Razer ra mắt bàn phím cơ nhỏ gọn mang tên Orbweaver
Nhà sản xuất thiết bị ngoại vi chơi game Razer mới đây đã công bố bổ sung dòng sản phẩm của mình với tên gọi Orbweaver. Đây là chiếc bàn phím nhỏ gọn được thiết kế tối ưu cho người dùng thay thế bàn phím thông thường khi chơi game.
Orbweaver được trang bị 20 phím cơ học có thể lập trình các kỹ năng, phím tắt thuận tiện trong từng trò chơi. Phím bấm chỉ cần một lực tác động khoảng 50g, khá ấn tượng so với các bàn phím cơ khác. Ngoài ra người dùng có 8 key maps ngay lập tức. Bàn phím hỗ trợ đèn nền backlit thuận tiện sử dụng trong đêm.
“Razer Orbweaver được thiết kế với mô-đun cho phép người dùng tùy chỉnh bàn tay, ngón tay và lòng bàn tay nhằm mang lại cảm giác thoải mái nhất trong suốt cuộc chơi.”
Orbweaver cũng được trang bị tính năng Syapse 2.0 cho phép lưu trữ và quản lý cấu hình các thiết bị ngoại vi của Razer hỗ trợ công nghệ trên dễ dàng và thuận tiện. Sản phẩm có kích thước 55 x 154 x 202 mm và nặng 300g.
Razer Orbweaver sẽ được bán ra vào cuối tháng này với mức giá 130$ (khoảng 2,8 triệu đồng).
Thông số kỹ thuật:
Tất cả các phím cơ học với lực bấm 50g.20 phím có khả năng lập trình.Mô-dun điều chỉnh tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.8 thiết lập bàn phím nhanh.Không giới hạn độ dài macro.Không giới hạn cấu hình game.Hỗ trợ đèn nền bàn phím backlit.Synapse 2.0Kích thước: 55 x 154 x 202 mmKhối lượng: 300g.
Theo Genk
Deathstalker DeathAdder 2013: Combo sáng giá dịp cuối năm
Dịp mua sắm cuối năm là thời điểm mọi người có thể tìm cho mình một món đồ với giá hời, thời điểm các nhà sản xuất tranh thủ "xả hàng tồn" và trên hết, là thời điểm các hãng tung ra các sản phẩm mới. Các hãng sản xuất thiết bị ngoại vi chơi game nói chung, và Razer nói riêng, cũng không nằm ngoài quy luật này.
Video đang HOT
Combo chuột và bàn phím chơi game mà GenK chuẩn bị giới thiệu tới các bạn độc giả sau đây là bộ đôi sản phẩm ra mắt đúng dịp cuối năm của hãng sản xuất thiết bị đến từ nước Mỹ. Bộ đôi vẫn mang dáng dấp hiện đại vốn có của các thiết bị Razer, thế nhưng cảm nhận cá nhân của người viết cho rằng, cả 2 đều là những thiết bị mô tả chính xác nhất cái gọi là "phong cách Razer" mà không một thiết bị tiền nhiệm nào có khả năng làm được.
DeathAdder 2013: Bình mới, rượu cũng mới
Phiên bản DeathAdder gần đây nhất, nếu không tính phiên bản 2013 hay những phiên bản ăn theo các tựa game đỉnh, thì cũng đã ra mắt từ đầu năm 2011 (DeathAdder Black). Sau nhiều năm "chinh chiến", sức mạnh của DeathAdder đã có phần hụt hơi trước những cái tên như Kana, Kinzu hay thậm chí là cả người anh em Lachesis Refresh ra mắt năm 2010. Thế nhưng, nhờ sở hữu kiểu dáng có thể gọi là đột phá ngay cả trong thời điểm hiện tại, ôm tay và tạo cho gamer cảm giác thoải mái, chưa kể cái giá "thân thiện" nên nhiều người sử dụng tại Việt Nam vẫn chọn lựa DeathAdder làm vũ khí phòng thân.
Đến đây, chắc chắn nhiều người sẽ chê bai Razer là bảo thủ khi vẫn cố gắng giữ khư khư sức mạnh phần cứng của DeathAdder, một hệ thống đã tương đối già nua và sở hữu không ít lỗi trong quá trình sử dụng (Lift-off Distance cao, chip điều khiển tự động nắn dòng chuột,...). Chính vì thế, phiên bản 2013 của chú chuột huyền thoại này đã được Razer giới thiệu từ giữa tháng 11, và ở thời điểm này, những chú chuột đầu tiên của phiên bản mới cũng đã đến tay giới hâm mộ tại Việt Nam.
Vẻ ngoài của DeathAdder 2013 gần với phiên bản DA Black hơn là so với DA Respawn ra mắt năm 2009, vì cùng sở hữu nhiều điểm tương đồng. Nếu như DeathAdder thế hệ thứ 2 (sở hữu cảm biến hồng ngoại 3500 DPI) được phủ một lớp cao su mịn, thì DA 2013 lại sở hữu bề mặt nhựa nhám. Thêm vào đó, ở hai cạnh hông chuột, Razer trang bị thêm hai miếng cao su (ngay phía dưới 2 nút phụ bên tay phải), giúp việc cầm nắm tốt hơn. Ở phiên bản DA cũ, tay tôi hay bị ra mồ hôi và thường bị trượt ngón cái lên hai nút phụ, ảnh hưởng đến quá trình chơi game. Mặt đáy của chú chuột cũng vậy, thay cho nhựa bóng, mặt đáy của chuột là 1 lớp nhựa nhám, giúp che đi những vết xước trong quá trình sử dụng.
Nói không ngoa, nhiều người sử dụng trẻ tuổi hâm mộ các thiết bị của Razer một phần là nhờ vào hệ thống "đèn đóm" được thiết kế với tính thẩm mỹ rất cao trong từng sản phẩm. DA 2013 cũng vậy. Tuy nhiên thay vì đèn LED xanh lam trên các thiết bị cũ, nhà sản xuất đã quyết định đưa màu sắc đèn của nhiều thiết bị (BlackWidow, DeathAdder, Taipan, Ouroboros,...) về màu xanh lá cây trùng khớp với logo của hãng, tạo ra phong cách mới khá lạ mắt cho các thiết bị ngoại vi chơi game này.
Vẫn giữ hình dáng cũ, dành riêng cho người thuận tay phải, cảm giác khi sử dụng DeathAdder 2013 vẫn không khác nhiều so với những phiên bản cũ mà tôi đã sử dụng qua. Có điều giống như bản DA 2009, phiên bản 2013 vẫn chưa bẳn là tối ưu về bề mặt. Nếu như phiên bản cũ sẽ bị bong tróc lớp phủ cao su sau 1 thời gian sử dụng, thì mồ hôi và việc miết tay liên tục cũng sẽ làm mất lớp nhám trên DA 2013, lộ lớp nhựa bóng ở phía dưới.
Thử nghiệm với "hàng nóng" Far Cry 3, switch sử dụng trong 2 nút chuột trái và chuột phải nhạy hơn so với phiên bản cũ (tôi sử dụng DeathAdder 2009 vừa "bóc tem" để so sánh). Trong khi đó hai nút phụ của chuột lại có vẻ cứng hơn so với người anh em ra mắt cách đó hơn 3 năm. Nhiều người chơi CS đặt 2 nút này theo mặc định là lưu đạn mù và lựu đạn khói, vì thế họ sẽ cần thêm chút sức lực để "rút bom" bằng ngón tay cái của mình.
Mặc dù sở hữu cảm biến lên đến 6400 DPI, nhưng tôi vẫn yên tâm với tốc độ chuột 800 DPI ngoài driver và sensitivity 1.5 trone CS 1.6, dù sao thì tốc độ tối đa của cảm biến quang học cũng chỉ là thứ "giành điểm" trong cuộc đua phần cứng, chứ hầu như cũng không có ai dùng đến tốc độ chuột 6400 DPI để sử dụng hàng ngày hay in-game cả. Tuy nhiên một điều cần đề cập, đó là Lift-Off Distance, hay nói nôm na là độ cao để cảm biến ngừng hoạt động của DA 2013 đã không còn cao chót vót như các phiên bản cũ nữa (thực ra các phiên bản DA 2009 hay DA Black cũng đã khỏi hẳn căn bệnh này nhờ vào firmware update từ Razer), vì thế những người sử dụng chuột với tốc độ thấp sẽ rất ưng ý với chú chuột này.
Deathstalker: Đủ sức đưa Lycosa vào quên lãng
Lycosa, phiên bản cao cấp, với hệ thống đèn nền nâng cấp từ bàn phím chơi game Arctosa đã ra mắt các game thủ cũng được khoảng 3 năm. Những ưu điểm của Lycosa đã được chứng minh qua thời gian, ví dụ như phím nông, gõ êm, phù hợp cho các tác vụ từ chơi game đến soạn thảo văn bản. Chưa kể, hệ thống đèn nền đã giúp các game thủ "cày đêm" thoải mái hơn nhiều vì không phải "mò phím".
Với mục đích tạo ra một chiếc bàn phím thân thiện hơn với game thủ, cũng như tạo cho họ khả năng ít có bàn phím nào có được, Razer đã tạo ra Deathstalker Ultimate, chiếc bàn phím sở hữu touchpad kiêm màn hình cảm ứng, cùng hệ thống 10 phím lập trình riêng cho từng ứng dụng, với lời giới thiệu "mô phỏng hệ thống giao diện Switchblade UI". Bên cạnh đó, phiên bản bình dân hơn của Deathstalker lại sở hữu cụm phím numpad thay cho hệ thống màn hình rườm rà và đắt đỏ kia, trong khi cảm giác phím bấm không hề có khác biệt.
Giống với Lycosa, Deathstalker cũng sở hữu phần wristpad giúp cổ tay không bị mỏi khi sử dụng bàn phím trong thời gian dài, và phàn wristpad này là nguyên khối với kết cấu bàn phím, vì thế sẽ không thể bị tháo ra.
Như đã đề cập ở phần trên, series thiết bị cuối năm 2012 của Razer được trang bị hệ thống LED xanh lá, và Deathstalker cũng không phải là ngoại lệ. Người sử dụng có thể tùy chỉnh đèn nền bàn phím ở... 20 mức khác nhau! Hệ thống nút multimedia trước đây đặt ở vị trí cụm đèn caps lock, thì nay được tích hợp lên cụm phím function. Bốn nút ghi nhớ cụm phím macro, kích hoạt chế độ gaming và điều chỉnh dộ sáng cũng vậy, và chúng có thể được bạt thông qua phím fn trên Deathstalker. Bàn phím hỗ trợ 10-KRO, nghĩa là có thể nhận cùng lúc 10 phím nhập vào máy tính.
Thử nghiệm qua việc chơi game cũng như gõ văn bản, cơ cấu phím dạng chiclet nông của Deathstalker khá dễ sử dụng, phím mề, dễ bấm và ít có trường hợp kẹt phím như Lycosa hay Arctosa. Driver hoạt động trên nền điện toán đám mây Razer Synapse 2.0 ghi nhớ các cụm phím macro khá nhanh chóng và chính xác đến... từng milisecond độ trễ. Nhìn chung, chiếc bàn phím mới này có thể khiến game thủ tạm quên đi Lycosa một thời, với nhược điểm tồn tại cũng ở phần lớp cao su phủ phím.
Tạm kết
Với cái giá lần lượt là 1,4 triệu cho DeathAdder 2013, và 1,7 triệu cho Deathstalker, bộ chuột phím tầm trung này hoàn toàn có thể nằm trong danh sách đầu tư của các game thủ Việt dịp cuối năm, nhờ vào khả năng hoạt động không tồi trên khá nhiều mặt trận, từ FPS đến RPG, hay thậm chí là cả MMO. Người sử dụng có thể đặt mua bộ chuột và bàn phím chơi game này thông qua trang web của nhà phân phối Altech Việt Nam.
Điểm danh 10 tai nghe đáng mua nhất năm 2012 cho game thủ (Phần I) Trong bài trước Genk đã giới thiệu cho các bạn về một số điều cơ bản cần biết trước khi mua tai nghe để chơi game và bây giờ đến lượt các bạn hãy chọn cho mình loại tai nghe phù hợp nhất với danh sách gợi ý dưới đây. Bảng xếp hạng này được tạo bởi trang web Reghardware. 1. Astrogaming A50...