Rất nhiều khoản phí cần đóng vào đầu năm học mới, cha mẹ nắm rõ để chuẩn bị cho con, tránh phải ngỡ ngàng
Đây là những khoản phí cha mẹ phải đóng cho con theo tháng hoặc theo năm. Phụ huynh có con vào lớp 1 càng đặc biệt lưu ý vì là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.
1. Tiền phục vụ bán trú
Là khoản tiền chi bữa ăn chính và bữa ăn phụ (nếu có) theo thỏa thuận, tiền bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ công tác bán trú và trang bị cơ sở vật chất cho bán trú như giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, cốc, xoong, nồi, bếp gas…
Cụ thể tại các trường công lập ở Hà Nội, tiền ăn theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh; Chăm sóc bán trú không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng.
Tiền trang thiết bị phục vụ bán trú:
- Học sinh mầm non: Không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.
- Học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm học.
Khoản tiền này được đóng hàng tháng theo học phí.
Rất nhiều khoản phí cần đóng vào đầu năm học mới, cha mẹ nắm rõ để chuẩn bị cho con. (Ảnh minh họa)
2. Học phí
Chi bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng dạy học, điện, nước, vệ sinh, tăng cường cơ sở vật chất và các nội dung chi khác phục vụ hoạt động học 2 buổi/ngày.
Học phí mầm non (không gồm 5 tuổi) công lập ở 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi lần lượt mỗi tháng là 217.000 đồng, nông thôn 95.000 đồng và miền núi 24.000 đồng. Mức học phí tại Hà Nội là
- Học sinh Tiểu học: Không quá 100.000 đồng/học sinh/tháng.
- Học sinh THCS: Không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng.
Số tiền được đóng hàng tháng cùng với các khoản chi phí khác.
3. Học phẩm
Trang bị các loại vở, học liệu để giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Mức thu: Học sinh mầm non không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.
Số tiền này sẽ được đóng từ đầu năm cho nhà trường khi học sinh bắt đầu nhập học.
Học phí học sinh Tiểu học không quá 100.000 đồng/học sinh/tháng. (Ảnh minh họa)
4. Nước uống học sinh
Nhà trường sẽ mua nước uống tinh khiết đặt tại mỗi lớp để phục vụ học sinh.
Mức thu: Không quá 12.000 đồng/học sinh/tháng.
Tuy nhiên, một số lớp có nhu cầu loại nước uống chất lượng cao hơn nên cha mẹ sẽ đóng thêm tiền hoặc sử dụng tiền quỹ lớp.
5. Bảo hiểm Y tế học sinh
Là khoản thu không bắt buộc, tuy nhiên khuyến khích cha mẹ nên đóng để bảo đảm quyền lợi cho con.
Cha mẹ sẽ đóng Bảo hiểm Y tế cho con mỗi tháng 43.785 đồng. Khoản này được thu đầu năm cho cả năm (12 tháng) với số tiền là 525.420 đồng.
6. Tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường
Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Với cấp THCS: Dao động từ 6.000 đồng – 26.000 đồng/học sinh/tiết, tùy số lượng học sinh.
7. Khoản đóng góp tự nguyện cho nhà trường
Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh.
8. Quỹ phụ huynh trường, lớp
Ngoài số tiền cần mua đồ dùng cho con, đóng cho trường, cha mẹ cũng cần chuẩn bị một khoản để đóng làm quỹ phụ huynh lớp. Số tiền dao động từ 500.000 đồng đến vài triệu mỗi năm, tùy theo nhu cầu sử dụng từng trường, từng lớp.
Số tiền này sẽ được thống nhất và đóng vào buổi họp phụ huynh đầu năm. Thông thường là chi vào mua điều hòa, máy chiếu, mic cài cho cô giáo, rèm, sơn sửa lớp… Các thiết bị này được mua từ năm lớp 1 và những năm sau được dùng lại. Ngoài ra, quỹ sẽ dùng để liên hoan lớp, mua phần thưởng… cho học sinh.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh minh họa)
9. Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu
Đầu năm học, mỗi học sinh cần phải mua ít nhất 1 bộ đồng phục mùa hè, 1 bộ đồng phục mùa đông, 1 bộ thể dục thể thao, áo khoác mùa đông. Số tiền dao động 700.000 – 1 triệu đồng/học sinh.
10. Sổ liên lạc điện tử/tin nhắn điện tử
Sổ liên lạc điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa nhà trường tới gia đình một cách chủ động, nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Số tiền duy trì sổ liên lạc điện tử tùy theo mỗi trường, có thể đóng hàng tháng hoặc đóng cả năm dao động từ 200.000 – 600.000 đồng/năm.
11. Sách giáo khoa
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy, học sinh vào lớp 1 năm nay sẽ chính thức được học sách giáo khoa mới.
Theo thông tin từ các đơn vị cung cấp, bộ sách giáo khoa lớp 1 của NXB Đại học Sư phạm giá cao nhất là 199.000 đồng, bộ rẻ nhất của NXB Giáo dục Việt Nam là 179.000 đồng. Tùy vào sự lựa chọn của mỗi trường thì học sinh sẽ được học theo từng loại sách giáo khoa đó. Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố giá 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới.
Từ lớp 2 đến lớp 12 vẫn sử dụng bộ sách giáo khoa cũ và mỗi lớp sẽ có giá khác nhau.
12. Tiền ăn bán trú, tiền xe đưa đón
Đây là khoản tiền được đóng hàng tháng hoặc đối với một số trường sẽ thu theo quý, năm học.
13. Các khoản phí khác tại trường ngoài công lập
Ở các trường ngoài công lập, cha mẹ sẽ phải đóng thêm các khoản phí khác như phí ghi danh, phí nhập học, phí đặt chỗ, hoạt động ngoại khóa… Các khoản phí này sẽ phải đóng từ đầu năm, trước khi con chính thức đi học.
Học sinh tiểu học chuẩn bị trở lại trường: Đau đầu chuyện bán trú
Khá nhiều phụ huynh ở Hà Nội và TP.HCM có con em đang học tiểu học tỏ ra lo lắng với lịch học tập không bán trú của trường.
Học sinh lớp 9 Trường Marie Curie (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đeo khẩu trang ngồi học trong lớp được bật máy lạnh - Ảnh: MAI THƯƠNG
"Tôi vừa nhận được thông báo của nhà trường rằng các học sinh không học bán trú mà chỉ học 1 buổi/ngày. Như vậy thì rất khó khăn cho học sinh và phụ huynh". Đó là tâm sự của chị Trần Thị Ngọc Liên, phụ huynh ở Q.1, TP.HCM.
Trường hợp của chị Liên không phải là ngoại lệ,
Nếu phải đảm bảo giãn cách, tôi sẽ yêu cầu các nhà trường trong quận cân nhắc áp dụng phương án cho học sinh đi học cách nhật theo 2 nhóm. Nhóm học thứ hai, tư, sáu và nhóm học thứ ba, năm, bảy . Những ngày nào học sinh đi học thì ngày đó tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày.
Ông LÊ HỒNG VŨ (trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội)
TP.HCM: không bán trú vì sợ dịch
Chị Liên kể: "Nhà tôi có ba đứa con hiện đang học lớp 1, lớp 2 và lớp 5. Theo lịch đi học lại của nhà trường thì hai bé lớp 1 và lớp 5 sẽ học buổi sáng, bé lớp 2 sẽ học buổi chiều. Như vậy, làm sao tôi có thể đưa đón con khi bé lớp 1 ra về khác giờ với bé lớp 5.
Chưa kể, nhà tôi lại ở xa, đón được hai bé học buổi sáng về nhà thì lại tiếp tục đưa bé học buổi chiều đến trường. Như vậy, phụ huynh khỏi đi làm mà chỉ ở nhà đưa đón con đi học cũng đủ bở hơi tai".
Một phụ huynh khác, chị Nguyễn Thị Thu Hà (Q.Thủ Đức, TP.HCM) phân tích: "Học sinh tiểu học còn nhỏ, sức đề kháng của các con không được như người lớn. Nhà tôi ở ngoại thành nhưng con tôi lại đi học ở nội thành, gần cơ quan của bố mẹ.
Chúng tôi đều là viên chức, đi làm trong giờ hành chính thì không thể đưa đón con khi con chỉ học 1 buổi/ngày.
Nếu chương trình của bậc tiểu học đã được tinh giản, các con không vướng bận nhiều chuyện thi cử, chuyển cấp thì có nhất thiết phải cho học sinh đến trường trong thời kỳ này không? Vì đi học 1 buổi/ngày trong thời tiết nắng nóng như thế này, lớp học lại không được mở máy lạnh là một cách tra tấn cả phụ huynh và học sinh.
Buổi trưa nắng chang chang mà để học sinh về nhà thì các cháu rất dễ nhức đầu, sổ mũi, cảm nắng".
Trong khi đó, một lãnh đạo trường tiểu học ở TP.HCM tâm sự: "Tôi thực sự rất khó xử vì mấy hôm nay phụ huynh gọi điện liên tục, đề nghị tổ chức bán trú. Mà nếu tổ chức thì lo ngại dịch bệnh".
Hà Nội: tùy các trường
Chiều 6-5, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng họp với các quận huyện về phương án tổ chức cho học sinh mầm non, tiểu học đi học trở lại. Trong đó, vấn đề làm thế nào để giãn cách với sĩ số quá đông và có hay không tổ chức bán trú là câu chuyện nhiều trường quan tâm.
"Sở GD-ĐT sẽ không cấm các trường tiểu học, mầm non tổ chức bán trú. Vì đặc thù của lứa tuổi này, nếu không có bán trú mà chỉ học 1 buổi thì phụ huynh sẽ vất vả, trẻ cũng không đảm bảo sức khỏe.
Vì thế, phương án tổ chức đi học trở lại thế nào sẽ tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng trường, trên cơ sở tuân thủ những yêu cầu chung về phòng dịch" - ông Phạm Xuân Tiến, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, nói.
Tuy nhiên, ở một số quận như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân (Hà Nội), sĩ số học sinh tiểu học ở nhiều trường công lập ở mức trên dưới 60 học sinh/lớp. Để đảm bảo giãn cách, không phải chỉ chia đôi mà còn chia ba. Nhưng giáo viên không có đủ, phòng học cũng thiếu. Tình huống này càng khiến các trường gặp khó khăn nếu phải tổ chức bán trú.
"Sẽ không đủ chỗ để học 2 buổi/ngày và bán trú theo cách chia nhỏ lớp, nếu như học sinh học đủ 5 buổi/tuần" - một hiệu trưởng quận Hoàng Mai, Hà Nội, cho biết.
Theo ông Lê Hồng Vũ - trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội, học sinh mầm non, tiểu học nếu đã đi học trở lại thì phải tính đến phương án tổ chức bán trú. Vì học sinh ở lứa tuổi nhỏ, cần có sự quản lý, chăm sóc khác với lứa tuổi trung học. Nếu học 1 buổi/ngày sẽ khó khăn cho các phụ huynh phải đưa đón, quản lý tại nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngược lại với những băn khoăn, lúng túng của khối trường công lập, một số trường tư cấp tiểu học ở Hà Nội đã có hướng tổ chức bán trú, trong đó có Trường Marie Curie, Hà Nội. "Học sinh được chia theo từng khối lớp vào phòng ăn lệch giờ nhau để tránh tập trung đông" - thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng trường này, cho biết.
Không bắt buộc đeo khẩu trang, tấm chắn
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 ngày 6-5, nhiều chuyên gia cho rằng các biện pháp phòng, chống dịch của một số trường là không cần thiết mà còn có hại cho sức khỏe các cháu học sinh.
Theo đó, một số trường có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, lớp học không được bật máy lạnh...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không khuyến nghị học sinh trong lớp học phải bắt buộc đeo khẩu trang. Tuy nhiên, cần khuyến nghị các cháu phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay, giờ ra chơi phải đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ.
Đặc biệt, không bắt buộc cực đoan việc cấm bật máy lạnh, các phòng học có thể bật nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí.
N.AN
Giáo viên lớp 9, 12 khổ vì giãn cách
Ở Hà Nội và TP.HCM, học sinh trung học đã đi học trở lại được gần một tuần trong tình huống phải áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo giãn cách học sinh. Đa phần các nhà trường đều thực hiện việc chia đôi lớp học, dạy chéo ca.
Về yêu cầu giãn cách, các trường đang cố gắng duy trì, nhưng bất ổn lại tiềm ẩn từ phía giáo viên khi nhiều người bị tăng tiết quá nhiều.
Việc chia nhỏ lớp học khiến giáo viên từ nhóm này phải chạy sang nhóm kia, vừa ở lớp dạy trực tiếp lại chạy về dạy trực tuyến. Trong khi điều kiện lao động áp lực thì chế độ đãi ngộ cho giáo viên cũng không được điều chỉnh.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM trong giờ học sau kỳ nghỉ dài tránh COVID-19 - Ảnh: NHƯ HÙNG
"Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về quy đổi giờ lao động của giáo viên trong thời gian các trường phải thực hiện linh hoạt dạy học để chống dịch. Quy định về chính sách cho giáo viên thì có, nhưng các nhà trường vẫn không thực hiện được vì không có tiền.
Kinh phí chi thường xuyên vốn eo hẹp còn bị cắt bớt 5%, trong khi hiện có những trường, giờ dạy tăng gấp đôi" - ông Lê Hồng Vũ trao đổi.
Theo ông Vũ, với việc chia đôi lớp học, nếu giáo viên các môn đặc thù như nhạc, họa phải dạy trực tiếp hoàn toàn thì một giáo viên có thể phải dạy đến trên 40 tiết/tuần. Giáo viên không chịu nổi mà trường cũng không có tiền để trả cho họ.
"Tôi chỉ đạo các trường phải cân đối, với những môn học có quá ít giáo viên thì phải kết hợp dạy trực tuyến và trực tiếp chứ không thể căng ra dạy hết tại trường theo ca" - ông Vũ cho biết.
Tương tự, nhiều giáo viên ở TP.HCM cũng đang than trời: "Tôi không biết mình có thể kham nổi kiểu dạy học này trong bao lâu. Trước đây, tôi dạy 19 tiết/tuần thì bây giờ số tiết tăng lên 38, dạy liên tục cả sáng lẫn chiều trong điều kiện nắng nóng mà không có máy lạnh lại còn giảng bài qua chiếc khẩu trang.
Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên hiệu trưởng nhà trường nhưng chính nhà trường cũng rối" - một giáo viên ở Q.1, TP.HCM bức xúc.
Tâm sự với Tuổi Trẻ, hiệu trưởng một trường THPT ở quận 1 (TP.HCM) cho biết: "Nhìn giáo viên, tôi thấy thương lắm. Ban giám hiệu nhà trường bây giờ chỉ biết động viên các giáo viên cố gắng chịu vất vả trong 2 tuần đầu. Sau đó thì hi vọng dịch bệnh sẽ hết và mọi thứ trở về như cũ.
Chứ như hiện tại, không tách lớp thì không yên tâm trong việc phòng tránh dịch bệnh, mà tách thì khổ cho giáo viên quá. Nếu kéo dài tình hình như thế này thì giáo viên đổ bệnh hết".
TP.HCM đề xuất học sinh lớp 9, 12 đi học trở lại từ ngày 2.3 TP.HCM đề xuất học sinh đi học trở lại, riêng học sinh mầm non, tiểu học các lớp 6,7,8,10,11 tiếp tục tạm nghỉ do ảnh hưởng dịch Covid-19 đến hết ngày 15.3. Ảnh minh họa Chiều ngày 25.2, Thành ủy TP.HCM và UBND TP.HCM đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở Y tế, Sở GD- ĐT, Sở Lao động thương binh và...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cảnh báo rủi ro từ chính sách tài chính của Mỹ
Thế giới
06:22:24 23/02/2025
Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song
Sao châu á
06:14:25 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
Tv show
06:09:25 23/02/2025
Thêm công thức bánh ăn sáng từ tôm siêu ngon
Ẩm thực
06:07:17 23/02/2025
Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm
Sức khỏe
06:05:21 23/02/2025
Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập
Phim châu á
05:55:47 23/02/2025
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan
Hậu trường phim
05:54:55 23/02/2025
Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm
Tin nổi bật
05:54:50 23/02/2025
Shakira tái xuất nóng bỏng sau khi phải hủy show, nhập viện cấp cứu
Nhạc quốc tế
05:53:06 23/02/2025
Cặp đôi Vbiz bị tóm dính hôn nhau đắm đuối tại Phú Quốc, nay bỗng tung cả loạt hint hẹn hò tại nước ngoài
Sao việt
23:31:39 22/02/2025