Rất khó lây nhiễm Covid-19 từ thực phẩm
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rất khó có khả năng con người bị nhiễm Covid-19 từ thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm.
Covid-19 là bệnh về đường hô hấp, con đường lây truyền chính qua tiếp xúc giữa người với người, và thông qua tiếp xúc trực tiếp với những giọt bắn hô hấp khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.
Hiện không có bằng chứng về việc những virus gây bệnh về đường hô hấp có thể lan truyền qua thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm. Những virus corona không thể nhân lên trong thực phẩm; chúng cần một vật chủ là động vật hoặc con người để nhân lên.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm tại một trường học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội
Khuyến cáo gần đây nhất của WHO chỉ rõ rằng, bằng chứng hiện tại cho thấy virus gây bệnh Covid-19 được lan truyền thông qua sự tiếp xúc gần với những giọt bắn hô hấp (hình thành khi ho hoặc hắt hơi) và bởi các đồ vật bị ô nhiễm. Virus có thể lan truyền trực tiếp từ người sang người khi một ca Covid-19 ho hoặc hắt hơi, tạo ra các giọt bắn và dính lên mũi, miệng hoặc mắt của người khác.
Ngoài ra, vì các giọt bắn hô hấp quá nặng có thể bay trong không khí nên chúng sẽ rơi xuống các vật thể và bề mặt xung quanh người nhiễm bệnh. Có thể có người nào đó sẽ bị nhiễm bệnh khi chạm vào những bề mặt, đồ vật bị ô nhiễm hoặc tay của người đã nhiễm, và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính mình. Điều này có thể xảy ra, ví dụ như, khi chạm tay vào tay nắm cửa hoặc bắt tay và sau đó chạm tay vào mặt.
Nghiên cứu gần đây đã đánh giá sự sống sót của Covid-19 trên các bề mặt khác nhau, và báo cáo rằng virus có thể tồn tại đến 72 giờ trên nhựa và inox, đến 4 giờ đồng và đến 24 giờ trên các tông. Nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm (kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ tương đối) và cần được xem xét thận trọng trong môi trường thực tế.
Cũng theo WHO, ngành công nghiệp thực phẩm bắt buộc phải tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân, và cung cấp các khóa đào tạo bồi dưỡng về nguyên tắc vệ sinh thực phẩm để loại trừ, hoặc giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm virus cho bề mặt thực phẩm và vật liệu bao gói thực phẩm từ người làm thực phẩm.
Dụng cụ bảo vệ cá nhân, ví dụ như khẩu trang và găng tay, có thể có hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lan truyền của các virus và bệnh trong ngành công nghiệp thực phẩm, nhưng chỉ khi được sử dụng đúng cách.
Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm được khuyến khích áp dụng các biện pháp cách ly vật lý, các biện pháp vệ sinh và khử trùng nghiêm ngặt và thúc đẩy việc rửa tay, khử trùng thường xuyên tại từng công đoạn chế biến, sản xuất và tiếp thị thực phẩm. Những biện pháp này sẽ bảo vệ nhân viên khỏi việc phát tán Covid-19 giữa những người làm trong lĩnh vực thực phẩm, duy trì lực lượng lao động khỏe mạnh, và phát hiện, loại trừ những người chế biến thực phẩm bị nhiễm bệnh, những người tiếp xúc trực tiếp với họ ra khỏi khu vực làm việc.
Mặc dù vật liệu di truyền của Covid-19 được phân lập từ những mẫu phân của người nhiễm bệnh, nhưng hiện chưa có bất kỳ báo cáo hoặc bằng chứng nào về việc lan truyền qua con đường phân – miệng. Rửa sạch tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh luôn luôn là biện pháp thực hành thiết yếu, đặc biệt khi làm việc với thực phẩm.
Khoai tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì người ăn nhiều khoai tây chiên sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn 11% so với những người ít ăn hoặc không ăn khoai tây chiên.
Ngoài ra, kể cả khi không chiên rán, khoai tây cũng không tốt hết với tất cả mọi người.
Video đang HOT
Những lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe
Tăng cường khả năng miễn dịch
Trong khoai tây rất giàu Vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh Bệnh từ scorbut (biểu hiện với những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da, sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm) đến bệnh cảm lạnh thông thường, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày.
Giảm stress, nâng cao tinh thần, chống trầm cảm
Cuộc sống bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, dễ nóng giận vô cớ và mất bình tĩnh, luôn có tâm trạng bất an, lo lắng. Sở dĩ "mắc" phải những hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin A và C, hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit. Khoai tây lại là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, do đó, nó giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào những trạng thái tâm lý như trên, bạn đừng quên dành thời gian chế biến những món yêu thích từ khoai tây.
Trị loét dạ dày
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.
Trị chứng táo bón mạn tính
Rửa sạch khoai tây, giã nát gạn lấy nước uống trước bữa ăn sẽ cho kết quả tốt.
Chống ung thư
Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự như chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Với những công dụng của khoai tây, bạn có thể tìm hiểu và có thể thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.
Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet
Giúp làm giảm sỏi thận
Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.
Điều trị vết bầm tím
Nước ép khoai tây rất tốt cho điều trị các vết bầm tím, bỏng, bong gân, viêm loét và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng. Nó cũng giúp chống lại các vấn đề về da. Khoai tây cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh ung thư tử cung và sự hình thành các khối u.
Giàu chất xơ
Khoai tây được coi là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ nên thường được đề xuất trong chế độ ăn cho những người có kế hoạch giảm cân. Nó làm đầy dạ dày khiến cơ thể không cảm thấy đói trong thời gian dài.
Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều. Ảnh minh họa: Internet
Những 'đại kỵ' khi ăn khoai tây, biết mà tránh
Phụ nữ mang thai: Khoai tây có đặc tính chống oxi hóa và có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đáng ngạc nhiên, chúng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo. Khoai tây chứa nhiều cacbonhydrat tinh bột và ít chất đạm, nhưng đồng thời chúng cũng không chứa chất béo, tất nhiên đó là trước khi chúng được trộn cùng với bơ hay phô mai.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.
Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây. Ảnh minh họa: Internet
Người mắc bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Người bị cao huyết áp không nên ăn khoai tây: Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên. Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch.
Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine mà con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu). Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, nên chú ý những điều này khi ăn khoai tây
Khoai tây sẽ phát huy tác dụng nếu bạn ăn đúng cách với khẩu phần ăn hợp lý, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại. Vì vậy, khi ăn cần lưu ý những điều sau:
Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.
Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Không nấu chung khoai tây với cà chua còn xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Không ăn khoai tây khi chưa gọt vỏ, khoai tây mọc mầm do để lâu hay để đông lạnh vì dễ gây ngộ độc.
Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người. Ảnh minh họa: Internet
Khoai tây mọc mầm gây tử vong: Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine mà con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu). Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong.
Khoai tây màu xanh lục nguy hại cho hệ thần kinh: Các nhà khoa học khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm có thể gây hại cho hệ thống thần kinh. Sự mọc mầm diễn ra nhanh hơn khi khoai tây là giống vô cơ và không được xử lý hóa học.
Nếu khoai tây vẫn tươi bị mọc mầm, bạn có thể dễ dàng cắt mầm và củ khoai có thể lưu giữ được phần lớn các giá trị dinh dưỡng.
Ngược lại, nếu khoai tây đã bị héo, cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những củ khoai tây này.
Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu: Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.
Khoai tây bị héo chứa chất độc solanine: Nhiều người có thói quen mua với số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn. Solanine (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.
Khoai tây trứng gà = béo phì: Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.
Liệu có nguy cơ mắc Covid-19 khi ăn thực phẩm tại những "ổ dịch"? Pháp phát hiện những ổ dịch Covid-19 tại các lò giết mổ gia súc, theo đó làm dấy lên lo ngại nguy cơ nhiễm bệnh do ăn thịt gia súc từ các lò mổ này. Chỉ trong vài ngày qua, nước Pháp đã phát hiện các ổ dịch Covid-19 lớn tại những lò giết mổ gia súc, với hàng trăm ca được xác...