Rác thải đang giết chết hồ cao nhất thế giới Titicaca
Rác thải nhựa và nguồn nước ô nhiễm ở các thành phố lân cận chưa được xử lí khiến cho lòng hồ Titicaca bị ô nhiễm nặng trong nhiều năm qua.
Hồ Titicaca nằm trên dãy núi ở biên giới Peru và Bolivia. Titicaca được biết đến là hồ nước ngọt trên cao lớn nhất thế giới. Hiện nay, mặt hồ đang bị rác thải và tảo xâm hại, khiến số lượng cá trong hồ giảm nhanh. Tỷ lệ chết của các loại thủy cầm sống cạnh hồ càng ngày càng tăng lên.
Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, kèm theo phát triển của các nghành công nghiệp, du lịch đang gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái khu vực xung quanh hồ Titicaca.
Theo người dân địa phương, rác nhựa và nguồn nước ô nhiễm ở các thành phố lân cận không được xử lí, và thải trực tiếp vào lòng hồ Titicaca trong nhiều năm qua. Điều này khiến cho đáy hồ tích tụ một khối lượng lớn chất độc gây hại cho sự phát triển của các sinh vật sống. (Ảnh: Reuters)
Các bãi rác mọc lên nhiều ở ngôi làng Desaguadero, cũng như xuất hiện ở nhiều khu định cư khác. (Ảnh: Reuters)
Ông Oscar Limachi, 48 tuổi sống trên đảo Parity và làm hướng dẫn viên cho khách tham quan hồ. Ông nói rằng, hơn ba chục hòn đảo ở hồ Titicaca có người sinh sống. Tuy vậy, dân số địa phương đã bị giảm xuống đáng kể, vì lượng cá đánh bắt không đáp ứng đủ nhu cầu gia đình. (Ảnh: Reuters)
Ông Isaac Kallizaya, 39 tuổi, sinh ra trên đảo Parity cho biết, vào những năm 1990, khi ông còn là một đứa trẻ, tất cả các gia đình đều sống bằng nghề đánh cá. Bây giờ, chỉ còn 3 gia đình duy trì nghề đánh cá, mỗi ngày chỉ bắt được khoảng 20 con cá. Năm 2000, chúng tôi có 50 học sinh ở một trường tiểu học trên đảo, bây giờ chỉ còn mỗi một học sinh. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Vài năm trước, người dân địa phương dễ dàng câu được nhiều cá trên sông Katari, có dòng chảy đổ vào hồ Titicaca. Tuy vậy, hiện nay, dòng sông này chứa đầy rác nhựa, pin nhiễm chì nặng. Nồng độ nitơ và phốt pho trong dòng sông kích thích sự phát triển của cây tảo và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của cư dân ven hồ. (Ảnh: Reuters)
Trên đảo Coati ở hồ Titicaca, phụ nữ địa phương chỉ nấu thịt vào những dịp đặc biệt, còn săn bắn hay nuôi được họ thường là để bán (vì khan hiếm thực phẩm, nên thịt rất đắt đỏ). (Ảnh: Reuters)
Trang phục đẹp và các món ăn thịnh soạn chỉ được dùng hiếm hoi vào các ngày lễ. (Ảnh: Reuters)
Ngoài các hòn đảo tự nhiên, trên hồ Titicaca có khoảng 40 hòn đảo nhân tạo. Người dân bộ lạc Uros bản địa, từ thời cổ đại đã xây dựng những hòn đảo nổi này từ lau sậy, để ẩn náu khỏi người Inca. Dần dần, cách sống trên hồ lau sậy này trở nên quen thuộc với họ. Ở đó, họ trồng hoa màu, chăn nuôi gia cầm và đánh bắt cá. Tuy vậy, ô nhiễm môi trường nước và sự tuyệt chủng của nhiều loài cá, khiến cho dân bộ lạc Uros gặp nhiều khó khăn, ảnh hướng đến việc bảo tồn văn hóa cư dân bản địa. (Ảnh: Reuters)
Theo lời ông Oscar Limachi, nhiều loài thực vật từng được trồng nhiều ở đây, cũng đã biến mất. Trước đây, nhiều loài cá sinh sống và đẻ trứng trong số những cây này, bây giờ không còn cá và cây nữa. Dân làng sợ rằng, một ngày nào đó các loại cá sẽ biến mất khỏi hồ Titicaca mãi mãi. (Ảnh: Reuters)
Sự thiếu nhận thức của người dân địa phương là nguyên nhân dẫn đến thảm họa này. Người dân đã vứt rác nhựa và rác thải khác khắp nơi, mà không nghĩ rằng chúng gây ô nhiễm môi trường và để lại hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh: Reuters)
Chính phủ Bolivian đang cố gắng giải quyết vấn đề ô nhiễm của hồ Titicaca trong nhiều năm qua. Vì đây là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Kể từ năm 2016, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, 10 nhà máy xử lý nước thải đã được xây dựng tại đây. Dự kiến những nhà máy này sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2022. (Ảnh: Reuters)
(Nguồn: Reuters)
MINH TUẤN
Theo VTC
Mỹ lập Bộ tư lệnh không gian, cạnh tranh lợi thế với Nga và Trung Quốc
Tổng thống Trump ngày 29/8 chính thức tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh không gian trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm tác chiến trong không gian.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các chỉ huy của lực lượng vũ trang Mỹ lo ngại Nga và Trung Quốc đang nỗ lực làm xói mòn lợi ích của Mỹ trên mặt trận quân sự mới nhất này.
" Đây là cột mốc đáng nhớ, cho thấy tầm quan trọng của vũ trụ với nền quốc phòng an ninh của Mỹ. Bộ Tư lệnh không gian (SpaceCom) sẽ bảo đảm ưu thế của Mỹ trên không gian", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng trong lễ ra mắt SpaceCom.
SpaceCom sẽ kiểm soát mọi hoạt động trong không gian, trong đó có hoạt động của vệ tinh và máy bay tầm cao, vốn cần thiết trong chiến tranh hiện đại. Cơ quan này ngang hàng với Bộ Tư lệnh trung ương Mỹ đặc trách Trung Đông và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, phụ trách các tuyến phòng thủ ở Tây Thái Bình Dương và Châu Á.
(Ảnh minh họa: AP).
Lực lượng không quân trước đó đã có một hoạt động chuyên biệt về tác chiến trong không gian và SpaceCom sẽ nâng tầm hoạt động này, thúc đẩy các hệ thống chuyên dụng, cùng với đó là huấn luyện, đào tạo năng lực chiến đấu trong không gian.
" Những mối nguy hiểm đối với đất nước của chúng ta liên tục xuất hiện và buộc chúng ta phải làm như vậy. Các đối thủ của chúng ta đang vũ khí hóa quỹ đạo trái đất với công nghệ mới nhằm vào các vệ tinh của Mỹ, vốn đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động trên chiến trường cũng như với cuộc sống của chúng ta", Tổng thống Trump nói.
Ông Trump nói thêm: " Việc hoạt động trong không gian là cần thiết để phát hiện và phá hủy bất cứ tên lửa nào được phóng đi nhằm vào Mỹ".
Phát biểu trước lễ ra mắt Bộ Tư lệnh không gian, Tướng John Raymond, người sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cơ quan này cho biết, các đối thủ của Mỹ là Trung Quốc và Nga đang đầu tư nguồn lực khổng lồ vào những hoạt động trong không gian với niềm tin rằng họ có thể làm giảm lợi thế của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột.
Những thách thức từ các đối thủ bao gồm hoạt động gây nhiễu liên lạc và các vệ tinh GPS. Như Trung Quốc đã chứng minh vào năm 2007, các tên lửa phóng từ mặt đất của nước này có thể phá hủy những vệ tinh trong không gian.
Phát biểu với báo chí tại Bộ Quốc phòng, ông Raymond cho biết: " Tôi tin rằng không gian là môi trường chiến tranh mới. Phương thức tác chiến của Mỹ phụ thuộc vào năng lực trên vũ trụ", Tướng Raymond nói thêm.
Sau SpaceCom sẽ là Lực lượng không gian Mỹ
Bộ chỉ huy không gian là bộ chỉ huy thứ 11 trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 2018, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Bộ chỉ huy chiến tranh mạng (CyberCom) với nhận thức rằng hoạt động tấn công và phòng thủ trên mạng cũng hợp thành một mặt trận chiến đấu riêng biệt.
Mặc dù vậy Tổng thống Trump vẫn có một tầm nhìn tham vọng hơn với chiến lược trong không gian. Vào tháng 6/2018, ông đã yêu cầu Bộ Quốc phòng tạo ra Lực lượng không gian Mỹ - một nhánh chuyên dụng của quân đội Mỹ, ngang hàng với các lược lượng hiện có như không quân, hải quân, thủy quân lục chiến...Tuy nhiên, động thái đầy hoài bão này cần phải có sự phê chuẩn của Quốc hội. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis đã phản đối, cho rằng ý tưởng này là không cần thiết.
" SpaceCom sẽ được theo sau bởi việc thành lập Lực lượng không gian Mỹ với tư cách là nhánh thứ 6 của lực lượng vũ trang Mỹ. Lực lượng không gian sẽ tiến hành tổ chức, huấn luyện và đào tạo cho các binh sỹ để hỗ trợ sứ mệnh của SpaceCom", Tổng thống Trump tuyên bố.
Ông Steve Kitay, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách vũ trụ cho biết, đề xuất này có thể được đưa vào cuộc thảo luận ngân sách quốc phòng năm tới của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo ông Steve Kitay, "ở Nga và Trung Quốc có sự nhận thức rằng không gian đại diện cho gót chân Achilles của Mỹ và đó là lợi thế cho họ để cạnh tranh quyền lực với Mỹ". Tuy nhiên, với việc thành lập các cơ quan mới này, "Không gian sẽ không phải gót chân Achilles của Mỹ", ông Steve Kitay nhấn mạnh.
(Channel News Asia)
Theo HỒNG ANH/VOV.VN
Phát hiện gây sốc về dấu vết của con người ở lõi băng Bắc Cực Các mảnh nhựa siêu nhỏ được tìm thấy trong các lõi băng ở Bắc Cực, cho thấy sự ô nhiễm đã lan tới cả vùng giá lạnh xa xôi nhất hành tinh. Nhóm nhiên cứu khoan sâu để lấy lõi băng đem phân tích. Theo Reuters, các nhà nghiên cứu sử dụng trực thăng để hạ cánh xuống các tảng băng và lấy...