Rau mương trị đau dạ dày do vi khuẩn H.Pylori
Theo sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của TS Võ Văn Chi, rau mương còn có các tên: rau mương thon, rau lục – Ludwigia hyssopifolia(G.don) Exell (Jussiaea linifoliaVahl), thuộc họ rau dừa nước – Onagraceae.
Đây là cây thảo cao 25 – 50cm, phân nhánh, mọc đứng, thân và cành có 4 góc tù. Lá hình dải – ngọn giáo, thuôn hẹp dài thành cuống, nhọn mũi, dài 4 – 8cm, rộng 10 -15mm. Hoa nhỏ màu trắng ở nách lá, không cuống. Quả hình trụ, nhẵn hơi phồng lên ở đỉnh, dài 15 – 18mm, rộng 2,5mm, chứa nhiều hạt hình bầu dục. Bộ phận dùng: toàn cây – Herba Ludwigiae Hyssopifoliae.
Sách cho biết rau mương mọc ở những chỗ ẩm ven các ngòi nước, hồ nước, các bờ đê, gò ruộng, ruộng cạn dần, tới độ cao 1.500m, từ Lào Cai, Quảng Ninh, vào Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đến các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Thu hái cây vào mùa Hè Thu, rửa sạch, dùng tươi hoặc thái nhỏ, phơi khô dùng dần.
Cây rau mương trị bệnh đau dạ dày do H.Pylori. Ảnh: NH
Tính vị, tác dụng: vị ngọt nhạt, hơi sít, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, tiêu thũng, cầm ỉa chảy và lỵ, mát máu tiêu sưng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân một số nơi dùng các ngọn non làm rau nấu canh ăn và dùng làm thuốc trị: cảm mạo phát sốt, sình bụng, viêm họng; viêm ruột, ỉa chảy, kiết lỵ. Liều dùng 20 – 40g khô (hoặc 40 -50g cây tươi) sao vàng hạ thổ rồi sắc uống.
Dùng ngoài trị mụn lở sưng đau: lấy cây tươi giã đắp, có khi còn nấu với phèn chua và tro bếp làm thuốc trị nấm ăn chân.
Ngoài ra, theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, một chuyên gia dược liệu, cho biết thêm: rau mương lành tính, thậm chí người ta còn hái đọt non của nó để làm rau ăn và từ lâu nó đã được dùng làm thuốc.
Đau dạ dày do H.Pylori đang là một bệnh phổ biến được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, nhiều người đã dùng rau mương làm thuốc điều trị đau dạ dày do H.Pylory và đã lành bệnh, sau liệu trình chỉ độ 10 ngày. So sánh, kết quả xét nghiệm trước và sau khi uống thuốc cho thấy, dạ dày lành và vi khuẩn H.Pylori không còn.
Theo kinh nghiệm, người bệnh lấy khoảng 100g lá khô sắc uống ngày hai lần, uống lúc đói, uống khoảng 10 ngày. Cũng có người cho rằng, dùng rau mương tươi thì tốt hơn dùng khô.
Trên thực tế, để điều trị đau dạ dày có yếu tố H.Pylori, ngoài các thuốc tân dược còn có những thảo dược, điển hình là cây chè dây chẳng hạn. Việc cây rau mương có nhiều ở nước ta đang được dùng để chữa bệnh đau dạ dày có H.Pylori theo kiểu kinh nghiệm dân gian, truyền miệng chứ chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố cho đến thời điểm hiện tại. Đây là cây thuốc dễ tìm, dễ trồng, dễ nhân giống nên sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn nếu hiệu quả của nó là có thật và được chứng minh.
Video đang HOT
Trong khi chờ đợi các nhà khoa học vào cuộc để nghiên cứu sâu hơn về cây rau mương, người dùng cây này cũng cần tham khảo các nhà chuyên môn, nên được khám và tư vấn trước và sau một liệu trình dùng thuốc.
Bài thuốc bổ gan từ giảo cổ lam
Giảo cổ lam là vị thuốc quý, có nhiều công dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về gan, có tác dụng bổ gan.
Trong các ghi chép sử sách cổ của các Y gia để lại, có rất nhiều bài thuốc quý dùng giảo cổ lam làm chủ dược trị bệnh.
1. Công dụng của giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphylium, thuộc họ bầu bí. Giảo cổ lam còn có tên gọi khác là cổ yếm, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, thất diệp sâm, thư tràng 5 lá...
Giảo cổ lam là cây ưa bóng râm, ẩm ướt cho nên cây thường mọc ở nơi bóng mát, cạnh suối, ở trong rừng thưa ẩm ở một số nước châu Á.
Cây thân mảnh, có các tua cuốn đơn để leo. Lá đơn xẻ sâu như lá kép chân vịt. Hoa hình chùy, mang nhiều hoa nhỏ trắng tạo thành cụm. Quả khô hình cầu, thường có đường kính 5 - 9 mm, quả khi chín có màu đen.
Thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu mỗi năm. Bộ phận thường dùng của cây giảo cổ lam là lá và cành non.
Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính mát.
Quy kinh: Phế, tỳ, thận.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, ích khí kiện tỳ, tư âm, tiêu đờm giảm ho.
Thường được dùng để trị bệnh: Viêm gan, tăng lipid máu, viêm dạ dày ruột mạn tính, viêm khí phế quản mạn tính, cơ thể suy nhược và mệt mỏi, ho có đờm...
Cây giảo cổ lam.
2. Các bài thuốc bổ gan có giảo c ổ lam
Tài liệu về giảo cổ lam có thể tìm thấy trong cuốn "Nông chính toàn thư" hoặc "Từ điển cây thuốc Việt Nam"... ghi chép cẩn thận về vị thuốc với tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, vàng da, nước tiểu sậm màu, tăng mỡ máu, chuyển hóa kém...
2.1. Dùng riêng vị giảo c ổ lam
Dùng độc vị giảo cổ lam có tác dụng bổ gan, giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm cholesterol, giảm triglycerid, giảm LDL, hơn nữa còn giúp tăng HDL - cholesterol tốt cho sức khỏe.
- Dùng giảo cổ lam tươi, giã nát, lấy nước uống: Mỗi lần có thể dùng 10 - 15g, dùng 2 - 3 lần/ngày.
- Dùng giảo cổ lam khô, hãm lấy nước uống: Mỗi lần dùng 5 - 10g khô, hãm với nước sôi uống hàng ngày. Nên dùng 2-3 lần/ngày.
Giảo cổ lam phơi khô.
2.2. Phối hợp với một số vị thuốc khác
Để hỗ trợ trị bệnh, tăng thêm công dụng bổ gan, kiện tỳ, ích khí... có thể sử dụng giảo cổ lam kết hợp một số vị thuốc sau:
- Giảo cổ lam linh chi ẩm: Lấy giảo cổ lam và nấm linh chi tỷ lệ 1:1; giảo cổ lam 15g, nấm linh chi 15g. Hãm uống trà thay nước trong ngày.
Bài thuốc này có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu... Hỗ trợ điều trị tốt bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, tăng huyết áp...
- Giảo c ổ lam kim tiền ẩm: Dùng giảo cổ lam 15g, kim tiền thảo 50g. Hãm lấy nước uống, hoặc sắc thuốc chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc dùng tác dụng thanh nhiệt giải độc của giảo cổ lam, thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu của kim tiền thảo để chữa chứng vàng da; hỗ trợ bệnh lý viêm gan cấp, nguyên nhân do thấp nhiệt gây ra. Bên cạnh đó còn trị chứng tiểu tiện ít, nước tiểu sậm màu như nước lá vối.
Giảo cổ lam kết hợp với nấm linh chi có tác dụng giải độc gan.giảo cổ.
3. Dùng giảo cổ lam cần chú ý gì?
Nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng để giúp tinh thần minh mẫn, nâng cao hiệu suất làm việc. Không dùng giảo cổ lam vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ vì khả năng hoạt huyết của loại giảo cổ lam dược liệu sẽ khiến nhịp tim tăng, kích thích thần kinh và dẫn đến khó ngủ. Không dùng giảo cổ lam quá 60g khô/người/ngày.Không sử dụng giảo cổ lam để qua đêm vì có thể ảnh hưởng bất lợi tới hệ tiêu hóa.Người bị hạ đường huyết hay huyết áp thấp nên uống giảo cổ lam sau khi ăn no.Những người thận hư, sỏi thận, máu khó đông không nên dùng.
Cây rau dừa nước là vị thuốc hay cho các bệnh lý về đường tiết niệu Cây rau dừa nước là dược liệu thường sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, hiệu quả cho các bệnh lý đường tiết niệu. Dừa nước không chỉ là loài rau thủy sinh mọc hoang mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc...