Rào cản chương trình giáo dục phổ thông mới là năng lực giáo viên
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, nhìn tổng thể, năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, nếu không khắc phục được sự bất cập này thì đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông sẽ thất bại.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết chương trình giáo dục phổ thông mới đã cơ bản hoàn tất, hiện đang đợi phê duyệt và sẽ chính thức họp báo công bố trong tháng 12 này.
Được biết, chương trình giáo dục phổ thông mới đến thời điểm này đã xong các khâu để xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan và báo cáo Quốc hội. Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành Đề án về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên.
Giáo viên giữ vai trò nòng cốt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
Giáo viên phải thay đổi
Theo PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay, vai trò giáo viên phải có những thay đổi quyết liệt bởi giáo viên là lực lượng cốt cán trong việc biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Theo đó, giáo viên trước hết là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách học sinh.
Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin như vũ bão, giáo dục nhà trường không còn là nguồn thông tin duy nhất đem đến cho thanh thiếu niên lứa tuổi học đường các tri thức mới mẻ của loài người.
Tuy nhiên, giáo dục nhà trường, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vẫn là con đường đáng tin cậy và có hiệu quả nhất làm cho thế hệ trẻ tiếp thu có mục đích, có chọn lọc, có hệ thống tinh hoa văn hóa nhân loại.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ cho rằng, trong một nền giáo dục mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ giảm đi, người thầy sẽ phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học.
Giáo viên dạy học sinh nơi và cách thức tìm kiếm thông tin thay cho việc dạy các em học cái gì. Giáo viên phải dạy cho học sinh phương pháp học và phương pháp nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm cho người học làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống.
Video đang HOT
“Công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên; bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách học sinh bởi sản phẩm của lao động sư phạm chính là con người. Do đó, giáo viên phải tự học tập bồi dưỡng mới đáp ứng được thay đổi về chức năng, nội dung, hình thức lao động” – PGS Ry nhấn mạnh.
Sẽ thất bại nếu không khắc phục bất cập của giáo viên
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ cho biết, năm 2012, trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông”, do nguyên PCT nước Nguyễn Thị Bình chủ trì đã tiếng hành điều tra khảo sát thực tế về tình trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên phổ thông.
Kết quả, đại đa số giáo viên chưa nắm vững tính chỉnh thể của chương trình môn học; hiểu biết về ứng dụng của tri thức môn học còn hạn chế. Phần lớn GV chưa có chuyển biến thực sự về phương pháp dạy học; sức ỳ còn lớn, thói quen dạy học cũ vẫn còn ngự trị.
Đa số GV chưa nhận thức đầy đủ về chức năng của người GV – nhà giáo dục, chỉ dừng lại với vai trò người dạy. So với yêu cầu đối với người GV sau 10 – 15 năm tới phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV còn có 1 khoảng cách đáng kể.
Tương tự, năm 2017, chương trình ETEP của Bộ GD&ĐT, trường ĐH Sư phạm HN đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông để phục vụ cho việc thiết kế chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới với 6080 giáo viên, trong đó 2800 giáo viên tiểu học; 2821 GV THCS, 459 GV THPT và 1170 cán bộ quản lý trường học thuộc các vùng miền cả nước.
Theo đó, kết quả khảo sát đã bộc lộ các năng lực yếu kém của đội ngũ giáo viên ở cả ba cấp học là: ngoại ngữ, NCKH phục vụ dạy học, giáo dục; sử dụng CNTT; dạy học phân hóa; phối hợp linh hoạt các PPDH, kỹ thuật dạy học; dạy học giải quyết vấn đề; giúp học sinh vận dụng kiến thức; giáo dục giới tính; GD học sinh cá biệt; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp; hoạt động trải nghiệm; sử dụng các phương pháp đánh giá năng HS; thiết kế chương trình giáo dục nhà trường.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ cho rằng, nếu không khắc phục được sự bất cập trên thì đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông sẽ thất bại. Do đó, trước mắt cần tiến hành ngay việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và đào tạo lại.
Theo PGS.TS Rỹ, trước tập trung bồi dưỡng GV năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Cụ thể, biên soạn tài liệu về các chủ đề: Dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Giao công tác bồi dưỡng GV cho các trường sư phạm, kết hợp bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng qua mạng Internet. Theo đó, các trường sư phạm xây dựng các chương trình đào tạo lại với thời gian đào tạo từ 1-2 năm theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ đã đưa ra 6 yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên phổ thông.
Cụ thể: Giáo viên phải có năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục để dạy và giáo dục phù hợp; có năng lực giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh; có năng lực dạy học môn học trong chương trình giáo dục; có năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục; có năng lực đánh giá trong giáo dục; có năng lự phát triển nghề nghiệp.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Trường chất lượng cao ở Hà Nội: Học phí cao, chất lượng ra sao?
Sau 5 năm thực hiện đề án trường chất lượng cao, Hà Nội hiện có 17 trường từ mầm non đến THPT đang triển khai mô hình này. Hà Nội cho phép có thể thu học phí lên tới 5,3 triệu đồng/ tháng vào năm 2019 đối với các trường chất lượng cao, tuy nhiên không được tuyển chọn đầu vào, không tự chủ tuyển giáo viên nên mô hình vẫn còn nhiều bất cập.
Phòng học bố trí ít học sinh
ầu tư hiện đại
Trường tiểu học Nam Từ Liêm là một trong số các trường công lập hoạt động theo mô hình chất lượng cao ở Hà Nội đến nay được 5 năm. Trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, có khuôn viên, sân chơi, bãi tập với quy mô lên tới 7.700 m2. Trường chất lượng cao nên được xây mới, lắp đặt các thiết bị đầy đủ, hiện đại từ máy chiếu projecter; màn hình máy cassette; điều hòa, bàn ghế đẹp... Khác với các trường công lập thông thường, học sinh phải học và ăn, ngủ trên cùng một chiếc bàn chật hẹp thì học sinh trường chất lượng cao được đầu tư nhà ăn riêng biệt, khá hiện đại. Riêng trường tiểu học Nam Từ Liêm, phòng học, phòng ăn của trường có quy mô phục vụ cùng lúc cho 750 học sinh bán trú.
Tương tự, Trường Tiểu học đô thị Sài Đồng (Long Biên) cũng là trường chất lượng cao nằm nổi bật giữa khu đô thị với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại trị giá lên tới 52 tỷ đồng. Trường được bàn giao, sử dụng cách đây 3 năm với quy mô có thể tiếp nhận 750 học sinh với các phòng học đầy đủ thiết bị, nhà vệ sinh sạch đẹp, các phòng học năng khiếu như: đàn, vẽ, phòng chức năng, nhà ăn công suất lớn...riêng biệt. Ở phía cầu thang, trường còn được thiết kế cả khu tiếp khách, nghỉ ngơi cho giáo viên.
Theo khảo sát của PV, Hà Nội hiện có 17 trường chất lượng cao, trong đó có 8 trường mầm non, 6 trường tiểu học và 4 trường THPT. Trong đó có 12 trường chất lượng cao là trường công lập và 5 trường ngoài công lập.
Theo đó, các trường thực hiện đề án chất lượng cao được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu khang trang, hiện đại theo tiêu chí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao. Mỗi lớp chỉ bố trí tối đa 30 học sinh. Cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được ngân sách cấp kinh phí trong 3 năm kể từ khi được công nhận theo lộ trình giảm dần. Kết thúc giai đoạn 3 năm, các trường phải tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên.
Tự chủ tài chính nhưng không được tự chủ giáo viên
Được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, sĩ số tối đa chỉ 30 em/ lớp. Ngay giữa thủ đô, trong điều kiện tốc độ dân số tăng nhanh, đa số các trường phải chịu sĩ số 55 học sinh/ lớp, thậm chí có trường lên tới 66 em/lớp hoặc phải bố trí lịch học luân phiên, việc được đầu tư cơ sở vật chất như trường chất lượng cao là điều ai cũng mơ ước.
Sau khi các trường chất lượng cao hoạt động (năm 2013), Hà Nội đã có quy định về mức trần học phí. Cụ thể, từ năm học 2016-2017 đến 2019-2020 đối với bậc mầm non, tiểu học trường công chất lượng cao thu 3,9 triệu đồng/tháng; năm học 2016-2017 lên 5,1 triệu đồng. Bậc THCS thu 4,1 triệu đồng năm học 2016-2017, mức này sẽ tăng lên 5,3 triệu đồng/tháng vào năm học 2019-2020. Bậc THPT cũng có mức thu tương tự bậc THCS.
Tuy nhiên, mức thu trên mới chỉ là mức khung học phí. Khi đăng ký học ở trường chất lượng cao, học sinh còn phải đóng rất nhiều loại phí khác như: tiếng Anh liên kết, tiền bán trú, tiền ăn, tiền học thêm các loại đàn, nhạc, tiền xe đưa đón (nếu có)...Theo cách tính đó, mỗi học sinh phải đóng số tiền lên tới 6-8 triệu đồng/ tháng tùy trường. Với mức thu như trên, một trường có quy mô 750 học sinh cũng thu về trên dưới 3 tỷ đồng tiền học phí/ tháng.
Cụ thể như trường Tiểu học đô thị Sài Đồng (Long Biên), hiện nay đang xây dựng 3 mức thu cụ thể: Khối 1-2 là 3,6 triệu đồng/ tháng; Khối 3 đến 5 là 3,2 triệu đồng/ tháng; Riêng lớp quốc tế thu 4,7 triệu đồng/tháng (chưa kể tiền ăn, tiền bán trú và các khoản phụ phí khác)...
Nhà vệ sinh sạch đẹp
Tuy nhiên, bà Lê Thị Thanh Phương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường có quy mô lên tới 750 học sinh nhưng sau 3 năm thành lập trường mới tuyển được 453 em. Được bàn giao cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí 4 năm (gồm 1 năm thí điểm), từ tháng 8/2018, trường mới bắt đầu tự chủ tài chính. Trong đó, thực hiện theo Nghị quyết 14 đã sửa đổi, bổ sung của HĐND TP Hà Nội, trường được thu học phí để chi trả lương giáo viên, các khoản phụ cấp lương, bảo hiểm, chi phí giảng dạy, văn phòng phẩm, điều hòa, điện nước, bảo trì trang thiết bị...Tuy nhiên, bà Phương cũng cho rằng, mức thu chưa thể áp trần như hiện nay rất khó khăn để duy trì hoạt động.
Cũng theo bà Phương, trường chất lượng cao nhưng chưa hút được học sinh là vì, xung quanh địa bàn có nhiều trường tư tên tuổi trong khi tiếng là trường chất lượng cao nhưng mới thành lập, chưa có chất lượng đầu ra nên phụ huynh chưa tin tưởng. Bà Phương cũng cho rằng, trong giáo dục có 3 yếu tố thu hút người học, đó là cơ sở vật chất, chương trình và chất lượng đầu ra. Ở đây, cơ sở vật chất đã rõ nhưng chương trình và chất lượng thì khó xây dựng được niềm tin với phụ huynh. Bởi thực hiện mô hình chất lượng cao, giáo viên mỗi trường phải tự xây dựng chương trình dạy học riêng sau đó được quận và sở duyệt. Tuy nhiên, để có uy tín phải qua nhiều năm mới khẳng định được chất lượng.
Trưởng phòng GD&ĐT một quận tại Hà Nội cho rằng, mô hình trường chất lượng cao là phù hợp trong giai đoạn hiện nay để đào tạo mũi nhọn, trong lúc mô hình trường chuyên bị bãi bỏ. Tuy nhiên, điều bất cập ở chỗ, trường chất lượng cao nhưng không được tuyển đầu vào mà thông thường các trường này được tuyển sinh trên toàn địa bàn, do đó, có trường "nếm trái đắng" khi phải tiếp nhận cả trẻ tự kỷ.
Hiệu trưởng một trường chất lượng cao chia sẻ: "Vì không được tuyển đầu vào nhưng muốn khẳng định thương hiệu, buộc phải ép giáo viên dạy cho ra học sinh có thành tích học sinh giỏi các cấp. Do đó, mỗi mùa tuyển sinh, trường chỉ mong không nhận phải trẻ tự kỷ là mừng lắm rồi".
Cũng theo bà Phương, cùng thực hiện một mô hình trường chất lượng cao nhưng vị trí, cách chuyển mình của trường khác nhau cũng khác nhau rất nhiều. Ví như, trường chuyển mình từ trường công lập có sẵn lượng học sinh, nơi cư dân đông đúc cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trường có vị trí xa trung tâm.
Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, một vấn đề hiện nay là các trường công lập chất lượng cao tại Hà Nội mới chỉ được tự chủ tài chính mà chưa có cơ chế để tự chủ về tuyển chọn giáo viên. Do đó, đối với các trường công lập, khi thực hiện mô hình, quận, thị xã lại lựa chọn giáo viên các trường để thực hiện. "Việc để các trường tự chủ phía Sở Nội vụ chưa có hướng dẫn", ông Cẩn nói.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Chưa giải 'bài toán' sĩ số lớp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng nên kỳ vọng nhiều Bộ GD&ĐT đang kỳ vọng giáo dục nước nhà sẽ chuyển mình khi đặt ra một số chương trình mới, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, trước hết, Bộ hãy giải bài toán sĩ số để đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh. Để nâng chất lượng giáo dục, cần đảm bảo quyền lợi học tập đúng tiêu chuẩn cho...