Rào cản SV Hà Nội – tỉnh lẻ trên giảng đường?
“Họ trêu chọc ngôn ngữ địa phương của tôi”, “Sinh viên Hà Nội luôn ngồi riêng một góc”…
Khoảng cách SV ngoại tỉnh – Hà Nội? Hôm trước, tôi ngồi cafe với nhóc em họ mới tập tễnh từ Hưng Yên lên nhập học ở trường đại học luật. Chị em ríu rít hỏi han vào lớp đã quen với bạn bè chưa. “Bạn bè thì cũng quen rồi chị ạ, nhưng không chơi được với các bạn Hà Nội”.
Hỏi tại sao thì nhỏ ngập ngừng: “Mình cũng không biết, các bạn ấy ngồi riêng một chỗ, có lần mình gọi hỏi mượn quyển sách, gọi mấy lần mà họ giả vờ như không nghe thấy gì, cứ như mình là con kiến”… Minh Tâm, SV ĐH dân lập Đông Đô: “Các bạn Hà Nội ăn mặc rất sành điệu, khác xa với những người ở quê tôi. Tôi thực sự sốc khi họ cười thẳng vào mặt tôi và bạn tôi: sao thời buổi này vẫn còn người đi dép lê đi học. Tôi nghĩ đi cái gì đi học không quan trọng, quan trọng là tôi học được cái gì? Thực sự rất bức xúc khi mà bạn bè cùng học 1 lớp với nhau, cùng một đất nước mà có sự phân biệt Hà Nội và ngoại tỉnh như vậy”.
Có khoảng cách giữa SV Hà Nội – SV ngoại tỉnh?
(Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Thu Hà (Nghệ An), SV Học viện Tài chính: “Mới vào lớp thì mình rất ngại với các bạn ở Hà Nội. … Mình sợ giọng của mình các bạn không hiểu được. Một phần cũng vì các bạn trong lớp, nếu mình nói giọng trong kia – như là răng hay rứa thì các bạn ấy lại nói một số câu trêu chọc nên bọn mình ngại không nói ra nữa”.
Video đang HOT
Nhưng Phương Thảo, SV ĐHQG Hà Nội cho rằng, những người bạn Hà Nội cũng không khó kết bạn như vẻ ngoài của họ: “Theo mình nghĩ chơi với nhau phụ thuộc vào tính cách người này người kia có hợp nhau không thôi chứ không phải vì giữa vùng miền này với vùng miền kia, nó không quan trọng”.
Lê Dương, SV ĐH Thương Mại : “Trong lớp Dương mọi người thoải mái lắm, chẳng ai phân biệt gì nhiều. Không phải Hà Nội ai cũng kiêu, thể hiện ra mình là người giàu. Bởi vì thật ra mình cũng chơi với một số bạn, gia đình của họ cũng rất giàu, khá giả nhưng các bạn ấy cũng không phân biệt nhiều như thế. Vì ai cũng thế thôi, người ta có đủ tiền mua được những thứ người ta dùng, đó là quyền của người ta. Cái chính là cách người ta đối xử với bạn bè thế nào mà thôi”.
Chúng tôi không cậy “mác” Hà Nội
Bích Nhung, SV ĐH Ngoại thương: “Không phải chúng tôi cậy cái mác Hà Nội mà kiêu, phân biệt đẳng cấp. Cũng là SV giống các bạn, tôi cũng muốn được học và chơi trong một môi trường thoải mái. Chẳng cớ gì mà gây chuyện phân biệt đẳng cấp, vùng miền ở đây. Học cùng với nhau bao lâu mà ghét”.
Minh Trường, SV ĐH Công Nghiệp: “Các bạn SV ngoại tỉnh khi bên cạnh những người bạn đồng hương của họ thì vẫn là những con người vui vẻ, thậm chí nghịch ngợm. Nhưng khi bước vào lớp, không ai nhìn thấy những tính chất ấy ở họ nữa. Không hiểu sao lại như vậy. Trong lớp tôi có rất ít người có hộ khẩu Hà Nội. Vậy thì không biết ai mới là người bị cô lập đây?”.
Rào cản mang tên… tự ti?
Lan Anh (Hưng Yên), SV ĐH Ngoại Thương: “Họ không phải lo lắng gì cả, họ luôn tươi cười, họ ăn mặc đẹp. Họ cũng rất hiện đại và tự tin vì họ có nhiều cơ hội tham gia những hoạt động mới mẻ. Tôi thấy họ luôn nổi bật và xinh đẹp. Một cô bạn lớp tôi còn vừa rinh về một chiếc iphone4, nó cũng là niềm mơ ước của tôi. Nhưng với số tiền bố mẹ cho tôi mỗi tháng thì chắc chẳng bao giờ tôi có được một chiếc như vậy”.
Tùng (Nam Định), SV ĐH Xây dựng: “Chắc chắn là có một chút tự ti. Các bạn ở thành phố có điều kiện sống tốt hơn, biết nhiều thứ hơn. Nhiều khi ngồi nghe họ nói chuyện mà không hiểu họ đang nói cái gì, vì họ được tiếp xúc với nhiều điều mà tôi chưa biết tới. Vì thế tôi có cảm giác bất cứ điều gì mình nói ra họ cũng đã biết hết rồi”.
Trong mỗi chúng ta đều có một ngọn lửa của lòng nhiệt tình, của khao khát khẳng định mình và sống tích cực. Với những bạn sinh viên ngoại tỉnh, thậm chí ngọn lửa của họ còn có phần mãnh liệt hơn, bởi đi cùng với họ là ước mơ khẳng định mình ở một vùng đất mới…
Theo Vietnamnet
Những mặc cảm của một người đồng tính
Bạn hãy đủ kiến thức và mở rộng lòng mình, để có cái nhìn thiện cảm hơn với họ - những người bạn thuộc thế giới thứ 3 nhé.
Mặc dù hiện nay mọi người càng ngày càng có cách nhìn thoáng hơn cho những người đồng tính. Tuy nhiên với những người trong cuộc thì mặc cảm từ bản thân mỗi khi đứng trước xã hội lại khó có thể thay đổi được.
Hãy thử để bản thân chấp nhận thử thách!
Một khi đã nhận thức được bản thân là một người có thể yêu người đồng giới thì cảm giác đầu tiên với những bạn này đều là cảm giác lo sợ từ cách nhìn của mọi người xung quanh về mình. Đây là rào cản đầu tiên cần phải vượt qua, nếu các bạn dũng cảm chiến thắng thì chẳng cần lo gì đến những trở ngại phía sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng thử thách bản thân, nên những bạn này sẽ gặp rất nhiều rắc rối khác về sau.
Không phải cứ ai là người đồng tính cũng là một điều xấu teen nhé.
"Sẽ chẳng có gì khó khăn nếu bạn kiên trì" - một câu nói đầy chân thành của T.T hiện là sinh viên năm hai ĐH Kiến trúc TPHCM. Khi được hỏi làm cách nào để bạn có thể vượt qua rào cản từ cách nhìn của xã hội cho đến khi có được sự chấp nhận của gia đình và bạn bè thì T.T mạnh dạn bày tỏ và có một vài lời khuyên dành cho những ai giống T.T khi cùng yêu một người đồng tính.
T.T nói rằng suốt quãng thời gian học cấp ba của mình T.T đã thích một người bạn trai cùng lớp. Suốt năm đầu tiên của cấp 3 T.T luôn bị tình cảm làm cản trở việc học. Nhưng vì không dám thổ lộ, sợ sẽ nhận câu từ chối, tệ hơn là sẽ bị người ta khinh thường rồi bàn tán xôn xao. Đến gần cuối năm 2 của cấp ba, T.T mới quyết định bày tỏ với người ấy. May mắn sao mà ấy biết T.T luôn để ý đến mình suốt hơn 1 năm trời nên người ấy cũng chấp nhận tình cảm của T.T.
Không dễ dàng đến thế, năm cuối cấp 3, cả hai nghe không ít lời ra tiếng vào từ bạn bè cho đến khi ra khỏi trường chuẩn bị vào đại học thì T.T và người bạn ấy cũng chưa kịp nói gì với những bạn bè trong lớp, mà chỉ biết im lặng, bỏ mặc lời nói ngoài tai để tập trung học hành. Đến khi thi xong ĐH biết được kết quả, T.T và người bạn ấy mới có thể nói với gia đình. Dù bị phản đối gay gắt đến mức mém bị gia đình đuổi ra khỏi nhà, nhưng T.T cũng không thèm để ý chỉ biết cố gắng học như là một thứ có thể an ủi gia đình.
Và các bạn cũng cần có một cách nhìn thoáng hơn.
Cần có một tinh thần thép
Rất nhiều bạn khác cho rằng dù bỏ ngoài tai đến đâu cũng sẽ có lúc chịu đựng không nổi thì cần phải làm thế nào. Cũng chính vì thế mà T.T cho rằng cách giải quyết sự việc của mình là không ổn chút nào. Trong thời gian đầu T.T luôn che giấu gia đình và quyết định để người ngoài biết trước, và gia đình sẽ biết sau cùng, T.T lo bố mẹ sẽ bị đả kích lớn nên cứ luôn che giấu. Sau này T.T cảm thấy gia đình luôn là những người biết đầu tiên, vì họ có thể an ủi bạn nếu bạn cảm thấy quá áp lực từ xã hội.
Cũng có nhiều bạn cảm thấy yêu 1 người đồng tính như để cho hợp mốt, hợp trào lưu, mà họ lại chẳng hiểu gì về nó. Tuy nhiên tình cảm của những người đồng tính cũng mãnh liệt và chân thành như tình cảm của những người khác giới. Đấy không phải là tình cảm dành cho nhau như là mốt thời trang có thể kéo theo phong trào hay để người khác ca thán. Đó cũng là nguyên do khiến người trong cuộc chỉ biết im lặng rồi cúi mặt xuống trước xã hội hay bạn bè. Vì vậy mà các bạn nên chuẩn bị một tinh thần thép như chuẩn bị xung trận mới có thể đối đầu với những mặc cảm từ phía ngoài.
Bạn T.T cũng cho một lời khuyên rằng: "Nếu các bạn quá mặc cảm hay luôn trốn tránh cách nhìn của mọi người, thì chắc chắn bạn và người ấy sẽ không bao giờ thoát ra được rào cản để mọi người có thể tôn trọng mình..."
Theo PLXH
Nỗi khổ của teen thi lại năm 2 Cuối cùng kì thi ĐH-CĐ cũng trôi qua, có lẽ nhiều teen đã cảm nhận được kết quả của mình. Kết quả đó là cả một quá trình dài học tập và ôn luyện, thế nhưng nhiều sĩ tử không may mắn trở thành "tử sĩ". Nỗi thất vọng đó có lẽ thể hiện đầy đủ nhất đối với những teen thi lại...