Rắc rối việc nhận xét thay cho điểm
Do học sinh lớp 1 chưa biết đọc nên những lời nhận xét của cô chỉ để mang về nhà cho bố mẹ đọc cho các con nghe. Còn nếu cho điểm thì các con sẽ có phản ứng tức thì, lớp học mà có nhiều điểm 10, không khí sôi động hơn nhiều…
Điểm số được cho là nguyên nhân gây áp lực lớn tới tâm lý trẻ vào lớp 1
Thích được chấm điểm
“Bố mẹ con về nhà vẫn hỏi xem hôm nay con được mấy điểm và bảo rằng nếu được 10 điểm sẽ thưởng món quà con thích. Nhưng từ hôm đi học tới giờ con vẫn chưa có điểm 10 nào” – em Nguyễn Bông Mai, học sinh trường Tiểu học Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết. Điều này cũng được giáo viên giải thích, thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT không chấm điểm đối với học sinh lớp 1 nên nhà trường triển khai việc nhận xét từ đầu năm học 2013-2014. Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh vẫn thích cô chấm điểm để dễ “quy đổi” thành những phần thưởng. Cô Nguyễn Minh Tâm, giáo viên tiểu học quận Hoàng Mai cho biết, năm học trước, giáo viên vẫn thực hiện việc cho điểm đối với học sinh lớp 1. Nếu được 9, 10 điểm, các em sẽ rất phấn khởi, tiết học cũng vui vẻ, sôi động hơn. Còn với lời nhận xét như cách làm hiện nay, các con chỉ nghe chứ chưa đọc và hiểu hết nên không cảm nhận ngay được niềm vui được khen hay phải sửa đổi khi cô chưa khen.
Trong khi đó, bà Vũ Thị Mỹ Hạnh, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Định Của, TP Hồ Chí Minh, một trong những người đầu tiên đề xuất việc nhận xét thay vì cho điểm học sinh lớp 1 cho rằng, đánh giá năng lực học tập bằng điểm số làm cho giáo viên, phụ huynh và ngay cả bản thân trẻ không thấy năng lực thật sự của mình. “Phụ thuộc vào điểm số, nhiều lúc người thầy chủ yếu dạy để lấy điểm mà quên đi nhiệm vụ của mình là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức và nhiều điều mới mẻ từ cuộc sống, con người…” – bà Vũ Thị Mỹ Hạnh phân tích-”Điều đáng buồn nhất là “điểm số” làm cho mọi người cùng ngộ nhận và phán xét sai lầm về nhau, đưa đến những cách quản lý và giáo dục áp đặt: Thầy cố gắng dạy thực chất, theo năng lực học sinh, lớp không nhiều điểm 10 thì cho là dạy “Yếu”, trẻ không đạt điểm 10 như bạn thì là trẻ “chậm, lười”, phụ huynh thấy con không đạt điểm 10 thì cho là cô “ghét con”, “cô gợi ý đi học thêm, tặng quà cáp…”.
Khó vì học sinh lớp 1 chưa biết đọc nhận xét
Một trong những vấn đề nảy sinh khi giáo viên nhận xét thay vì cho điểm học sinh lớp 1 là việc chuyển tải thông tin cho học sinh gặp khó khăn khi các em chưa biết đọc. Kinh nghiệm của bà Vũ Thị Mỹ Hạnh áp dụng ở trường mình là trong học kỳ I, thay phần nhận xét – cho điểm bằng hình thức qui ước với học sinh và phụ huynh: Ghi nhận học tập học sinh theo 3 mức: Hoàn thành kết quả tốt được tặng 1 sao đỏ, hoàn thành kết quả còn thiếu sót được tặng 1 sao xanh, chưa hoàn thành, còn thiếu sót nhiều được tặng 1 sao vàng (giáo viên dán vào vở bài tập học sinh).
Về vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang yêu cầu các trường tổ chức chuyên đề giáo dục về vấn đề này. “Chúng tôi đang nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn tốt nhất về cách đánh giá học sinh. Do các em học sinh lớp 1 chưa biết đọc nên hiện tại nhiều trường đã chủ động tìm ra những phương pháp đánh giá khá thú vị, phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1 như sử dụng các hình mặt cười, mặt mếu để biểu thị một cách nhẹ nhàng đánh giá tốt hay chưa tốt đối với câu trả lời của học sinh” – ông Phạm Xuân Tiến chia sẻ. Theo ông Phạm Xuân Tiến, việc nhận xét học sinh rất đa dạng, phụ thuộc vào từng trình độ học sinh, từng môn học, bài học nên chưa nên đặt ra những khuôn phép mà phải tìm hiểu kỹ thực tế để tìm ra những sáng kiến, kinh nghiệm hay.
Một vấn đề nữa được TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đặt ra là: “Thông thường giáo viên cho điểm thì dễ hơn nhận xét. Ngoài ra, nếu như chỉ có cô giáo thực hiện hình thức nhận xét thay vì cho điểm mà không tuyên truyền tác dụng của biện pháp này với phụ huynh thì tiến trình này sẽ gặp phải không ít khó khă trong quá trình thực hiện” – TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết. Sẽ xảy ra tình huống phụ huynh không đánh giá được kết quả học tập của con mình vốn vẫn được thể hiện rõ ràng bằng điểm số và gây áp lực ngược lại với giáo viên. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, dù thay thế việc chấm điểm bằng nhận xét có tác dụng tốt tới tâm lý học sinh và phụ huynh nhưng cần được hướng dẫn rõ ràng để cả 2 phía nhà trường và gia đình đều quen với phương pháp đánh giá mới này.
Duy Anh
Video đang HOT
Theo ANTD
Hội thảo - tư vấn du học cùng IDP khám phá New Zealand
New Zealand là một điểm đến lý tưởng để du học với khí hậu ôn hòa, mức sống cao, người dân thân thiện. Giáo dục New Zealand được công nhận trên toàn thế giới về bằng cấp và chất lượng đào tạo. Trong đó, đáng chú ý là các lĩnh vực Tài chính Kế toán, Dược, Tâm lý học, Giáo dục...
Cùng tìm hiểu thế mạnh của các trường Đại học tại New Zealand và thủ tục chuẩn bị hồ sơ du học, xin visa qua chương trình hội thảo - tư vấn trực tiếp do IDP tổ chức ngày 6/9. Đây là cơ hội để bạn gặp gỡ nhân viên tư vấn và tìm trường học phù hợp với yêu cầu của mình.
Thời gian: 17h30-20h thứ sáu, ngày 6/9 tại văn phòng IDP - 33 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP.HCM.
o 17h30 - 18h15: Hội thảo thông tin du học New Zealand
o 18h15 - 20h00: Tư vấn trực tiếp cùng IDP và đại diện trường từ New Zealand
Phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên sẽ được cung cấp những thông tin bổ ích liên quan đến du học New Zealand gồm:
- Hệ thống giáo dục New Zealand
- Chi phí sinh hoạt, học tập tại New Zealand
- Thế mạnh các trường Đại học
- Yêu cầu nhập học
- Điều kiện xin visa du học New Zealand
- Gặp đại diện trường và giao lưu cùng cựu du học sinh
Ngoài ra, chương trình còn dành nhiều quà tặng xinh xắn và tiệc nhẹ dành cho khách tham dự.
Liên hệ: (08) 2249 0000 hoặc truy cập trang www.vietnam.idp.com để biết thêm chi tiết và đăng ký tham dự hoặc gọi (08)39104205, 38350133 để được tư vấn trực tiếp
Thế mạnh của các trường đại học New Zealand
Thế mạnh nổi bật của các trường đại học New Zealand thể hiện trên bảng xếp hạng theo môn học của QS World University Rankings dựa trên 29 môn học khi so sánh giữa 600 trường Đại học trên 27 quốc gia toàn thế giới. Đây là cuộc khảo sát quy mô nhất từng được tiến hành, lấy ý kiến của 50.000 học giả và chủ doanh nghiệp. New Zealand có 6 trường đại học nằm trong top 200 với ít nhất một môn học. Cách thức tiến hành khảo sát trên 29 môn học này dựa trên uy tín giảng dạy, giảng viên và số lượng trích dẫn trong mỗi bài luận văn.
Đại học Victoria Wellington được xếp hạng cao nhất về môn luật (hạng 23). Đại học Auckland là Đại học nổi bật nhất của New Zealand vì có mặt trong hầu hết các môn học.
Đại học Otago, Đại học Massey, Đại học Canterbury và Đại học Waikato cũng nằm trong số các trường có thành tích nổi bật trên bảng xếp hạng của QS năm 2012.
Các trường đại học New Zealand nằm trong top 50
Ben Sowtwer, Trưởng phòng Nghiên cứu tại QS cho biết: "Số liệu cập nhật của OECD cho thấy tỷ lệ sinh viên quốc tế tăng 10% và khu vực phân bố của các trường đại học được lọt vào bảng xếp hạng cũng mở rộng hơn, tạo nhiều điều kiện cho sinh viên quốc tế được tiếp cận với nền giáo dụng chất lượng".
"... Các trường Đại học New Zealand với nhiều môn học được quốc tế đánh giá cao và thứ hạng đó cho thấy quốc gia này đang dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan".
Hỗ trợ đặc biệt tại IDP
Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm, IDP Education là tổ chức tuyển sinh uy tín của tất cả học sinh có hoài bão du học ở Úc, Mỹ, Anh, Canada và New Zealand. Chúng tôi đã giúp hàng ngàn sinh viên du học thành công qua việc cung cấp thường xuyên các thông tin hữu ích và chính xác để các bạn có thể đưa ra lựa chọn giáo dục thích hợp nhất cho bản thân. Đội ngũ tư vấn viên là những chuyên gia trong lĩnh vực này, bao gồm hỗ trợ các dịch vụ cá nhân và tư vấn phương án tốt nhất để bạn đạt được mục đích về học vấn và sự nghiệp. Đặc biệt, sinh viên sẽ được giúp đỡ xuyên suốt từ quá trình đăng ký visa, sắp xếp nhà ở, đặt vé máy bay và những dịch vụ khác.
Đặc biệt, IDP dành tặng 2 suất hỗ trợ lệ phí visa du học New Zealand trị giá 3.000.000VNĐ cho những bạn nộp hồ sơ tại hội thảo hoặc các văn phòng IDP ở TP. HCM từ 31/8 đến 31/10/2013 và có visa trước 31/1/2014. Hãy đến văn phòng IDP ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn.
Chi tiết liên hệ IDP (Việt Nam):
Star Building - 33 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM
ĐT: 08 3910 4205 - Email: info.hcmc@idp.com
223 Hùng Vương, Quận 5, TP. HCM
ĐT: 08 3835 0133 - Email: info.hcmc.chinatown@idp.com
Theo Thanhnien
Khuyến khích không chấm điểm học sinh lớp 1: Xóa áp lực khi đến trường Bắt đầu từ năm học 2013 - 2014, Bộ GD-ĐT khuyến khích giáo viên lớp 1 chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh. Từ năm học này, giáo viên sẽ không chấm điểm học sinh lớp 1 mà thay bằng nhận xét - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Ngoài ra, Bộ nhấn mạnh tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các...