Rau mầm giải độc và dinh dưỡng
So với các loại rau thông thường thì rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần và an toàn hơn rất nhiều. Ngoài vai trò là thực phẩm sạch, rau mầm còn giúp ngừa bệnh tật, giải độc đa năng.
Ảnh minh họa
Rau mầm là món ăn khá phổ biến hiện nay. Trong đó, rau mầm từ hạt ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng hơn các loại khác. Ngoài lượng chất xơ, vitamin dồi dào, rau mầm còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, lượng vitamin C cơ thể cần trong ngày chỉ gói gọn trong một bát con rau mầm. Hơn nữa, trong rau mầm còn có nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Có nhiều loại rau mầm có thể sử dụng, như: Rau mầm củ cải trắng, rau mầm đậu tương, rau muống, súp lơ, mầm cải, mầm lạc, đậu xanh, vừng đen, hạt hướng dương… Rau mầm có thể ăn sống, làm salad, món cuộn cùng các loại hải sản, thịt hoặc ăn lẩu, xào, súp…
Video đang HOT
Hầu hết rau mầm đều có khả năng khử gốc tự do, giải độc đa năng. Đặc biệt, mầm rau muống có thể giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Còn chất chống oxy hóa có trong mầm bông cải xanh có khả năng kháng insulin nên có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ổn định. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên ăn mầm bông cải xanh để cải thiện bệnh.
Các chất dinh dưỡng có ở rau mầm cũng nằm trong tốp các loại siêu thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa vì nó chứa nhiều enzyme amylase. Loại enzyme này hỗ trợ tiết dịch trong dạ dày. Ngoài ra, rau mầm súp lơ xanh và cải xoong luôn là những cái tên hàng đầu khi nhắc đến công dụng ngăn ngừa ung thư.
Các chất được tìm thấy trong mầm súp lơ xanh là chất chống ung thư và ngừa viêm hiệu quả. Các chất chống oxy hóa có trong súp lơ xanh còn giúp bảo vệ da, ngăn chặn vi khuẩn gây các bệnh về dạ dày, ung thư dạ dày.
Vì sao rau xanh, rau mầm dễ gây ngộ độc khi ăn?
Rau sống, rau mầm... là những thực phẩm dễ gây ngộ độc thực phẩm từ các mầm bệnh có hại như Salmonella, E.coli và Listeria nếu chưa được nấu chín kỹ.
Trái cây, rau xanh và rau mầm là loại thực phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê vào danh sách những món ăn phòng ngừa ung thư rất tốt. Tuy nhiên theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thì đây cũng là những thực phẩm dễ gây ngộ độc thực phẩm từ các mầm bệnh có hại như Salmonella, E.coli và Listeria nếu chưa được nấu chín kỹ.
CDC lý giải, trái cây và rau xanh có thể bị ô nhiễm ở bất cứ đâu dọc theo hành trình từ trang trại đến bàn ăn, bao gồm cả ô nhiễm chéo trong nhà bếp. Ngoài ra, các loại rau mầm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc vì điều kiện ấm áp, ẩm ướt để trồng rau chính là môi trường lý tưởng để vi trùng phát triển. Ăn rau mầm sống có thể gây ngộ độc thực phẩm từ Salmonella, E.coli hoặc Listeria.
Nguy cơ ngộ độc khi ăn rau sống, rau mầm chủ yếu là do cách sử dụng và chế biến của người tiêu dùng. Ảnh: H.Q
Trước đó, GS-TS Nguyễn Văn Đề, Nguyên chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội, chia sẻ trên báo chí, nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thực tế rau trồng trên cạn cũng bị nhiễm. Nguyên nhân là do tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt gồm nước bẩn từ chất bài tiết của con người, nước vệ sinh từ nhà bếp, nước từ mương ao, cống rãnh... Chính vì thế nếu mọi người có thói quen ăn rau sống sẽ có nguy cơ nguy hiểm sức khỏe cao.
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, tương tự rau sống, nguy cơ ngộ độc từ rau mầm chủ yếu từ cách sử dụng và chế biến của người tiêu dùng. Theo ông, đầu tiên là do nước tưới không sạch, có chứa vi khuẩn E.coli, có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
Thứ hai là do một số trường hợp sử dụng dung dịch phân đạm (nitrat) hoặc chất kích thích sinh trưởng tưới để cho cây lớn nhanh, gây tồn động các chất trong thân, lá cây. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra, bởi rau nhanh dài nhưng thân sẽ bị mềm, không ngon mắt, tiểu thương khó tiêu thụ.
Thứ ba, do giá thể không được làm sạch, dễ bị nhiễm nấm, điều này thường bắt nguồn từ những gia đình tự trồng rau mầm tại nhà. Thứ tư, nguyên nhân gây ra ngộ độc đến từ việc sử dụng rau mầm không đúng cách như ăn sống nhưng chủ quan không rửa sạch, rửa kỹ.
Do đó, khi đi để tránh ngộ độc thực phẩm khi sử dụng các thực phẩm trên, CDC đã khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn sản phẩm không bị bầm tím, hư hỏng. Cần tách biệt trái cây, rau quả với thịt sống, thịt gia cầm và hải sản trong giỏ đồ của bạn. Khi ở nhà, cần rửa tay, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nhà bếp và bề mặt để sơ chế thực phẩm (dao, thớt, mặt bàn...).
Cách ăn an toàn nhất là rau được nấu chín hoàn toàn, hoa quả được rửa sạch. Nếu không, nguy cơ ngộ độc thực phẩm của bạn là khá cao. Người tiêu dùng cũng nên làm lạnh trái cây và rau quả trong vòng 2 giờ sau khi bạn cắt, gọt vỏ hoặc nấu chúng.
Ngoài ra theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, người tiêu dùng nên mua sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn đã được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận. Đồng thời để loại bỏ được vi khuẩn có trong rau sống, rau mầm, người tiêu dùng cần nhặt sạch rau, rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. "Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ chết và không gây hại cho cơ thể. Khi rửa xong, rau sống cần để ráo nước" - PGS-TS Thịnh cho biết.
Rau xanh giàu đạm Rau xanh không chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ, mà nhiều loại rau còn chứa protein. Sau đây là những loại rau xanh giàu đạm, tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa Rau ngót là thực phẩm giàu dưỡng chất, lành tính, được các bà mẹ mới sinh con chọn ăn hằng ngày. Đông y còn sử...