Rào cản với việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học từ trình độ trung cấp lên đại học
Nói về đề xuất quy định nâng chuẩn trình độ đào tạo từ trung cấp lên đại học với giáo viên tiểu học, lãnh đạo Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tính khả thi khi đến nay, còn đến 40% số giáo viên tiểu học, tương đương 160.000 người có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở xuống…
Sáng 29/5, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục được trình ra Quốc hội.
Không miễn học phí nhưng có chính sách tín dụng với sinh viên sư phạm
Thẩm tra dự luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục mà Chính phủ trình Quốc hội sáng nay, 29/4, Chủ nhiệm UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nêu ý kiến với định hướng hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông
Ông Bình đề nghị ban soạn thảo luật nghiên cứu, cụ thể hóa phạm vi, tiêu chí của hệ thống giáo dục mở và cơ chế, quy trình, cách thức tổ chức quản lý trong liên thông.
Cơ quan thẩm tra cũng yêu cầu bổ sung các nguyên tắc để thúc đẩy tổ chức phân luồng; xem xét việc quy định về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học về liên thông giữa các trình độ đào tạo của 2 loại hình đào tạo này trong dự thảo luật, thể hiện tính mở, liên thông, bảo đảm tính chỉnh thể của hệ thống.
Cụ thể, về giáo dục phổ thông, lãnh đạo cơ quan thẩm tra cho rằng, những đề xuất sửa đổi đưa ra là cần thiết nhưng chưa đầy đủ. UB Văn hoá, Giáo dục đề nghị cần có những quy định mang tính nguyên tắc ngay trong Luật Giáo dục về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tổ chức thực hiện và cơ chế tài chính trong việc biên soạn, in, phát hành sách giáo khoa; việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa.
Cơ quan soạn thảo luật cũng cần làm rõ quy định về việc thí điểm chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện chương trình giáo dục khác với chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, về việc sử dụng các tài liệu dạy học song song hoặc thay thế sách giáo khoa.
Ngoài ra, trong cơ quan thẩm tra cũng có nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục hoàn thiện quy định về mục tiêu, phương pháp giáo dục phổ thông hướng đến yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển tư duy phản biện cho học sinh.
Về chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho biết, đa số thành viên UB tán thành với đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng tín dụng sư phạm để thực hiện chính sách theo đúng quan điểm ưu tiên, ưu đãi với đối tượng làm việc trong ngành giáo dục, tránh lãng phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người học, bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những người tự đóng học phí.
Video đang HOT
Một số đại biểu đề nghị giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để thể hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục khái quát, dù thực hiện chính sách cấp tín dụng hay miễn học phí, các đại biểu đều cho rằng, cần tổ chức tốt công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ, bảo đảm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Luật cần sửa đổi các quy định về tuyển sinh, đào tạo sư phạm, bổ sung các quy định nhằm nâng cao vị thế nhà giáo, xac đinh đung vai tro, vi tri của nghề giáo để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
40% giáo viên tiểu học chỉ có trình độ cao đẳng trở xuống
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nêu nhiều vấn đề khi thẩm tra dự thảo luật sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục
Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, UB Văn hoá, Giáo dục nhận xét, các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung về nhà giáo trong dự thảo luật chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn chỉ là những quy định chung, chưa rõ yêu cầu và chính sách. Các quy định về vị thế, vai trò; điều kiện, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, sự đãi ngộ, tôn vinh còn chồng chéo.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị ban soạn thảo rà soát, sửa đổi chương quy định về nhà giáo một cách căn cơ, tiếp tục khẳng định rõ vị thế của nhà giáo trong luật. UB Văn giáo, Giáo dục cũng chờ đợi quy định đầy đủ, cụ thể hơn hệ thống chính sách tương xứng với vị thế đã được xác định, làm rõ mối quan hệ và trách nhiệm tương hô giữa nhà nước – nhà giáo – người học, làm căn cứ để xây dựng luật Nhà giáo và pháp luật có liên quan, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm đương tôt nhât trọng trách của mình.
Chi tiết hơn, cơ quan thẩm tra đề cập về chính sách lương của nhà giáo và đề nghị cơ quan soạn thảo luật bám sát Nghi quyêt của Đảng để thể chế hóa trong luật, tao cơ sơ để Chinh phu xây dưng quy định trong các đề án cải cách tiền lương.
UB Văn hoá, Giáo dục cũng đề nghị nghiên cứu để bổ sung các quy định liên quan đến cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm các quy định về về khái niệm, tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ và đào tạo, bồi dưỡng.
Đối với vấn đề chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo, cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành với việc nâng trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên đại học và giáo viên trung học cơ sở, đồng thời nhấn mạnh, việc chuẩn hóa đội ngũ không chỉ ở tiêu chí trình độ đào tạo mà quan trọng là chất lượng đào tạo và năng lực làm việc phù hợp với vị trí việc làm của nhà giáo.
Đối với giáo viên tiểu học, nhiều đại biểu còn băn khoăn về tính khả thi của phương án nâng chuẩn trình độ đào tạo từ trung cấp lên đại học. Lý do đưa ra, đến nay, còn đến 40% (khoảng 160.000) số giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở xuống, trong đó chủ yếu tập trung ở các địa bàn kho khăn, thiếu giáo viên.
Theo nhóm ý kiến này, cần đánh giá đầy đủ hơn tình hình thực tiễn, xác định lộ trình, phương thức đào tạo nâng chuẩn để bảo đảm tính khả thi; đánh giá tác động đối với hệ thống các trường cao đẳng sư phạm và số giáo sinh sư phạm đang theo học hệ cao đẳng khi chính sách này được thực hiện.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định ưu đãi lương gắn với trình độ đào tạo hoặc văn bằng của nhà giáo để khuyến khích sinh viên theo học trình độ phù hợp, khuyến khích nhà giáo tích cực học tập để nâng chuẩn đào tạo.
P.Thảo
Theo Dân trí
Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?
Dự thảo Luật Giáo dục dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6. Với lộ trình như vậy, những nội dung được đặt ra trong dự thảo Luật có kịp thời gian để triển khai trong thực tiễn, cụ thể là quy định nâng chuẩn gần 239.000 giáo viên tiểu học, THCS từ trung cấp, cao đẳng hiện nay lên đại học?
Kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm.
Nâng chuẩn giáo viên là tất yếu
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu "Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm".
Như vậy, việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở từ trung cấp, cao đẳng lên đại học sư phạm được đề cập trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là tất yếu và sẽ là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Dự thảo Luật Giáo dục đã sửa đổi, bổ sung quy định về Nhà giáo: " Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, giữ vị thế quan trọng trong xã hội và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, được xã hội tôn vinh. Nhà giáo phải đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định, không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học; Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình".
Ngoài ra, dự thảo Luật còn sửa đổi quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, từng bước phát triển theo yêu cầu hội nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn.
Hiện nay, chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nhất là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học cần phải được bồi dưỡng để trang bị thêm kiến thức, năng lực sư phạm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế.
Có lộ trình chuẩn hóa
Hiện nay cả nước có 59,63 % giáo viên tiểu học đạt trình độ đào tạo từ đại học trở lên, còn 40,36 % (159.934 giáo viên) cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn; giáo viên trung học cơ sở có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 74,6%, còn 25,4% (78.974 giáo viên) cần được bồi dưỡng nâng chuẩn.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm.
Bộ cũng chủ trương dừng tuyển sinh ngành sư phạm đối với giáo viên trình độ trung cấp và cao đẳng ngay khi dự thảo được thông qua và có hiệu lực, chủ trương không tuyển mới giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm đồng thời tổ chức đào tạo bổ sung theo hướng liên thông để khi sinh viên ra trường có trình độ đại học sư phạm.
Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại (tính từ thời điểm Luật có hiệu lực) từ 5 năm trở lên, Bộ GDĐT chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức "cuốn chiếu" cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng.
Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ đại học còn thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm, các địa phương phối hợp với các trường sư phạm tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo các chuyên đề phù hợp.
Ngoài nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học, THCS, để đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng dạy, dự thảo Luật Giáo dục còn quy định nâng trình độ chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
Ban soạn thảo dự thảo Luật đã đánh giá tình hình thực tiễn, xác định phương thức đào tạo, lộ trình thực hiện việc nâng chuẩn. Dự thảo luật bổ sung 01 điều quy định chuyển tiếp, theo đó các quy định về trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026 và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện việc chuẩn hóa đối với nhà giáo.
Thu Minh
Theo Dân trí
Đề xuất không miễn học phí sinh viên sư phạm PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đề xuất như vậy tại Hội thảo khoa học Tác động của chính sách miễn học phí đối với chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT tổ chức, hôm qua 13-12. ảnh minh họa Đồng quan điểm, đại diện các trường ĐH sư phạm...