Ray tracing là gì mà card NVIDIA RTX 20 hỗ trợ rất mạnh mẽ?
Ray tracing được làm ra để tăng cường hiệu ứng chiếu sáng cho vật thể trong game, hay nói cách khác, mọi thứ bạn nhìn trong game sẽ thật hơn, các vùng bóng tối cũng sẽ tự nhiên hơn và có chuyển màu sang vùng được rọi sáng chứ không phải sáng đều như trước. Ray tracing được NVIDIA nói tới khá nhiều trên các GPU RTX 20 mới ra mắt, và nó rát có thể sẽ làm “nên chuyện” trong giới đồ họa.
Ray Tracing
Đây là một kĩ thuật dựng ( render) ánh sáng bằng cách truy theo các tia sáng (trace có nghĩa là đuổi theo, ray là các tia sáng). Bạn có thể tưởng tượng kĩ thuật này giống như cách bạn nhìn lên mặt trời, theo dõi các tia sáng của nó chiếu đi đâu, chiếu vào vật thể nào và cách nó đánh sáng lên những vật xung quanh. Ray tracing dựng lại quy trình đó nhưng trong môi trường số.
Nói cách khác, ray tracing theo dõi các ánh sáng được hấp thụ, phản chiếu, tán xạ và phân tán bởi từng đối tượng trong môi trường, và nó không chỉ áp dụng với một luồng sáng từ mặt trời mà với mọi nguồn sáng khác nhauy (ví dụ: 2 cái bóng đèn trong căn phòng trong game, ánh lửa bập bùng của lò sưởi trong game, nguồn sáng nhân tạo được cố định khi dựng hình 3D…).
Mục tiêu của ray tracing là tạo ra hiệu ứng chiếu sáng thực hơn, đổ bóng tự nhiên hơn, và dòng RTX 20 của NVIDIA đã đạt được những kết quả ấn tượng, ít nhất là trong các màn demo ở lễ ra mắt. Một căn phòng bằng gỗ có cửa sổ đang mở sẽ sáng gần như đều cả phòng khi dùng phương pháp chiếu sáng truyền thống, còn khi bật ray tracing, những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào sẽ sáng hơn so với những góc khuất của phòng. NVIDIA cũng cho thấy cách mà ngọn lửa trong Battlefield V có thể ám vào người của nhân vật trong game và cháy xém cửa xe hơi rất thực.
Ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới việc chiếu sáng, nó còn ảnh hưởng tới màu sắc, độ sâu, đổ bóng nữa. Nên khi việc chiếu sáng được giả lập sát với đời thực thì những yếu tố còn lại cũng được làm tốt theo. Những mảng đổ bóng trong game hiện tại nhìn khá gắt và rõ ràng, thiếu đi cái chuyển nhẹ nhẹ giữa những mảng sáng tối, và ray tracing chính là mảnh ghép giúp việc này trở thành hiện thực.
Vì sao nó quan trọng?
HIện tại có rất nhiều bộ khung phát triển phần mềm, game nhắm tới việc tạo ra đồ họa đẹp. Tuy nhiên, mỗi bộ thường chỉ làm được một vài thứ nhất định, trong khi kĩ thuật Ray Tracing có thể sẽ định nghĩa lại tất cả mọi thứ và giúp cho đồ họa máy tính nhảy lên một tầm cao mới. NVIDIA không ngại giới thiệu các kĩ thuật render mới – hiện tại có đến 16 công cụ render trong bộ API GameWorks của công ty – nhưng chưa có cái này ấn tượng như cái này cả.
So với những cải tiến về số khung hình / giây, ray tracing mang đến cảm giác sướng hơn vì bạn thực sự thấy hình ảnh trong game thay đổi như thế nào so với bình thường. Trong khi đó, các kĩ thuật tăng fps thì chỉ khi đo bằng bộ đếm mới thấy, hoặc máy giật sẵn thì không cần đo cũng biết là máy chậm
Con đường dài phía trước
Hiện tại chỉ mới có 21 tựa game hứa sẽ hỗ trợ NVIDIA ray tracing. Có thể kể đến vài cái tên như: Assetto Corsa Competizione, Atomic Heart, Battlefield V, Control, Enlisted, Justice, JX3, MechWarrior 5: Mercenaries, Metro Exodus, ProjectDH và Shadow of the Tomb Raider.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, càng lúc sẽ có nhiều nhà phát hành game khác cùng tham gia vào cuộc chơi, và biết đâu ray tracing sẽ trở thành trào lưu mới thì sao?
Theo TechRadar
[Trên tay] Nvidia GeForce RTX 2080Ti - Kiến trúc Turing 12nm, công nghệ Ray tracing thời gian thực
GeForce RTX 2080 Ti là mẫu card đồ họa mạnh nhất nằm trong bộ ba sản phẩm được Nvidia giới thiệu tại sự kiện Geforce Gaming Celebration ở Cologne, Đức. Đây cũng là thế hệ card đầu tiên tích hợp nhân xử lý Ray tracing thời gian thực (RT core), giúp tái hiện hình ảnh trong game giống với thực tế thông qua việc đổ bóng ánh sáng tự nhiên hơn. Và hơn thế nữa, công nghệ real-time Ray tracing được Nvidia kỳ vọng tạo sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp đồ họa máy tính (CGI) hiện nay.
Thiết kế
Mẫu GeForce RTX 2080 Ti trong bài là phiên bản tiêu chuẩn hay còn được biết đến dưới tên gọi bản tham chiếu (Founders Edition) do Nvidia cung cấp cho đối tác toàn cầu. So với sản phẩm thế hệ trước, RTX 2080 Ti mang dáng vẻ hoàn toàn mới nhưng có phần đơn điệu, thậm chí mất cả sự mạnh mẽ vốn có.
Về tên gọi sản phẩm cũng được thay đổi nhằm nhấn mạnh công nghệ Ray tracing đặc trưng. Hệ thống tản nhiệt thiết kế mở với 2 quạt đệm bi loại 13 cánh, không chỉ mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn vận hành êm hơn khoảng 5 lần so với tản nhiệt lồng sóc cũ.
Mặt sau card cũng có tấm ốp kim loại (backplate), không chỉ gia tăng sự cứng cáp mà còn bảo vệ các linh kiện trên lớp bo mạch tốt hơn. Về kích cỡ, RTX 2080 Ti chiếm hai khe gắn card mở rộng nên dễ dàng nâng cấp về sau khi cần ghép nối 2 card chạy với kết nối NVLink thay vì SLI cũ. Điều này giúp khai thác tốt hơn sức mạnh của card đồ họa khi ghép đôi bằng cách tăng đáng kể băng thông lưu chuyển dữ liệu giữa GPU - GPU cũng như giữa GPU - CPU.
Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh của RTX 2080 Ti gồm HDMI 2.0b chuẩn HDCP 2.2, 3 ngõ DisplayPort 1.4a và đặc biệt là sự xuất hiện của kết nối USB type C VirtualLink. Nó sẽ góp phần thúc sự phát triển các thiết bị kết nối với máy tính thông qua chuẩn kết nối tiên tiến này, chẳng hạn kính thực tế ảo VR thế hệ mới, màn hình độ phân giải cao, v..v..
Thông số kỹ thuật
Như đề cập trên, thiết kế RTX 2080 Ti dựa trên nhân đồ họa Turing TU102, công nghệ 12nm FinFET và có tổng cộng 4.352 nhân CUDA. Việc thu nhỏ quy trình sản xuất giúp việc đặt nhiều bóng bán dẫn hơn trên cùng kích thước đế bán dẫn so với quy trình cũ. Điều này hứa hẹn GPU sẽ có hiệu năng tính toán cao hơn đồng thời vẫn giữ được mức tiêu thụ năng lượng hiệu quả.
Cụ thể GPU TU102 được tích hợp đến 18,6 tỷ bóng bán dẫn (transistor) trên kích thước đế 754 mm, so với thế hệ đồ họa Pascal 16nm như Titan Xp có 12 tỷ transistor, kích thước đế 471 mm và GTX 1080 Ti là 7,2 tỷ transistor, 314 mm.
Đây cũng là một trong các sản phẩm đồ họa đầu tiên của Nvidia trang bị bộ nhớ GDDR6, xung nhịp (memory clock) ở mức 3.500 MHz và có đến 12 bộ điều khiển bộ nhớ (memory controller) với độ rộng băng thông bộ nhớ 352 bit. Công suất tiêu thụ theo thiết kế của 2080 Ti là 260 watt, sử dụng hai đường cấp nguồn 12V PCI Express 8 chân cũng như yêu cầu bộ nguồn công suất thực 650 watt nhằm đảm bảo mức tải cho toàn hệ thống.
Đại diện Nvidia cũng cho biết RTX 2080 Ti có khả năng tính toán dấu chấm động có độ chính xác đơn (single-precision) đạt 13.448 GFLOPS và dấu chấm động độ chính xác kép (double -precision) là 420 GFLOPS, so với GTX 1080 Ti bản FE lần lượt là 11.340 và 332 GFLOPS.
Công nghệ Ray tracing theo thời gian thực
Dấu ấn luôn được nhắc đến của thế hệ đồ họa Turing là công nghệ real-time Ray tracing dựa trên các nhân RT (RT Core) tích hợp. Về cơ bản, Ray tracing sẽ tăng cường hiệu ứng chiếu sáng cho vật thể trong game dựa trên dữ liệu của hệ tọa độ hình học, bản đồ bề mặt, vị trí nguồn sáng và bán kính nguồn sáng. Kết quả nhận được là vùng đổ bóng biến thiên một cách tự nhiên chứ không đồng nhất một màu tối như trước.
Tất cả sẽ đem đến game thủ một không gian ảo nhưng chi tiết, sống động giống với thực tế hơn. Ánh sáng trong mỗi khung cảnh được thể hiện tự nhiên từ nhiều góc độ với nhiều nguồn sáng mạnh yếu khác nhau.
Cũng cần nói thêm là trước đây, khi muốn tạo một hiệu ứng đồ họa phức tạp, các lập trình viên thường phải ghép nhiều lệnh khác nhau. Và đôi khi, việc thiết kế các lệnh chạy nối nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ xử lý game. Vì vậy việc bổ sung các nhân RT giải phóng khả năng sáng tạo, các nhà lập trình game không phải ghép nhiều lệnh với nhau để chiều dài chương trình không vượt quá giới hạn. Ngoài ra, tốc độ dựng hình cũng không bị ảnh hưởng như khi dùng phần mềm giả lập.
Chi tiết về công nghệ Ray tracing của Nvidia, Tinhte sẽ có bài chia sẻ riêng để các bạn tiện theo dõi.
Một số hình ảnh thiết kế GeForce RTX 2080 Ti
Theo tinhte.vn
RTX 2080 ra mắt, nhưng liệu anh em mê game có thực sự nên đổi? Ray Tracing thời gian thực, thêm cả nhân AI để xử lý trí thông minh nhân tạo cũng như deep learning, RTX 20 series của Nvidia quả thật là món đồ chơi khó cưỡng lại với mọi anh em mê phần cứng PC cũng như gaming. Trong cuộc họp báo của Nvidia tổ chức hai ngày trước, bản thân CEO Jensen Huang liên...