Rau muống xào ăn cùng cà pháo đưa cơm trưa ngày mưa
Trời mưa mát ăn rau muống xào cùng cà muối, canh thịt bò cuộn nấm… thì không gì tuyệt vời bằng. Cùng chế biến để gia đình thưởng thức bạn nhé.
Canh thịt bò cuộn nấm
Nguyên liệu:
Canh thịt bò cuộn nấm với vị ngọt từ thịt bò và nấm, đậu hủ non mềm mịn sẽ mang lại cho bạn và gia đình một bữa cơm ngon miệng.
- Thịt bò thăn: 200gr
- Nấm kim châm: 1 túi
- Đậu phụ non: 1 hộp
- Cà rốt: 1 củ
- Hành lá
Cách làm:
- Đậu phụ non cắt thành những miếng vừa ăn.
- Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt khúc dầy 1cm.
- Thịt bò thái miếng mỏng, to bản. Trải miếng thịt ra và cuộn cùng vài cọng nấm kim châm, cố định bằng các sợi hành chần.
- Đun sôi nước dùng, cho cà rốt vào ninh. Khi cà rốt chín nhừ các bạn trút đậu phụ non vào, nêm nếm bột canh cho vừa miệng.
- Canh sôi lại, các bạn nhanh tay thả những cuộn thịt bò nấm vào nồi, vặn to lửa cho canh sôi bùng rồi tắt bếp. Không nên đun quá kĩ vì sẽ làm cho đậu phụ non bị rỗ và thịt bò bị chín quá ăn sẽ khô bã, mất đi vị ngọt tự nhiên. Cho canh ra bát và dùng nóng.
Nguyên liệu:
Nem chua rim thấm đẫm gia vị thơm ngon, bạn có thể ăn kèm với cơm trắng hoặc bánh mì đều ngon miệng.
- 10 cây nem chua, 10 tép tỏi bóc vỏ.
- Ớt trái, đường, đầu hành, nước tương, hạt nêm và ớt sa tế.
Cách làm:
- Nem lột bỏ phần lá bên ngoài, đầu hành thái nhỏ, tỏi bóc vỏ.
- Pha 2 thìa canh nước tương, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, trộn chung với đầu hành.
- Xếp nem vào nồi, thêm ớt trái, tỏi rồi đun sôi, tiếp đến cho 1/2 chén nước lọc vào, tiếp tục đun sôi rồi để nhỏ lửa.
- Rim đến khi nước trong nồi hơi sánh lại thì cho 2 thìa cà phê ớt sa tế vào, nếm lại vừa ăn rồi tiếp tục rim đến khi nước trong nồi thật keo là được.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau muống
- 3- 4 tép tỏi lớn
- Muối, hạt nêm, dầu ăn
- Chanh (tùy ý thích).
Cách làm:
- Rau muống ngắt thành từng đoạn ngắn, bỏ bớt cọng già, giữ lấy cọng non. Nếu thích ăn nhiều cọng thì bạn bỏ bớt lá, giữ lại cọng non.
- Tỏi bóc vỏ, giã thô.
- Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, phi một nửa tỏi thơm đến khi tỏi xém vàng.
- Nhanh tay đổ rau muống vào xào cùng, xào nhanh tay lửa lớn để rau vẫn giữ được màu xanh và giòn.
- Nêm vào một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, cùng với nửa phần tỏi còn lại, đảo đều.
- Sau khi rau đã chín, đổ ra đĩa, vắt vào rau vài giọt chanh, trộn đều lên.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
Cà pháo muối giòn ngon tuyêtj đỉnh.
1kg cà pháo tươi, sạch
2 củ tỏi (dùng tỏi Lý Sơn cho vị thơm ngon)
3 quả ớt
1 chút muối
1 chút đường
1 ít nước ấm
1 hũ thủy tinh vừa
Cách làm
Bước 1 : Cà pháo đem phơi nắng sơ 3 đến 4 giờ, sau đó nhặt sạch cuống, rửa sạch.
Bổ làm đôi và cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút giúp loại bỏ bớt chất độc có trong cà. Rửa sạch cà dưới vòi nước và để ráo.
Bước 2: Hòa tan muối đường vào nước ấm sao cho không quá mặn. Tỏi bóc vỏ đập dập sơ.
Bước 3: Cho một ít muối lót đáy hũ tiếp tục cho 1 lớp cà lên, làm liên tục như thế cho đến hết, sau đó đổ dung dịch đã pha sẵn trên vào.
Bước 4 : Sau hai ngày là cà đã ăn được rồi, có thể lấy ra dầm với chút nước mắm, đường, bột ngọt tỏi ớt dã dập trộn đều hoặc dùng với mắm tôm.
Chúc các bạn thành công!
Mâm cơm mùa hè mà không có những món muối chua này thì thật là thiếu sót
Cà pháo muối, dưa chua, sung muối,... là những món muối chua giúp mâm cơm mùa hè của bạn thêm ngon miệng và kích thích vị giác.
1. Cà pháo muối
Nguyên liệu:
- 1kg cà pháo
- 5 -7 quả ớt sừng đỏ không cay
- 2 - 3 quả ớt cay
- Nước mắm, đường, giấm
- 100 gram tỏi
- 100 gram gừng
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Cà cắt bỏ cuống cho ngay vào thau nước muối với ít giấm để không bị thâm.
- Chuẩn bị thau nước muối với giấm (nước cốt chanh) khác. Pha nước muối có vị mặn nhiều để ngâm cho cà được trắng và ra chất đắng. Chẻ cà ra làm đôi, ngâm ngay vào thau nước muối với giấm.
- Nấu nước mắm đường: 2 chén đường, 2 chén nước mắm, 1/2 chén giấm. Nấu với lửa nhỏ, bạn thử lại vị cho vừa. Nấu đến khi sôi thì tắt bếp, để thật nguội.
- Ớt sừng đỏ rửa sạch, bỏ cuống, bỏ hạt bên trong, băm nhuyễn. Ớt cay 3 - 4 trái băm nhỏ. Tỏi bỏ vỏ, băm nhỏ. Gừng cắt sợi nhỏ.
- Cà pháo ngâm 4 - 5 tiếng, vớt ra rửa lại với nước nhiều lần, để ráo. Sau khi nước mắm đường, giấm đã nguội, cho ớt, tỏi, gừng vào trộn đều. Cho cà pháo vào luôn hoặc cho cà pháo vào lọ thuỷ tinh rồi đổ nước mắm đường vào. Nước ngâm phải ngập mặt cà, dùng vật nén cho cà không nổi lên. Đậy kín nắp, để nơi thoáng mát.
- Cà ngâm 2 - 3 ngày là đã thấm gia vị có thể lấy ra ăn được. Cà pháo muối ăn kèm với canh cua hoặc rau muống luộc đều rất ngon.
2. Dưa muối chua
Nguyên liệu:
- 1 kg cải xanh
-1 lít nước đun sôi
- 20g đường
- 60g muối
- 3 muỗng cà phê dấm
- Hành lá, hành củ
Cách làm:
- Khi mua về thì cắt bỏ đi những lá sâu bên ngoài rồi rửa với nước muối cho sạch. Mang cải ra phơi nắng cho cải héo đều từ trong ra ngoài.
- Hành lá rửa sạch cắt khúc 5cm, hành tím rửa sạch cắt lát rồi để ráo nước.
- Nấu nước muối dưa cải: Cho 1,5 lít nước vào nồi rồi cho thêm 2 muỗng canh muối, 4,5 muỗng canh đường cát, 2 muỗng canh đường phèn vào rồi đun đến khi nước sôi và hỗn hợp hòa tan. Để nguội đến khi nước còn ấm ấm thì bắt đầu muối dưa.
- Ngâm dưa cải: Chuẩn bị một cái lọ thủy tinh sạch khoảng 5 lít, chần qua nước sôi để khử sạch vi khuẩn nấm mốc có hại làm ảnh hưởng đến cách muối dưa cải chua.
- Xếp cải vào lọ cùng với hành tím và hành lá. Cuối cùng, đổ hỗn hợp nước ngâm dưa vào sao cho mặt nước ngập qua hết phần dưa cải. Dùng rổ tre hoặc chén đè lên cải cho cải nằm dưới mặt nước rồi đóng nắp lọ lại.
- Mang lọ dưa cải đặt ở nơi thoáng mát trong thời gian khoảng 3 đến 4 ngày, khi nào thấy dưa vàng là bắt đầu ăn được.
3. Sung muối chua
Nguyên liệu:
- 500 gram sung nếp
- Muối tinh
- Dấm
- 4 - 5 quả ớt
- 1- 2 củ tỏi
- 20 gram riềng
- 20 gram đường
Cách làm:
- Sung bỏ cuống ngâm vào nước muối pha loãng cho hết nhựa và bớt thâm. Ngâm sung trong nước muối và dấm pha loãng khoảng 20 - 30p cho tiết hết nhựa ra. Rửa lại 2-3 nước cho thật sạch và để thật ráo nước.
- Tỏi thái lá hoặc đập dập. Ớt thái lát mỏng. Riềng thái lát mỏng
- Đun sôi khoảng 600ml nước với 20gram muối hạt và 15gram đường nếm vị hơi mặn mặn ngọt ngọt theo khẩu vị. Đun sôi rồi để thật nguội.
- Xếp sung vào hũ, xen kẽ tỏi, ớt riềng. Đổ ngập phần nước muối đường đun sôi để nguội, nếu sung nổi lên dùng vật nặng chèn xuống. Sau 1 - 2 ngày để bên ngoài thì cất sung vào tủ lạnh ăn dần. Sung muối ăn được là khi chuyển sang màu vàng úa.
4. Dưa bắp cải muối
Nguyên liệu:
- 1 cây bắp cải
- 1 bó rau cần
- 1 bó rau răm
-1 củ tỏi
Cách làm:
- Bắp cải gỡ từng lá, rửa sạch, xắt sợi, để ráo. Rau cần rửa sạch, cắt khúc. Tỏi giã dập, rau răm rửa sạch, cắt vừa.
- Nấu sôi 2 lít nước với 50gr muối bột, 100gr đường, 1/2 chén giấm. Nấu tan muối, đường rồi để mở vung cho mùi dấm bay hơi bớt, nước nguội bớt nhưng vẫn còn nóng già.
- Trộn đều bắp cải, rau cần, rau răm, tỏi rồi cho vào lọ thủy tinh, nén nhẹ nhàng, không nén chặt quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa. Gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào dưa sẽ không nổi lên trên.
- Đậy kín hũ dưa lại, cất nơi thoáng mát. Để qua một ngày là dưa bắt đầu chua, ngày thứ hai dưa vẫn còn nồng nhưng có thể dùng ăn kèm vài món ăn tùy khẩu vị.
5. Dưa chuột muối
Nguyên liệu:
- 500 gram dưa chuột
- 1 - 2 củ cà rốt
- 3 quả ớt
- 15 gram muối
- 5 gram đường trắng
- 1 củ tỏi
- 1 quả chanh
Cách làm:
- Dưa chuột đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Sau đó vớt dưa ra rửa lại lần nữa rồi để thật ráo. Cà rốt nạo vỏ, tỉa hoa cho đẹp mắt, sau đó cắt khoanh mỏng để muối cùng dưa. Tỏi ớt lột vỏ, rửa sạch.
- Đun sôi 1 lít nước cùng với 15 gram muối và 5 gram đường, 1 ít nước cốt chanh rồi tắt bếp. Khi nước còn âm ấm thì thả ớt và tỏi đã bóc vỏ vào nồi, đợi nước trong nồi nguội hẳn.
- Chuẩn bị một lọ thủy tinh có nắp, tráng nước sôi và để ráo. Xếp dưa chuột vào trong lọ theo chiều dọc, tiếp đó chèn cà rốt xen kẽ với dưa.
- Đổ dung dịch nước muối dưa vào lọ sao cho lượng nước ngập kín dưa nhưng cần giữ khoảng cách giữa nước với miệng lọ khoảng 2 cm.
6. Dưa giá
- 1 kg giá đỗ
- 2 củ cà rốt
- 1 nắm lá hẹ
- 1 nắm rau răm
- Tỏi 7 - 8 tép
- Ớt 3 -4 quả
- 1 nhánh gừng
Cách làm:
- Giá nhặt bỏ rễ, rửa sạch để ráo. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi hoặc cắt sợi nhỏ. Hẹ rửa sạch cắt khúc dài 6 cm. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ thái sợi.
- Pha 1,5 lít nước đun sôi để nguội, 4 thìa canh đường, 2 thìa canh muối, 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo, hoà đều các nguyên liệu cho tan. Ớt, tỏi cắt lát mỏng.
- Lần lượt cho cà rốt vào hỗn hợp ngâm, tiếp đến là giá đỗ, rau răm, hẹ, tỏi, ớt, gừng. Trộn nhẹ tay tránh gẫy dập giá đỗ, để nguyên trong âu ngâm khoảng 30 phút rồi cho vào hũ thuỷ tinh, đậy lắp sau 2 ngày là dùng được hoặc thời tiết nóng có thể sau 1 ngày.
7. Cà bát muối
Nguyên liệu:
- 4 quả cà bát
- Phèn chua
- Muối ăn, riềng củ, tỏi khô.
Cách làm:
- Cà bát cắt bỏ phần cuống của trái sau đó rửa sạch cho vào rổ để ráo.
- Tỏi khô bóc hết vỏ ngoài, rồi đập dập. Rửa sạch củ riềng, sau đó giã nhuyễn.
- Cho khoảng 1 lít nước vào nồi đun sôi cùng với một nhúm muối ăn, khuấy cho muối tan hết. Nước sôi thì cho phèn chua vào hòa tan và để nguội. Sau đó đổ 1/2 số muối, riềng giã nhỏ và tỏi đập dập vào đáy hũ thủy tinh hay vại sành rồi đắp 1 lớp muối lên phần đuôi cà sau đó xếp chúng vào vại sao cho thật kín khít.
- Đợi khoảng 5 - 7 ngày là có thể bỏ ra dùng được.
Rau muống xào tỏi giòn ngon, xanh mướt chuẩn như nhà hàng Thêm vài mẹo nho nhỏ vào cách làm rau muống xào tỏi, bạn sẽ có món ăn ngon hơn bội phần, rau muống chẳng những không bị thâm đen mà còn xanh mướt, có độ giòn cùng hương tỏi quyến luyến. Rau muống xào tỏi là món ăn đơn giản nhưng lại mang sức hấp dẫn rất riêng, tuy không có gì quá...