng tạo thì bạn sẽ có một dàn RAM không đụng hàng. Còn nếu lười, chúng ta vẫn có thể dùng các chế độ mặc định để chạy bảy sắc cầu vồng cho vui mắt. Mình thấy có rất nhiều bạn cho rằng xu hướng RGB hiện nay biến máy tính trở nên loè loẹt, thậm chí "cải lương". Tuy nhiên cần lưu ý rằng ở các dàn máy demo thì các hãng thường đặt thiết lập 7 sắc cầu vồng để phô diễn tính năng, còn khi đem về nhà thì bạn sẽ là người quyết định chiếc máy của mình ra sao. Người ta để 7 sắc cầu vồng không có nghĩa là bạn phải để như vậy, ngược lại đằng khác.
Thay vì để ngẫu nhiên, bạn có thể tuỳ chỉnh đèn theo chủ đề mà mình muốn hoặc đơn giản là đổi gió cho vui. Chẳng hạn như thứ 2 màu đỏ, thứ 3 màu vàng, thứ 4 màu xanh lá,... đó là điều mà những dòng RAM thường hoặc LED đơn sắc không thể đem lại cho bạn. Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay không ít thì nhiều cũng được tích hợp đèn LED RGB, cũng như cho phép bạn đồng bộ đèn LED toàn hệ thống.
Chẳng hạn như dàn máy của mình sử dụng bo mạch chủ ASUS ROG Maximus X với công nghệ AURA SYNC cho phép đồng bộ đèn của 2 cặp RAM Corsair Vengence Pro với toàn bộ hệ thống. Nói chung là việc tuỳ chỉnh đồng bộ đèn hiện nay đã rất dễ dàng nhờ sự hợp tác giữa các hãng main và RAM.
Tuy vậy để điều chỉnh hiệu ứng nâng cao thì trong một số trường hợp bạn sẽ phải dùng phần mềm riêng của từng hãng. Chằng hạn đối với Corsair Vengence Pro mà mình dùng thì để điều khiển từng bóng LED bên trong bạn sẽ cần phải sử dụng phần mềm CUE riêng.
Chung quy lại thì gaming là một thú vui khá ư là tốn kém, và trong thời đại này thì mạnh là chưa đủ mà còn cần phải đẹp để thu hút các game thủ. Nói thật là tìm một lý hợp lý cho việc chọn RAM RGB cũng khó như là dạy nhà giàu cách xài tiền vậy, bạn thấy đẹp, bạn thích, bạn đủ tiền thì bạn chơi thôi. Điều quan trọng nhất là chơi thì phải thấy sướng, thấy hài lòng là được.
Theo tinhte