“Rào cản” trong xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia
Trong khi cấp học mầm non, tiểu học và THCS toàn tỉnh đã có gần 1.300 trường đạt CQG thì cấp học THPT mới chỉ có 28 trường đạt chuẩn, một con số chưa nhiều so với quy mô và mục tiêu của ngành GD&ĐT đặt ra. Vậy đâu là “rào cản” trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn?
Trường THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hóa) là một trong số những trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh
Để đạt CQG, một trường THPT phải đáp ứng 5 tiêu chí, gồm: Tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và công tác xã hội hóa giáo dục. Với 5 tiêu chí trên, theo nhiều lãnh đạo trường THPT, tiêu chí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khó thực hiện nhất. Không ít trường nhiều năm nỗ lực phấn đấu nhưng vẫn chưa “về đích” vì không bảo đảm tiêu chí này. Trường THPT Yên Định 3 (Yên Định) có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn từ năm 2012, tuy nhiên đến thời điểm này nhà trường vẫn chưa hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học để có thể đạt chuẩn. Thầy giáo Nguyễn Hữu Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Định 3, cho biết: Việc xây dựng trường chuẩn là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục, vì vậy, từ khi có kế hoạch xây dựng chuẩn, đặc biệt những năm gần đây, từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và huy động xã hội hóa, nhà trường đã đầu tư xây dựng nhiều hạng mục đáp ứng yêu cầu dạy và học, như: Khuôn viên sân trường, nhà hiệu bộ, phòng học bộ môn, nhà học đa năng… với kinh phí gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, để có thể đạt chuẩn trong năm 2018 nhà trường vẫn cần khoảng 1,5 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị cho các phòng học bộ môn. Với số tiền lớn như vậy nếu không được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh hay xã hội hóa thì khó có thể thực hiện được.
Tương tự, sau khi rà soát các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí đạt CQG, năm 2015 Trường THPT Triệu Sơn 4 (Triệu Sơn) bắt đầu thực hiện mục tiêu xây dựng trường đạt CQG. Cán bộ, giáo viên nhà trường đã tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm luôn đạt 50% trở lên; hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 95% trở lên. Thế nhưng, khó khăn nhất hiện nay là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường chưa bảo đảm yêu cầu. Nhà trường vẫn chưa có nhà đa năng, khu phòng học bộ môn. Thầy giáo Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Thủy 3 (Cẩm Thủy) : Các tiêu chí về chất lượng, tổ chức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên… trong xây dựng trường chuẩn nhà trường đều đạt được, tuy nhiên, về mặt bằng, cơ sở vật chất còn gặp khó khăn. Hiện nay nhà trường vẫn thiếu khu nhà đa năng, nhà hiệu bộ kiên cố, phòng học bộ môn và các trang thiết bị đi kèm. Nếu hoàn thiện các hạng mục trên nhà trường cần ít nhất 15 đến 20 tỷ đồng. Với số tiền đó, nếu để nhà trường tự thân vận động thì việc đạt chuẩn là rất khó. Bởi thực tế, mỗi năm học, nhà trường huy động xã hội hóa chưa đầy 100 triệu đồng. Số tiền này chủ yếu phục vụ sửa chữa, nâng cấp các phòng học, các hạng mục nhỏ…
Video đang HOT
Theo thống kê của Sở GD&ĐT, hiện toàn tỉnh mới chỉ có 28/108 trường THPT đạt CQG, tiêu biểu như Trường THPT Quảng Xương 1 (Quảng Xương), THPT Ba Đình (Nga Sơn), THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hóa)… Đặc biệt, trong số gần 30 trường khu vực miền núi mới có Trường THPT Bá Thước, THPT Như Thanh và THPT Như Xuân đạt chuẩn. Theo đồng chí Mai Công Mãn, Trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT, “rào cản” lớn nhất trong xây dựng trường THPT đạt chuẩn vẫn là diện tích đất quy hoạch xây dựng trường và nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng khu nhà đa năng và các phòng học bộ môn. Nếu xây dựng được các hạng mục này mỗi trường phải cần 6 đến 10 tỷ đồng, trong khi đó ngân sách tỉnh hỗ trợ có hạn, ngân sách nhiều địa phương thiếu và yếu. Điều này khiến cho việc đầu tư xây dựng trường THPT đạt chuẩn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Khó không có nghĩa là không thể thực hiện được bởi nếu tất cả các ban, ngành chức năng, các địa phương tích cực vào cuộc thì việc xây dựng trường THPT đạt CQG không phải là điều vượt ra ngoài “tầm tay”. Tính riêng trong năm 2017, toàn tỉnh đã xây dựng được 7 trường THPT đạt CQG, đây là nỗ lực lớn của ngành giáo dục và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa tương xứng, vì vậy, ngành giáo dục cũng như các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân, phụ huynh học sinh thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn từ đó ủng hộ, phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện các tiêu chí của trường CQG. Ngoài ra, các đơn vị trường cần tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm bảo đảm đúng các tiêu chuẩn quy định trường đạt chuẩn.
Theo Baothanhhoa.vn
Quảng Bình: Khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông
Ngày 4/1, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã khai mạc hội thi "Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh Trung học năm học 2017-2018".
Học sinh đang kiểm tra lần cuối đề tài của mình để tham dự cuộc thi.
Tham dự hội thi có 100 đề tài của hơn 170 học sinh là tác giả ở 30 trường THCS của 8 phòng GD&ĐT các huyện thị cùng với 29 trường THPT trong toàn tỉnh Quảng Bình. Các đề tài tham dự kỳ thi này được các thí sinh mang đến với hội thi trên 16 lĩnh vực khoa học.
Từ những đề tài đa dạng của các thí sinh cho thấy rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong toàn tỉnh không chỉ tập trung ở những trường học vùng có điều kiện mà được trải rộng đến học sinh nhiều đơn vị có điều kiện khó khăn về kinh tế-xã hội, điều kiện học tập vẫn có những đề tài tham dự hội thi.
Chủ yếu đó là những đề tài gần gũi xung quanh mình đang sống. Mong muốn các thí sinh sẽ tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề đó nhằm mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe... của con người.
Đây là lần thứ 4, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thi "khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học" nhằm tạo cơ hội cho học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã được trang bị tại nhà trường để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
Ông Trần Đình Nhân, phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình : Cuộc thi này thực sự mang ý nghĩa tích cực, là khởi nguồn cho nhiều sáng tạo, ý tưởng, là cơ sở ban đầu về những phát minh khoa học kỹ thuật.
Thực tế trong 4 năm qua, những dự án của học sinh tỉnh Quảng Bình dự thi quốc gia đã để lại nhiều ấn tượng tại các cuộc thi toàn quốc. Điều này nói lên tính cần cù chịu khó và sự sáng tạo và đặc biệt là trí tuệ thông minh của học sinh vùng đất học Quảng Bình.
Hội thi này sẽ diễn ra trong hai ngày, các nhóm học sinh sẽ giới thiệu các đề tài nghiên cứu của mình, trả lời những câu hỏi của ban giám khảo. Trên cơ sở vận hành và trình bày ý tưởng của mỗi đề tài để chọn ra những đề tài xuất sắc, hội tụ điều kiện tốt nhất để tham dự thi cấp quốc gia.
Theo Giaoducthoidai.vn
Vĩnh Long: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngành GDvàĐT năm 2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Long ban hành kế hoạch thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ngành GD&ĐT năm 2018. ảnh minh họa Trong đó nêu rõ các nội dung công việc liên quan đến xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh; công tác kiểm tra, xử...