Rạn da vùng bụng – nỗi sợ của tất cả chị em, làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này?
Rạn da vùng bụng là tình trạng thường thấy ở những phụ nữ mang thai, nó tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ nhưng mang đến sự mất thẩm mỹ cho vùng da này.
Rạn da vùng bụng khi mang thai là một trong những vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Sau 24 tuần mang thai, nhiều bà mẹ bắt đầu xuất hiện những vết rạn trên bụng, ban đầu có sọc dọc màu đỏ sẫm hoặc tím, giống như những đường dưa hấu. Sau khi sinh con, các vết rạn da sẽ không tự lành, nhưng chúng sẽ mờ dần và trở thành nhiều vệt trắng gây mất thẩm mỹ.
Rạn da có tỷ lệ mắc lâm sàng cao, cứ 10 người phụ nữ thì có khoảng 6 người phải muộn phiền vì tình trạng này. Mặc dù nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất của phụ nữ, nhưng việc tự chữa lành khá khó khăn và thiếu phương pháp điều trị hiệu quả có thể ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của vùng da bụng người phụ nữ.
Cách ngăn ngừa rạn da trước khi sinh
Nguyên nhân của các vết rạn da ở bụng vẫn chưa thực sự được thống kê đầy đủ. Hiện tại, người ta thường tin rằng những thay đổi về độ căng của da và nồng độ hormone khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa tình trạng rạn da trước sinh dựa trên nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ cao và phương pháp điều trị.
1. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Khi mang thai, tử cung mở rộng và bụng phình ra. Các sợi đàn hồi và sợi collagen của da sẽ căng ra do sự căng cơ bụng tăng lên. Nếu bạn bị béo phì trước khi mang thai hoặc tăng cân khi mang thai quá nhanh, áp lực gia tăng ở bụng sẽ làm căng thêm các sợi da, gây tổn thương và gãy các nhân tố cấu thành nên sợi da, khiến da bụng trở nên mỏng hơn và hình thành các vết rạn. Do đó, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là rất quan trọng, bạn chỉ nên tăng từ 10-12kg để trong giai đoạn này.
Có số nghiên cứu cho thấy, sau 19 tuần mang thai, việc bôi dầu hạnh nhân và mát xa trong 15 phút trước khi đi ngủ lên vùng bụng bầu có thể ngăn ngừa rạn da hiệu quả. Ngoài dầu hạnh nhân, bạn có thể sử dụng kem chuyên trị chống căng da, dầu ô liu cũng rất tốt, giúp ngăn ngừa nguy cơ rạn da vùng bụng hiệu quả.
Video đang HOT
Lưu ý, tuyệt đối không nên xoa bóp bụng trong vòng 3 tháng đầu sau khi mang thai.
Ăn nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin (từ hải sản, thịt nạc, rau…) khi mang thai, tránh ăn quá nhiều polysacarit và chất béo, đồng thời thực hiện các bài tập phù hợp (như chạy bộ, đi bộ, yoga…) trước hoặc trong khi mang thai đều có tác dụng tốt trong việc tăng độ đàn hồi cho da.
Phòng vẫn hơn chống, ngay từ khi mang thai bạn nên chú trọng đến việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa nguy cơ rạn da ngay từ đầu. Được như vậy, dù vẫn gặp phải tình trạng này thì hiệu quả điều trị vẫn sẽ tốt hơn so với việc không áp dụng biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu. Nếu bạn đã gặp phải tình trạng rạn da vùng bụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu thường xuyên để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.
Pem
Cách ngăn ngừa và giảm những cơn đau do ma sát da gây nên
Xua tan nỗi lo kích ứng vì ma sát da thường xuyên nhờ những phương pháp điều trị hiệu quả này.
Ma sát da, giống tình trạng phát ban do viêm gây nên, xảy ra khi da bị cọ xát với quần áo hoặc vùng da khác. Hiện tượng này thường bắt gặp ở khu vực có nhiều nếp gấp, mồ hôi như háng, nách và giữa hai đùi.
Những người sở hữu thói quen đi bộ hoặc tập thể dục có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ma sát da. Ngoài ra, mặc quần áo bó sát, thời tiết nóng, làn da nhạy cảm và thừa cân là các yếu tố khác cũng góp phần khiến da dễ tổn thương khi bị chà xát.
Dấu hiệu phổ biến nhất cảnh báo tình trạng này bao gồm ngứa, đỏ da, viêm da, cảm thấy bỏng rát như bị châm chích. Trong trường hợp nghiêm trọng, da thậm chí có thể bị sưng và chảy máu. Một khi da chịu tổn thương, hơi ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng.
Cameron Rokhsar, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai, New York cho biết, trong những trường hợp nghiêm trọng, nứt da có thể dẫn tới những vết phồng rộp đầy đau đớn.
Nếu bạn đang muốn bảo vệ làn da không bị chà xát hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, hãy tham khảo một vài thông tin dưới đây:
Vệ sinh sạch sẽ
Mọi người hãy rửa các khu vực bị viêm nhẹ nhàng bằng nước ấm nhằm làm dịu kích ứng từ mồ hôi và giúp ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Sau đó, lau khô và nếu bạn có thể, hãy để khu vực da mới vệ sinh tiếp xúc với không khí trong một vài phút. Việc làm này sẽ tránh da bị hấp hơi sau khi làm sạch. Bạn thậm chí có thể làm khô da bằng quạt hoặc máy sấy.
Mọi người hãy rửa các khu vực bị viêm nhẹ nhàng bằng nước ấm nhằm làm dịu kích ứng từ mồ hôi và giúp ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Bôi thuốc mỡ
Điều trị khu vực da bị kích ứng hai lần một ngày bằng thuốc mỡ chứa kẽm oxit sẽ làm dịu tổn thương và phục hồi làn da hư hại. Trong trường hợp nặng và da có xu hướng gặp phải ma sát nhiều lần, mọi người nên thử bôi các loại thuốc corticosteroid không kê đơn hai lần một ngày, dùng kéo dài ba ngày.
Sau đó, bạn cần giảm dần liều thuốc và ngừng hẳn. Chuyên gia Rokhsar khuyến cáo, lạm dụng steroid lâu dài sẽ dẫn tới các tác dụng phụ như mỏng da, rạn da, thâm tím và giãn mạch.
Nhờ chuyên gia tư vấn
Nếu ma sát da bắt nguồn từ hiện tượng đổ mồ hôi quá nhiều hay còn gọi là chứng tăng tiết mồ hôi, bạn có thể điều trị tình trạng này bằng thuốc chống mồ hôi nhôm clorua kê theo đơn, tiêm Botox và thuốc uống.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng đã chấp thuận sử dụng công nghệ MiraDry nhằm loại bỏ các tuyến mồ hôi dưới cánh tay. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết lựa chọn phương pháp nào, đừng ngại ngần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết lựa chọn phương pháp nào, đừng ngại ngần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Ngăn ngừa chà xát da
Sử dụng kem dưỡng có thể làm dịu khu vực da bị tổn thương do ma sát và ngăn ngừa kích ứng da. Temitayo Ogunleye, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư về da liễu tại Đại học Y Pennsylvania, Perelman cho biết, các sản phẩm dưỡng da chứa chất silicone, sáp ong hoặc bơ hạt mỡ cũng mang lại lợi ích tương tự.
Tuy nhiên, mọi người đừng nên sử dụng loại làm từ dầu và nước vì chúng không có hiệu quả lâu dài. Theo Tiến sĩ Ogunleye, lựa chọn sản phẩm chuyên dụng là tốt nhất và có thể bôi ba tiếng một lần trong trường hợp cần thiết.
Sử dụng chất chống mồ hôi
Chất chống mồ hôi không kê đơn làm từ nhôm clorua có khả năng ngăn chặn mồ hôi ở khu vực da có nhiều nếp gấp như đùi, háng và nách. Hãy bôi một lớp mỏng lên da và để khô trước khi bạn vận động. Ngoài ra, mọi người có thể cân nhắc dùng thêm bột chống nấm để ngừa viêm và nhiễm trùng.
Chất chống mồ hôi không kê đơn làm từ nhôm clorua có khả năng ngăn chặn mồ hôi ở khu vực da có nhiều nếp gấp như đùi, háng và nách.
Lựa chọn quần áo phù hợp
Quần áo làm bằng chất liệu cotton không hề thân thiện với làn da nhạy cảm. Thay vào đó, bạn hãy chọn các loại vải tổng hợp như polyester hoặc lycra có khả năng thấm hút cao. Đồng thời, quần áo cũng cần có đường may liền mạch để ngăn ngừa kích ứng da. Ngay cả khi bạn không tập luyện, mặc đồ thể thao bó sát cũng gây bí khí và tăng ma sát giữa bề mặt da với quần áo.
Nhung Mai
6 cách dưỡng da căng bóng cực hiệu quả chỉ với 1 quả bơ Quả bơ không chỉ giúp giữ ẩm cho da mà còn có thể làm kem cạo râu, tẩy trang hay chống rạn da. 1. Làm kem cạo râu Lấy 1 quả bơ thật chín, gọt vỏ và cắt làm đôi, loại bỏ hạt. Làm nhuyễn quả bơ rồi áp dụng lên da giống như kem cạo râu. Nếu không dùng hết có thể...