Rà soát, điều chỉnh nội dung giảng dạy cấp tiểu học
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị ngày 23/3, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho rằng, việc triển khai mô hình giảng dạy trực tuyến cấp tiểu học vừa thể hiện tính chủ động vừa là giải pháp tình thế. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát để đánh giá, điều chỉnh phù hợp.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài
Ông có đánh giá như thế nào về việc nhiều địa phương bắt đầu triển khai ôn tập, giảng dạy trực tuyến, trên truyền hình cho học sinh cấp tiểu học?
- Về tinh thần chung, Bộ GD&ĐT rất khuyến khích các địa phương xây dựng, triển khai các mô hình giảng dạy sáng tạo, hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến hay qua hệ thống truyền hình hiện nay cho học sinh cấp tiểu học là giải pháp vừa thể hiện tính chủ động trong đào tạo và tính tình thế khi cả nước đang tích cực cùng phòng, chống dịch Covid-19.
Có ý kiến hoài nghi rằng, ở lứa tuổi tiểu học chưa thể áp dụng rộng rãi mô hình giảng dạy trực tuyến hoặc nếu có thì cần triển khai nhiều giải pháp cùng lúc với sự kèm cặp chặt chẽ từ giáo viên, cha mẹ học sinh. Ông nhận định thế nào về nội dung này?
Video đang HOT
- Đúng là học sinh cấp tiểu học còn quá nhỏ để giao hay làm chủ công nghệ trong học tập. Bởi vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo, cơ quan chức năng đã tính toán rất kỹ các yếu tố liên quan. Học sinh ở lứa tuổi này chỉ có lượng kiến thức vừa phải, giáo viên cùng phụ huynh xây dựng các thói quen, kỷ luật học tập và tạo dựng niềm đam mê cho học sinh tìm tòi, yêu thích các giờ giảng.
Đặt giả thiết dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong thời gian dài, phía Bộ GD&ĐT có điều chỉnh gì để học sinh vẫn đảm bảo được chương trình học tập không, thưa ông?
- Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát trên diện rộng các nội dung đào tạo để có những đánh giá, điều chỉnh. Hướng rà soát, đánh giá sẽ tập trung ưu tiên thời lượng kiến thức cốt lõi, lược nội dung mang tính nâng cao và thiết kế bài giảng, nội dung học tập thành các chủ đề. Việc làm này vừa giúp giản tiện bài giảng, tiết kiệm thời gian vừa giảm tải song vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản cho học sinh.
Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, các lớp học trực tuyến hay truyền hình hiện chưa thể thay thế mô hình đào tạo truyền thống. Sau khi học sinh trở lại trường, các trường phải tổ chức đánh giá lại toàn bộ quá trình học tập qua trực tuyến hay truyền hình, từ đó, cơ quan quản lý sẽ cân nhắc, xem xét, điều chỉnh các phương pháp đào tạo tiếp theo.
Xin cảm ơn ông!
Đồng Nai: Học sinh lớp 12 học kiến thức mới trên truyền hình từ ngày 23/3
Ngày 21/3, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã có văn bản gửi các cơ sở GD trên địa bàn về tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình cho học sinh trong thời gian tạm nghỉ học do dịch COVID-19.
Theo đó, Sở GD-ĐT yêu cầu các cơ sở tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn của Sở GD-ĐT vào ngày 12/3 về tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình cho học sinh, học viên, trong đó chú trọng:
Thông tin rộng rãi cho học sinh tiểu học, THCS về lịch phát sóng các chuyên đề ôn tập, học tập để các em tham gia học tập trên truyền hình;
Với học sinh khối 12 sẽ học trên truyền hình các kiến thức mới của học kỳ 2 các môn Toán, Văn, tiếng Anh, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Giáo dục công dân bắt đầu từ ngày 23/3 theo lịch thông báo của Sở GD-ĐT đã đăng tải.
Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Nai phối hợp với Sở GD-ĐT sản xuất các chương trình ôn tập cho học sinh. Ảnh Sở GD-ĐT Đồng Nai
Sở yêu cầu các đơn vị rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn tại công văn số 4612 của Bộ GD-ĐT để tổ chức dạy học qua internet, truyền hình một cách phù hợp. Trong quá trình triển khai thực hiện cần tham khảo, sử dụng nguồn học liệu tin cậy chuẩn xác để tổ chức dạy học và ôn tập cho học sinh.
Từng đơn vị chủ động lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Trong đó đặc biệt chú ý đến các điều kiện đảm bảo tổ chức dạy học internet có chất lượng.
Học sinh ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ phòng dịch. Ảnh minh hoạ
Các đơn vị tiếp tục phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh, học viên thực hiện các buổi học qua internet, trên truyền hình. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh có biện pháp quản lý hoạt động của học sinh, học viên thông qua internet, trên truyền hình; nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học tập đã giao cho học sinh.
Khi học sinh đi học trở lại các đơn vị tổ chức ra soát đánh giá kết quả học tập qua internet, truyền hình. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung, kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Hà Nội: Triển khai chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa ra thông báo sẽ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội triển khai chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh từ lớp 4 đến 12. Theo đó, học sinh ở Hà Nội sẽ được học, ôn tập qua kênh H1, H2 Đài Phát thanh và Truyền...