Rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương) thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo này của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 7/5/2021.
Theo Quyết định số 1105/QĐ-BCT, biện pháp chống bán phá giá chính thức được áp dụng đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu thuộc mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Được biết, ngày 30/3/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, một năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước đó, ngày 20/10/2020, Bộ Công Thương chính thức ban hành Quyết định số 2717/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo kết quả rà soát, các nhà sản xuất, xuất khẩu thép mạ của Trung Quốc sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ 3,17 – 38,34%, còn các nhà sản xuất, xuất khẩu của Hàn Quốc là từ 7,02 – 19%.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp chống bán phá giá sản phẩm đường mía
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời với một số sản phẩm đường mía.
Trước đó, ngày 9/2/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã số vụ việc: AD13-AS01). Một số sản phẩm đường mía bị áp dụng thuế CBPG và chống trợ cấp tạm thời thuộc các mã HS: 1701.13.00; 1701.14.00 và 1701.99.10, 1701.99.90; 1701.91.00 và 1702.90.91.
Cục Phòng vệ thương mại vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía (vụ việc AD13-AS01), thời hạn gửi hồ sơ là trước 17h ngày 26/3. (Ảnh minh họa)
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời 44,88% đối với đường tinh luyện Thái Lan và 33,88% đối với đường thô. Dự kiến, mức thuế cuối cùng sẽ được đưa ra vào quý II/2021.
Tại Điều 10 Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư 37/2019/TT-BCT): Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Cụ thể gồm hàng hóa trong nước không sản xuất được; hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường; hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước; hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các doanh nghiệp nhận thấy có thể đáp ứng các điều kiện được miễn trừ nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời (vụ việc AD13-AS01) bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 14 và Phụ lục III Thông tư 37/2019/TT-BCT.
Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT, đề nghị các doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị miễn trừ tới Cổng dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn hoặc tới Cục Phòng vệ thương mại trước 17h ngày 26/3/2021.
Trải qua gần 5 tháng điều tra, Bộ Công Thương kết luận ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động. Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.
Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế CBPG, CTC tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%.
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá vật liệu hàn nhập khẩu Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số chủng loại vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaixia. Trước đó, ngày 21/1/2021, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều...