Rau tầm bóp có tác dụng gì với sức khỏe?
Tầm bóp là loại rau dại được nhiều người yêu thích, vậy rau tầm bóp có tác dụng gì với sức khỏe?
Tầm bóp là loại cây mọc dại nhiều ở các vùng quê Việt Nam và được sử dụng rất phổ biến. Vậy, rau tầm bóp có tác dụng gì với sức khỏe?
Rau tầm bóp có tác dụng gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây tầm bóp không chứa độc tính. Thân và quả tầm bóp được dùng để làm dược liệu:
Thành phần chính của tầm bóp
Quả của cây tầm bóp có thành phần chính là chất xơ, chất béo, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất (lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,..). Trong thân cây thì có chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid;… Tầm bóp có vị đắng, mát, quả chua nhẹ, có thể dùng để làm rau ăn. Trong đông y, các bộ phận của tầm bóp như: thân, quả, lá, rễ đều có thể dùng làm thuốc. Cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Một số tác dụng dược lý
Các chất trong cây tầm bóp được cho là có khả năng kích thích miễn dịch hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống tế bào ung thư, nhất là ung thư bạch cầu. Chất Physalin F và D có hoạt chất diệt tế bào ung thư ác tính. Chất Physalin B, D, F, G tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.
Những tác dụng chữa bệnh của cây tầm bóp
Cây tầm bóp được biết đến có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như:
Video đang HOT
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Tầm bóp chứa lượng vitamin C dồi dào, chất này tác dụng tốt trong việc chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Nhờ đó nó giúp điều hòa mạch máu, hệ tim mạch khỏe mạnh, cùng với vitamin A trong cây có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu, giúp cải thiện bệnh lý về máu.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Một trong những công dụng tuyệt vời của cây tầm bóp là khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Các thành phần trong tầm bóp, nhất là vitamin C có thể hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả nhất là ung thư về phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng.
Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp tương đối dồi dào. Đây là chất đặc biệt tốt cho sức khỏe đôi mắt. Vitamin A tác dụng ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Sử dụng tầm bóp đúng cách cũng là một giải pháp tăng cường sức khỏe của đôi mắt.
Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Ngoài ra, cây tầm bóp còn có nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.
Hoa và quả của cây tầm bóp. (Ảnh cây tầm bóp có sự tham vấn của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng)
Cách sử dụng cây rau tầm bóp
Chia sẻ với PV VTC News, Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây tầm bóp thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc.
Ông Sáng nói có thể dùng 20-40g khô sắc uống. Các gia đình có thể sử dụng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa.
Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thủng và đắp ngoài chữa đinh sang. Rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa ăn chữa được chứng đái tháo đường.
Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên rất tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.
Ngoài ra quả tầm bóp còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Quả để khô có thể làm mứt.
Ở châu Phi, họ ăn lá cây được nấu chín, hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.
Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Quả tầm bóp được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng có hình giống chiếc lồng đèn, vị giống cà chua rất bổ dưỡng. Là một loại rau mọc dại nên cây tầm bóp dễ trồng, dễ sống.
Lưu ý: Những tác dụng của cây tầm bóp đối với sức khỏe đã được công nhận, tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng cây tầm bóp với mục đích chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.
6 dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng
Hạ sốt, thân nhiệt giảm là dấu hiệu cần lưu ý vì không chắc người bệnh sốt xuất huyết đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Nhiều người thường gãi vì ngứa khi bị muỗi đốt nhưng điều này càng khiến vết đốt dễ sưng hơn. Ảnh: Healthily.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và thậm chí gây tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua. Theo ước tính, 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue hàng năm ở trên 100 quốc gia có bệnh dịch lưu hành, tức gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Bộ Y tế, sốt xuất huyết Dengue gây ra các triệu chứng như cúm, kéo dài 2-7 ngày, xảy ra sau 4-10 ngày bệnh nhân bị muỗi mang mầm bệnh đốt.
Bệnh có triệu chứng điển hình là sốt cao (có thể từ 39 đến 40 độ C) và đi kèm các biểu hiện như đau đầu, đau hốc mắt, buồn nôn hoặc nôn, nổi hạch, đau cơ xương khớp, phát ban.
Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Lúc này, thân nhiệt sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục.
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý tới 6 dấu hiệu cảnh báo gồm: Đau bụng dữ dội, nôn liên tục, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở nhanh, bồn chồn. Đây có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue nặng.
Khi nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất. Bệnh có thể gây ra biến chứng gồm thất thoát huyết tương, dẫn tới sốc và/hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp. Một biến chứng khác của bệnh là gây chảy máu nặng dẫn đến tổn thương tạng.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết Dengue. Vì thế, khi nghi ngờ bản thân bị sốt xuất huyết, người bệnh cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Khi sốt cao, bệnh nhân có thể uống paracetamol để giảm sốt và làm dịu cơn đau khớp. Ngoài ra, tuyệt đối không nên uống các loại thuốc aspirin và ibuprofen vì 2 loại này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, khiến bệnh nặng hơn.
Cách dùng thuốc trị cảm lạnh tại nhà Cảm lạnh rất dễ mắc, đặc biệt trong thời tiết giá rét. Không có cách chữa trị cảm lạnh thông thường, nhưng một số loại thuốc có thể giúp bạn thoải mái hơn nếu mắc phải... 1. Dùng thuốc trị cảm lạnh như thế nào? Nếu bạn mắc cảm lạnh, có thể giảm triệu chứng nhờ một số loại thuốc trị cảm lạnh...