Rất nhiều người vẫn mang tâm lý A.Q
Một điều đáng buồn, là xã hội ta vẫn chưa sẵn sàng, chưa có tâm thế tiếp nhận, tranh luận, phản biện một cách khoa học, sòng phẳng và lịch sự, tôn trọng với những quan điểm, ý kiến trái với những quan điểm, những cách nghĩ đã thành nếp, thành thói quen của đám đông…
Mới đây, sau khi công bố bản cải tiến tiếng Việt hoàn chỉnh, PGS.TS Bùi Hiền đã đăng ký quyền tác giả nghiên cứu của mình nhằm tránh các trường hợp xuyên tạc. Ngày 29/12/2017, Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ VH-TT&DL cấp bản quyền cho “Bài viết về cải tiến chữ quốc ngữ” của PGS.TS Bùi Hiền – nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy học phổ thông.
Trước đó, cả hai phần của công trình nghiên cứu “Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ” gồm phần phụ âm (phần 1) và nguyên âm (phần 2) của PGS-TS Bùi Hiền đã được công bố.
Theo ông, với hơn 40 năm trong ngành giáo dục, công trình này đã được ông dồn tâm huyết nghiên cứu từ hơn 20 năm trước một cách hết sức nghiêm túc. Về thực chất, công trình này chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành, vốn đã bộc lộ nhiều bất cập, dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng thủ đô Hà Nội, chứ không hề tác động vào hệ thống âm vị làm cho tiếng nói khác đi, dẫn tới ý nghĩa lời nói cũng khác đi. Nghĩa là nếu như chữ viết được thay từ “tiếng Việt” thành “tiêq Việt” hay tiêw Việt”, thì âm đọc vẫn không thay đổi, vẫn là “tiếng Việt” như chúng ta vẫn phát âm lâu nay, lấy chuẩn là tiếng của người Hà Nội.
Ngay từ khi phần 1 công trình nghiên cứu của PGS-TS Bùi Hiền được công bố, dư luận đã lập tức “nổi sóng”, với hàng loạt ý kiến, đồng thuận có, phản đối có. Tuy nhiên, số người đồng thuận với đề xuất này rất ít, chỉ đếm trên hai bàn tay. Và những tranh luận xung quanh đề xuất đó vẫn còn kéo dài.
Chữ quốc ngữ là chữ viết của quốc gia, là hồn cốt của đất nước, đã được hình thành và ổn định hàng trăm năm nay. Vậy nên cải tiến chữ quốc ngữ là một vấn đề vô cùng trọng đại, ở tầm quốc gia. Tiến hành nghiên cứu, đề xuất cải tiến trên cơ sở những nghiên cứu của mình là quyền của nhà khoa học.
Video đang HOT
PGS-TS Bùi Hiền là một nhà khoa học đức cao vọng trọng. Đề xuất cải tiến của ông là một đề xuất nghiêm túc. Kết quả nghiên cứu của ông thật đáng trân trọng. Còn đề xuất đó có hợp lý, hợp thời, hợp lòng người hay không, lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Trong khoa học cũng như trong xã hội, hễ có ý tưởng, có công trình hay có bất cứ một chính sách nào, là có phản biện. Phản biện là đặc tính của một xã hội văn minh, dân chủ. Chỉ có qua phản biện, thì chân lý, thì giá trị của công trình khoa học hay của một chính sách mới được làm sáng tỏ. Một xã hội không có phản biện là một xã hội không có nền khoa học. Và một xã hội không được quyền phản biện là một xã hội bị bóp nghẹt bởi một chế độ độc tài, độc quyền chân lý. Không phải ngẫu nhiên mà với bất kỳ một luận án tiến sỹ nào, khi bảo vệ, đều bắt buộc phải có một hội đồng phản biện. Chủ nhân của luận án đưa ra những căn cứ khoa học để bảo vệ luận án mà mình nghiên cứu. Người phản biện cũng dùng những căn cứ khoa học của mình để chứng minh điều ngược lại. Chỉ khi nào luận cứ của người phản biện không đủ sức thuyết phục, thì luận án đó mới được chấp nhận.
Trở lại với đề xuất trên của PGS-TS Bùi Hiền. Khoan hãy nói đến chuyện đúng sai, mà hãy nói đến thái độ của xã hội. Ngay từ đầu, đề xuất của ông đã bị đa số phản đối. Chỉ có điều, hầu hết những ý kiến phản đối đó đều không dựa trên những hiểu biết về chuyên môn, mà phản đối bằng cách thẳng tay “ném đá”.
Người ta ném đá, thóa mạ mà không biết rằng, PGS.TS Bùi Hiền năm nay đã 83 tuổi. Ông nói, với người khác, hứng chịu những lời nói cay độc ấy có khi đã bị đột quỵ. Còn với ông, trước lời lẽ mạt sát đó, “là một nhà giáo dục, tôi hiểu phản ứng với cái trái tai, gai mắt là điều tự nhiên, không phản ứng mới là bất thường. Vì vậy, tôi sẽ bình thản đón nhận hết”, PGS.TS Bùi Hiền cho hay.
Ông cũng cho rằng “với những người chửi bới vô văn hóa, tôi đọc bình luận của họ chỉ để câu chữ trôi qua tai. Với những người chưa hiểu, tôi nói cho họ hiểu. Với những phản biện nghiêm túc, góp ý văn minh, tôi ghi lại tất cả để nghiên cứu thêm, tự hoàn thiện chính mình”. Chính bản lĩnh đó ông đã vượt qua “cơn bão” vừa qua.
Phản đối, tranh luận trước một vấn đề là quyền của mỗi người. Vấn đề là phản đối, tranh luận như thế nào? Bằng một thái độ lịch sự, tôn trọng người mà mình muốn phản đối, tranh luận. Phản đối, tranh luận bằng cách đưa ra những căn cứ khoa học của mình hay phản đối, tranh luận bằng cách nói bừa, bằng cách vùi dập, xúc phạm? Rất nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nghệ sỹ, và cả chính khách nữa, những người tuy không đồng tình với đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền, nhưng đã lên tiếng phản đối, bày tỏ những bức xúc của mình trước thái độ “ném đá” của số đông nói trên.
Giấy chứng nhận Bản quyền tác giả bài viết về Cải tiến chữ quốc ngữ
Qua hiện tượng PGS-TS Bùi Hiền, có thể thấy một điều đáng buồn, là xã hội Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng, chưa có tâm thế tiếp nhận, tranh luận, phản biện một cách khoa học, sòng phẳng và lịch sự, tôn trọng với những quan điểm, ý kiến trái với những quan điểm, những cách nghĩ đã thành nếp, thành thói quen của đám đông. Hay nói khác đi, rất nhiều người vẫn mang tâm lý A.Q. Chỉ những gì mình nghĩ, mình cho là đúng, thì mới đúng. Mọi ý nghĩ khác mình, đều là sai. Và nếu cứ còn duy trì tình trạng này, thì rồi đây sẽ còn rất nhiều nhà khoa học khác nữa, sẽ ngần ngại không dám công bố những ý tưởng, những công trình nghiên cứu của mình, vì sợ bị “ném đá”. Nền khoa học nước nhà sẽ vì thế mà thui chột.
Theo Nongnghiep.vn
PGS Bùi Hiền dành 10 ngày để viết lại Truyện Kiều theo chữ cải tiến
PGS.TS Bùi Hiền vừa tiếp tục công bố toàn tập tác phẩm "Truyện Kiều" được viết chính ông viết lại bằng "Tiếq Việt" sau thời gian là 10 ngày.
ảnh minh họa
Không lâu sau khi công bố bản hoàn chỉnh đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ (cả phần phụ âm và nguyên âm) gây bão dư luận, PGS Bùi Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vừa công bố toàn tập tác phẩm "Truyện Kiều" với 3.254 câu thơ lục bát do ông viết bằng ngôn ngữ "Tiếq Việt".
Toàn bộ bản chuyển thể bằng bảng chữ cải tiến "Tiếq Việt" của PGS Bùi Hiền tại đây.
PGS Bùi Hiền dành 10 ngày để viết lại Truyện Kiều theo chữ cải tiến
về việc này, PGS Bùi Hiền cho biết việc nghiên cứu là quyền, là đam mê và sở thích của cá nhân ông, chứ không bắt ép ai phải tin hay dùng chữ cải tiến cả.
Ông cho rằng việc viết lại toàn bộ 3.254 câu thơ lục bát của tác phẩm "Truyện Kiều" bằng chữ cải tiến mới là việc nên làm để cho những ai muốn nghiên cứu có thể tham khảo thêm.
Ông lý giải mình chọn chuyển thể tác phẩm này bởi "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du là một trong các tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam.
"Bao thế hệ người Việt từ xưa đến nay, dù ít nhiều cũng đều biết tới Truyện Kiều và nhiều người rất thích tác phẩm này. Do đó khi tôi viết lại bằng chữ cải tiến thì khả năng đón nhận của mọi người có thể sẽ cao hơn là viết một tác phẩm văn học nào khác. Từ thích "Truyện Kiều", nhiều người sẽ muốn thử đọc tác phẩm này bằng chữ viết mới xem nó sẽ như thế nào".
Để viết lại toàn bộ tác phẩm này theo chữ viết mới, PGS Bùi Hiền cho hay ông đã dành 10 ngày đầu tiên của năm 2018, mỗi ngày khoảng 9 - 10 giờ đồng hồ tự viết trên máy tính ở nhà và không cần nhờ người khác gõ hộ dù chỉ một chữ.
"Bởi có nhờ cũng khó vì có mấy ai gõ được chữ này nếu không thuộc mặt chữ mới. Nên tôi phải tự gõ", PGS Bùi Hiền nói.
Ông cũng thừa nhận thời gian đầu khi sử dụng chữ cải tiến ông vẫn viết nhầm đôi chỗ bởi vẫn quen với hệ thống chữ viết hiện hành.
Theo Thế Giới Trẻ
PGS Bùi Hiền viết lại 'Truyện Kiều' bằng chữ cải tiến PGS.TS Bùi Hiền cho biết ông đã làm việc trong khoảng 100 giờ để viết lại "Truyện Kiều" bằng chữ cải tiến. ảnh minh họa Sau khi hoàn thiện nghiên cứu cải tiến chữ viết "Tiếw Việt" và công bố phần 2, PGS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội...