Rau xanh “đắt đỏ” tại một số khu vực
Nguồn cung rau giảm khiến giá nhiều loại rau xanh tăng cao tại một số khu vực trung tâm Hà Nội.
Rau quả tăng giá cục bộ tại một số khu vực
Chị Thu Lê (Thành Công- Hà Nội) cho biết: “Rau xanh đang đắt khủng khiếp. Nhiều loại rau đắt hơn nhiều so với giá bán ngày mồng 3- mồng 4 Tết hàng năm”.
Cụ thể, tại chợ Thành Công, rau muống 12.000 đồng/mớ nhỏ; cải ngọt 30.000 đồng/kg; đậu cove 30.000 đồng/kg; cà chua 32.000 đồng/kg; mồng tơi, rau ngót 8.000 đồng/mớ; ngô ngọt 15.000 đồng/chiếc.
Video đang HOT
“Rau muống, mồng tơi, rau ngót và ngô ngọt đã tăng giá từ 1,5 lần đến 2 lần so với trước đó. Tiền rau một ngày đắt ngang tiền thịt 1 bữa. Dịch Covid-19 khiến tôi chẳng có thu nhập gì vì cửa hàng kinh doanh quần áo đóng cửa nhưng chi tiêu sinh hoạt lại tăng chóng mặt”- chị Thu Lê than thở.
Đồng quan điểm này, chị Hoàng Ngọc (Cầu Giấy- Hà Nội) cho biết, nhiều loại rau xanh giữ giá cao trong thời gian qua. Tại Cầu Giấy, rau muống 10.000 đồng/mớ; đậu cove 28.000 đồng/kg; mồng tơi, rau ngót 7.000 đồng/mớ; ngô ngọt 12.000 đồng/bắp.
“Ngày nào tôi mua rau người bán cũng nhắc trước là rau này đang đắt, chị có mua không. Không mua thì biết ăn gì?”- chị Hoàng Ngọc chia sẻ.
Trong khi đó, tại Phú Lương (Hà Đông), giá cả hầu như không có gì biến động. Khoai tây 17.000 đồng/kg; rau muống 7.000 đồng/mớ. Chị Thanh Hiệp (Phú Lương- Hà Đông) cho hay: “Khu vực này nhiều nhà tự túc được rau ăn, không phải mua . Dịch bệnh gần như không ảnh hưởng tới nguồn rau”.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, giá nhiều loại rau xanh có dấu hiệu tăng cục bộ tại những khu vực trung tâm thành phố, nơi có đông dân cư do nguồn cung tại chỗ không có, nguồn hàng nhập từ chợ đầu mối về giảm, số lượng tiểu thương kinh doanh cũng giảm.
Trước đây, ngoài các sạp rau tại chợ, rau xanh, thực phẩm còn được bán tại không ít các hàng quán nhỏ trong khu dân cư. Hiện tại hầu hết các điểm kinh doanh này đóng cửa để thực hiện giãn cách xã hội.
Một chuyên gia về thị trường cho rằng, rau xanh tại các cùng trồng chuyên cung cấp cho Hà Nội vẫn đang dồi dào nhưng do việc hạn chế vận chuyển, thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn Covid-19 nên lượng hàng về thành phố giảm. Nguồn rau nhập khẩu về các chợ đầu mối cũng giảm hẳn vì lý do trên.
“Thực tế thì cả người bán và người mua và đều giảm, nhưng lượng người bán giảm mạnh. Trước đây những người buôn bán lưu động từ Mê Linh, Đông Anh… cũng đưa rau ra chợ trung tâm thành phố bán trực tiếp, giờ họ nghỉ luôn vì dịch. Các sạp rau lớn thì nhập cầm chừng. Thế nên tại các chợ, chủng loại rau xanh vẫn rất dồi dào, tươi ngon, chỉ ít người bán hơn mà thôi”- vị chuyên gia nói.
Hà Linh
Thầy trò làm "ATM gạo" giúp đỡ người nghèo
Sáng 19-4, tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, "ATM gạo" chính thức hoạt động. Chỉ trong vòng 2 giờ, hơn 3 tấn gạo đã đến tay nhiều người nghèo đang sinh sống ở thành phố Tuy Hòa.
Mỗi người được nhận 3 kg/lần. "ATM gạo" này do em Phạm Nhật Hoàng, lớp 12 chuyên vật lý và Nguyễn Ngọc Thanh, lớp 11 chuyên tin học cùng nhiều cộng sự lên ý tưởng, tìm hiểu cơ chế vận hành, thiết kế mạch... chế tạo. Để có gạo, các thầy cô giáo của trường đã cùng nhau quyên góp; vận động phụ huynh và cựu học sinh hỗ trợ.
Ngoài gạo, những người khó khăn còn được các thầy cô Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh hỗ trợ thêm rau xanh Ảnh: TTXVN
Đến nay thầy và trò Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh đã vận động được hơn 20 tấn gạo để phát miễn phí cho người nghèo.
G.Khang
Phòng dịch Covid-19: Những thay đổi tích cực tại khu chợ dân sinh Phòng dịch Covid-19, thực hiện lệnh cấm tụ tập đông người, bà con TP.HCM dậy sớm ra chợ mua thực phẩm cho gia đình. Cẩn trọng hơn hẳn trước khi có dịch, bà con mua nhanh bán nhanh, nhắc nhau chấp hành quy định đeo khẩu trang, liên tục rửa tay phòng dịch. Từ sáng sớm, chợ Nguyễn Đình Chiểu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)...