Rau má: Những tác dụng tuyệt vời và một số lưu ý khi dùng
Rau má là một loài cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Nhiều người sử dụng loại rau này thông qua nhiều hình thức khác nhau như nấu canh, làm rau sống, làm nước ép hoặc phơi khô.
Tác dụng của rau má với sức khỏe giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da, lưu thông máu… Hơn nữa, việc trồng rau má cũng cực kỳ dễ dàng.
Rau má là gì?
Rau má với tên gọi khác lôi công thảo là loại thân bò lan, màu xanh, có rễ ở các đốt, lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn. Hoa rau má có màu trắng mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh
Lá rau má là phần có giá trị nhất của cây và được sử dụng phổ biến nhất trong dược liệu. Chúng có thể được chế tạo thành gel, kem, viên nang, thuốc mỡ và các hình thức khác để điều trị bệnh. Nồng độ cao của các hợp chất triterpenoid (còn được gọi là saponin) được tìm thấy chủ đạo trong rau má.
Cây rau má là loài thực vật dễ kiếm và có sức sống mạnh mẽ
Các tác dụng của rau má tới sức khỏe
Chứa chất Saponin: Saponin được tìm thấy trong rau má kích thích quá trình chữa lành vết thương. Bằng cách kích thích lưu lượng máu đến các tế bào và chống lại nhiễm trùng, nó có thể nhanh chóng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Cây rau má rất giàu chất chống oxy hóa và chứa saponin giúp cải thiện vẻ ngoài của da. Nhiều công ty mỹ phẩm và dược phẩm đang quan tâm đến nó vì khả năng giảm sự xuất hiện của sẹo, nếp nhăn,
Tăng cường lưu thông máu: Rau má thực sự đóng hai vai trò quan trọng trong hệ thống tuần hoàn. Thứ nhất, chiết xuất thực vật có thể bảo vệ và củng cố các thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa rò rỉ máu và tối ưu hóa hệ thống tuần hoàn. Thứ hai, cây rau má kích thích dòng chảy của máu, làm tăng oxy trong các bộ phận khác nhau của cơ thể và các hệ cơ quan quan trọng.
Điều trị bệnh vẩy nến: Rau má có thể ức chế sinh sản tế bào sừng ở da. Mặc dù không mạnh, nhưng nó có thể được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến, một chứng rối loạn tăng sinh trên da. Nhiều mỹ phẩm như kem rau má có tác dụng điều trị các bệnh về da, làm da trở nên tươi sáng hơn.
Chống viêm: Cây rau má có đặc tính chống viêm chống lại nhiễm trùng vi khuẩn. Nó cũng giúp giảm sưng và đau do viêm.
Chữa loét dạ dày: Chất Asiaticoside có trong rau má hoạt động như một loại thuốc chống loét dạ dày. Nó làm tăng sự chữa lành tế bào và giảm các vết loét.
Điều trị lo âu và trầm cảm: Công dụng của rau má là tác động tích cực đến các vấn đề lo âu vì nó làm giảm hormone căng thẳng, cortisol và làm tăng mức serotonin và dopamine. Các đặc tính chống viêm của loại thảo mộc này có thể làm giảm các dấu hiệu trầm cảm.
Ngăn ngừa rối loạn thần kinh: Nhiều người dùng rau má bởi nó giải lo âu giúp giảm căng thẳng, từ đó làm dịu hệ thần kinh. Đối với những người bị rối loạn như động kinh, sử dụng cây rau má thường xuyên sẽ cho tác dụng hiệu quả bất ngờ.
Video đang HOT
Cải thiện trí nhớ: Chiết xuất rau má đã được sử dụng theo truyền thống để cải thiện trí nhớ ở Ấn Độ như là một phương pháp điều trị Ayurveda. Nó làm chậm ảnh hưởng của bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt và chứng mất trí nhớ.
Giải độc cơ thể: Rau má từ lâu đã được biết đến như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ có thể kích thích giải phóng các chất độc dư thừa, muối, nước và chất béo từ cơ thể thông qua việc đi tiểu.
Tác dụng của rau má giúp tăng cường lưu thông khí huyết
Các tác dụng của rau má tới làm đẹp
Rửa mặt với nước rau má chữa lành tổn thương: Việc sử dụng nước rau má để rửa mặt vào mỗi buổi sáng không chỉ giúp làm sạch sâu. Mà còn hỗ trợ chữa lành, phục hồi vết thương nhanh chóng, dưỡng da tươi trẻ, mịn màng.
Mặt nạ rau má làm trắng da: Bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau má nhỏ, thêm chút nước rồi xay nhuyễn, hoặc giã nhỏ đắp lên mặt. Đặc biệt, với những người có làn da mụn đắp mặt nạ rau má thường xuyên, kết hợp chế độ chăm sóc khoa học sẽ nhanh chóng lấy lại được làn da láng mịn
Tác hại của rau má bạn cần tránh
Phụ nữ có thai và cho con bú, những người trải qua phẫu thuật cũng như những người mắc bệnh gan được khuyến cáo nên tránh rau má. Một số tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng loại rau này với những trường hợp trên như:
Dị ứng: Phản ứng dị ứng với thành phần có trong rau má bao gồm nổi nốt đỏ, ngứa hoặc xuất hiện mề đay trên da.
Rối loạn tiêu hóa: Một số có thể bị đau dạ dày, buồn nôn hoặc phân có màu lạ.
Buồn ngủ: Chóng mặt, nhức đầu và buồn ngủ là những tác dụng phụ dễ gặp như một biểu hiện “say rau má” với những đối tượng nêu trên.
Cách trồng và chăm sóc rau má
Rau má là loại cây dễ trồng, dễ sống và nhanh chóng phát triển. Điều kiện không cần quá nhiều khi chỉ cần bạn có đủ diện tích để phát triển loại thực vật này. Chúng ta có thể trồng rau má quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất để trồng rau má là vào cuối mùa mưa.
Cách trồng rau má: Điều đầu tiên cần thiết nhất để cây rau má phát triển là diện tích trồng. Bạn có thể trồng trên mảnh ruộng nhỏ, trong chậu hoặc đơn giản hơn là bao đất. Rau má là loại cây ưa sáng do đó nếu trồng tại nhà thì nên chọn những nơi có nhiều ánh nắng để giúp mồng tơi phát triển tốt. Đây là loại cây có thân bò sát mặt đất vì vậy rất dễ trồng.
Cách chăm sóc rau má: Nước là điều cần thiết cho rau má nên bạn cần làm nhất là cung cấp đủ nước cho chúng. Thực tế, loại cây này không cần chăm bón kỹ lưỡng bởi ngay cả ở nơi cằn khô chúng cũng có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Bạn có thể tưới cho chúng 1 lần/ngày. Lưu ý khi tưới nên để để chế độ vòi phun để nước phân bổ đều và không làm dập nát tán lá.
Theo PV
Khám phá
Tác dụng tuyệt vời của rau quả có vị đắng
Nhiều người thường bỏ qua thực phẩm có vị đắng vì chúng tương đối khó ăn. Nhưng thực tế, những thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe.
Mướp đắng có tác dụng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên - Ảnh: Internet
Dưới đây là một vài lợi ích sức khỏe của các thực phẩm có vị đắng.
Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng
Mặc dù vị đắng ở thực phẩm thường khiến nhiều người cảm thấy khó chịu nhưng sự tương tác giữa các thành phần tạo ra vị đắng trong thực phẩm và các thụ thể cảm nhận vị đắng trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất axit trong dạ dày (axit dạ dày). Điều này giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Nicole Dube của Halifax cho biết, "thực phẩm có vị đắng giúp kích thích thụ thể vị giác trên lưỡi, sau đó kích thích sản xuất enzyme và dòng chảy của mật. Nó giúp thực phẩm được tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn". Dube cũng khuyến nghị bạn nên ăn các thực phẩm này nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa.
Tái tạo máu
Thực phẩm có vị đắng giúp cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột. Nhờ đó nó có thể ức chế các vi khuẩn có hại và giúp vi khuẩn có lợi sinh sôi nhiều hơn để cải thiện chức năng của đường ruột, đặc biệt là chức năng tạo máu của đường ruột và tủy xương.
Đó chính là lý do tại sao ăn các thực phẩm có vị đắng lại có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu ở một số người.
Làm sạch cơ thể
Các thực phẩm đắng có chứa hàm lượng chất xơ phong phú nên có thể giúp làm sạch các chất thải lọc qua đường tiêu hóa. Các loại thực phẩm này cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh nên đồng thời cũng giúp giải độc tự nhiên trong gan, giữ cho cơ thể sạch sẽ, giảm các chất thải độc tích tụ trong cơ thể.
Ngoài ra, thực phẩm có vị đắng còn được đánh giá cao ở tác dụng giảm nhiệt cho cơ thể, nhờ đó nó có thể đem lại lợi ích chống viêm, thư giãn ruột và loại bỏ các chất độc bài tiết ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, táo bón...
Kích thích sự trao đổi chất
Các thực phẩm có vị đắng cũng đã được chứng minh có thể ức chế sự hấp thụ chất béo - chuyển động glucose thành tế bào mỡ, giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể sau mỗi bữa ăn, ngăn chặn kháng insulin, lưu trữ chất béo và giảm sự thèm ăn một cách tự nhiên. Vì vậy, loại thực phẩm này còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Một số loại rau củ đắng tốt cho sức khỏe:
Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng hay khổ qua chứa phyto là thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ. Mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức chịu đựng. Loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên.
Cải xoăn Kale
Cải xoăn Kale chứa hàm lượng cao lutein, một chất chống oxy hóa có liên quan đến giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm. Để duy trì sức khỏe của mắt, chúng ta cần 12 mg lutein mỗi ngày. Bạn có thể tìm thấy lượng lutein này trong nửa bát cải xoăn. Nó cũng cung cấp 50% lượng vitamin A và tới 400% vitamin K cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Rau đắng
Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất của cây rau đắng biển giúp nâng cao năng lực bộ nhớ, cải thiện hoạt động trí tuệ, giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, trị hội chứng ruột kích thích, tốt cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ...
Rau má
Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi
Vỏ cam quýt
Có vị đắng do nồng độ flavonoid cao. Chất chống oxy hóa trong vỏ cam quýt có tác dụng giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại ung thư.
Thu Thủy
Theo motthegioi
Ăn đậu phộng lên dây cót cho trí não Khảo sát ở 4.822 người trên 55 tuổi, các nhà khoa học thuộc Đại học Nam Úc (Úc) phát hiện ăn các loại hạt (hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt điều, đậu phộng... - ảnh) trong một thời gian dài giúp cải thiện suy nghĩ, lý luận và trí nhớ ở người già. Anh: Shutterstock Mặc dù tuổi tác được xem là yếu...