Rau cải, rau ngót dẫn đầu nguy cơ ngộ độc
Theo khuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhóm rau ăn lá có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao nhất, trong đó dẫn đầu là rau cải, rau ngót, rau muống…
Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dẫn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh…
Rau ngót là một trong những loại dẫn đầu nguy cơ ngộ độc
Kiểm tra 50 mẫu rau sống gồm xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi tại Hà Nội và TP.HCM trong tháng qua, Cục BVTV cho biết, 58% mẫu có dư lượng thuốc BVTV và 40% mẫu có kim loại nặng, tuy nhiên đều đạt ngưỡng an toàn đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm. Đánh giá tại các địa phương, tỷ lệ mẫu giám sát có dư lượng vượt mức tối đa cho phép cao nhất ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội, tiếp theo là TP.HCM, Lâm Đồng và Tiền Giang.
Theo Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng, kết quả của chương trình giám sát quốc gia năm 2011 cho thấy, chỉ có từ 6 – 7% mẫu rau củ quả tươi có mức dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, ông Hồng khẳng định, mới chỉ có thể khẳng định 93% rau, củ, quả Việt Nam an toàn về mặt chỉ tiêu dư lượng chất BVTV chứ chưa an toàn về chỉ tiêu vi sinh vật.
Video đang HOT
Sử dụng rau có chứa thuốc BVTV dễ bị ngộ độc mãn tính
Trong số 25 hoạt chất thuốc BVTV thường phát hiện vượt ngưỡng, tần suất cao nhất là cypermethrin, acephate, permethrin… Nhiều hoạt chất trong số này thuộc nhóm độc hại, có thể sử dụng đối với cây cao su, cà phê… nhưng nghiêm cấm sử dụng trên rau. Cụ thể như, cypermethrin là loại độc nhóm II, chứa 25% lượng thuốc trừ sâu. Loại hoạt chất này không gây ung thư, biên đổi gien song lại tác động tới hệ thần kinh, miễn dịch. Nếu sử dụng rau có chứa cypermethrin vượt ngưỡng cho phép có thể gây tích lũy, dẫn đến ngộ độc mạn tính.
Theo Theo H. Uyên (PhunuOnline)
Những kiêng kỵ khi ăn thịt gà
Từ lâu thịt gà là món ăn thường nhật và khoái khẩu của người dân. Thế nhưng, để dùng theo góc độ khoa học và quan điểm của Đông y thì không phải ai cũng biết.
Nhiều khi chỉ sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng thì ngoài làm mất giá trị dinh dưỡng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Sau đây xin giới thiệu một số thực phẩm gia vị không nên phối hợp với thịt gà để bạn đọc tham khảo.
Kiêng tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
Cần phối hợp các thực phẩm, gia vị đúng với thịt gà để không làm mất giá trị dinh dưỡng. (ảnh minh họa)
Kiêng muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.
Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.
Kiêng ăn thịt chó và gan chó: Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ "úng khí" sinh chứng kiết lỵ. Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Kiêng ăn với cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
Nếu không may mắc chứng bạch thốn trùng lấy một nắm cơm nếp đốt cháy cho ăn sẽ trừ được.
Không ăn với cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Không ăn với mận: Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, phù nề...
Theo SK&ĐS
Rau ngót có gây hại cho bào thai không? Dù rằng rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm. Vấn đề này thực hư như thế nào đây? Thành phần dinh dưỡng của rau ngót Nghiên cứu...