Ra mắt VGA chiến game cao cấp GTX 780 Ti
Nvidia chưa tiết lộ nhiều thông tin về card đồ họa GTX 780 Ti nhưng theo dự đoán sản phẩm sẽ đánh vào phân khúc giữa GTX Titan và GTX 780.
Tại một sự kiện mới được tổ chức gần đây, Nvidia đã chính thức ra mắt chiếccard đồ họa cao cấp mới của họ có tên gọi GeForce GTX 780 Ti. Một điều hơi lạ là Nvidia chưa tiết lộ quá nhiều thông tin về sản phẩm này, ngoại trừ thông tin rằng GTX 780 Ti sẽ bán ra từ giữa tháng 11. Khi được hỏi liệu hiệu năng của sản phẩm sẽ mạnh yếu ra sao so với GTX Titan và GTX 780, Nvidia cũng không tiết lộ.
Chỉ biết rằng thông qua hình ảnh sản phẩm, ta có thể thấy 780 Ti sử dụng bảng mạch in (PCB) giống với Titan và 780. Ngoài ra, cách đặt tên sản phẩm cũng hé lộ rằng đây là sản phẩm đánh vào phân khúc giữa 780 và Titan. Tuy nhiên, tất cả chỉ là dự đoán và chúng ta sẽ chỉ biết được chính xác mọi thứ khiNvidia tiết lộ thêm thông tin về GTX 780 Ti.
Việc Nvidia tung ra GTX 780 Ti lần này khiến cho cuộc chiến trên thị trường card đồ họa thêm nóng bỏng. Cách đây ít lâu, đối thủ Nvidia là AMD vừa ra mắt bộ đôi card đồ họa cao cấp của họ là R9 290 và 290X. Theo AMD, mẫu 290X cho hiệu năng cao hơn Geforce 780 khi chơi BioShock Infinite và Tomb Raider ở độ phân giải 4K.
Theo VNE
Zotac GTX 650 Ti Boost: Card đồ họa khuấy đảo phân khúc tầm trung
Zotac GTX 650 Ti Boost là chiếc card đồ họa trung cấp có p/p cực tốt.
Trong bài viết "loạt card đồ họa chơi game đáng mua nhất tháng 9/2013", tôi có đề cập đến một sản phẩm p/p rất "hot". Đó là chiếc Zotac GTX 650 Ti Boost 2 GB. Với giá 3.850.000 VNĐ ở miền Bắc và 3.750.000 VNĐ ở miền Nam, chiếc card này rẻ hơn hẳn phiên bản của các hãng khác và nằm rất cận với HD 7770, HD 7790 và GTX 650 Ti. Hôm nay tôi xin gửi đến độc giả bài đánh giá chi tiết để xem khả năng chiến game của chiếc GTX 650 Ti Boost có giá rất "thơm" này đến đâu.
Trước khi GTX 650 Ti Boost ra mắt, Nvidia để hổng một khoảng rất lớn cả về giá lẫn hiệu năng giữa GTX 650 Ti và GTX 660. HD 7850 bản 1GB hoàn toàn làm chủ khoảng giá này mà không có đối thủ. Vì thế Nvidia buộc phải vá lỗ hổng này bằng một bản cắt giảm của GPU GK106 (của GTX 660). Sử dụng kiến trúc Kepler và tiến trình 28nm, GTX 650 Ti Boost được trang bị 768 nhân CUDA (so với 960 của GTX 660), 24 ống dẫn lệnh (ROPs), bộ nhớ 2 GB GDDR5 và giao tiếp nhớ 192 bit.
Với công nghệ Boost của Nvidia, chiếc card sẽ tự động ép xung khi gặp các cảnh game nhiều đa giác, đưa hiệu năng trung bình của chiếc card tăng lên đáng kể. Cộng với việc ép xung sẵn khá cao (mặc định 980 MHz), về lý thuyết GTX 650 Ti Boost có thể cạnh tranh hiệu năng với HD 7850. Thế nhưng đổi lại khả năng OC thêm sẽ bị hạn chế.
Zotac GTX 650 Ti Boost
Box của sản phẩm khá nhỏ, chỉ lớn hơn chiếc card một chút. VGA được bọc trong một túi nilông bóng khí để chống va đập.
Phụ kiện đi kèm bao gồm 2 sách hướng dẫn, 1 đĩa driver, 1 cổng chuyển DVI - VGA và 1 cọng dây chuyển nguồn Molex - 6 pin.
Hình thức của chiếc card cũng khá ổn, mỗi tội board mạch hơi ngắn. Dù tản nhiệt thiết kế đẹp mắt nhưng vẫn không tạo được cảm giác sang hay hầm hố.
Tản nhiệt không che được linh kiện cũng là một yếu tố khiến cho chiếc card của Zotac kém đẹp. Một điểm yếu nữa là ống dẫn nhiệt đồng không được mạ. Theo thời gian 2 ống này chắc chắn sẽ bị xỉn - một đặc trưng của vật liệu đồng.
Zotac sử dụng nước mạch màu đen cho sản phẩm của mình. Đây là nước mạch mà tôi rất thích. So với màu nâu và màu xanh của các hãng khác, màu đen này cho cảm giác "đầm" và cứng cáp hơn hẳn.
Các cổng xuất hình bao gồm: 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng DisplayPort.
Chiếc Zotac GTX 650 Ti Boost sử dụng 2 quạt tản nhiệt 11 cánh màu cam đặc trưng của hãng. Bản thân tôi rất thích sự kết hợp giữa màu cam nóng của quạt với màu đen lì lợm của board mạch và mặt nạ tản nhiệt của Zotac. Nó tạo cảm giác tươi tắn nhưng vẫn rất đầm và ngầu. Mỗi tội chiếc card quá ngắn nên không thể đẹp như các card cao cấp board dài.
Chiếc card của Zotac sử dụng nguyên si bo mạch ref của Nvidia với 4 phase cấp điện cho GPU. Điểm đáng chú ý ở đây là sự xuất hiện của miếng tản nhiệt nhôm cho dàn mosfet và thanh đỡ board. Miếng tản nhiệt tiếp xúc với các mosfet qua lớp thermal pad giúp truyền nhiệt tốt hơn. Một đầu kết nối SLI để chạy 2 card. Đối với thế hệ VGA mới của cả AMD lẫn Nvidia, giải pháp 2 card đạt hiệu suất rất cao, có thể lên tới cỡ 80 90%.
Chip RAM Zotac trang bị cho sản phẩm của mình là của Hynix. Nếu để ý kĩ sẽ thấy giữa chip RAM và thanh đỡ board cũng có một lớp thermal pad.
Tản nhiệt sử dụng 2 heatpipe bằng đồng, dẫn nhiệt tới các lá tản nhiệt nhôm. 2 heatpipe này không được mạ nên chắc chắn sau một thời gian sử dụng sẽ bị xỉn màu - đặc điểm của vật liệu đồng.
Chiếc card được Zotac ép xung sẵn lên 993/1502 MHz, so với xung chuẩn của Nvidia là 980/1502 MHz. GTX 650 Ti Boost yêu cầu 1 nguồn phụ 6 pin và bộ nguồn công suất thực cỡ 400W.
Video đang HOT
So sánh board mạch với MSI GTX 650 Ti Boost Gaming
Sẵn trong tay chiếc GTX 650 Ti Boost Gaming của MSI để phục vụ trong bài review, tôi thử so sánh qua hình thức và board mạch giữa 2 chiếc card. Chiếc VGA của MSI đang được yết giá 4,5 triệu đồng - đắt hơn 650 ngàn đồng so với chiếc Zotac. Rất tiếc do MSI dán tem bảo hành lên ốc nên tôi không thể tháo tản nhiệt ra được, đành phải soi board mạch qua các góc chụp nghiêng. Ấn tượng ban đầu là chiếc card của MSI rõ ràng nhìn dài, ngầu và đẹp mắt hơn hẳn.
Tuy nhiên soi kĩ hơn có thể thấy MSI cố tình kéo dài bo mạch để hình thức đẹp hơn. Trên đoạn kéo dài này hoàn toàn không có linh kiện nào.
Số lượng phase cấp điện cho GPU cũng là 4. Cách bố trí cuộn cảm, mosfet và tụ không khác gì chiếc card của Zotac.
Chuyển sang góc nhìn khác: phase cấp điện cho VRM cũng giống hệt nhau về cả vị trí lẫn linh kiện
Soi tiếp đến phía sau lưng board mạch. Trên ảnh nhìn lưng board của MSI có vẻ chi chít hơn nhưng đó là số hiệu họ chú thích bên cạnh linh kiện chứ không phải nhiều linh kiện hơn. Rõ ràng chip nhớ, phase nguồn và IC giống hệt nhau cả về bố trí lẫn số lượng.
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: ASRock Z77 Pro4
Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4,5 GHz
Bộ nhớ trong: 2x 4GB Kingston HyperX T1 1866 9-11-9
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Nguồn: 660W
Card đồ họa:
MSI HD 7770 Power Edition - 1100/1125 MHz (xung gốc của AMD 1000/1125 MHz)
Asus HD 7790 OC - 1075/1600 MHz (xung gốc của AMD 1000/1500 MHz)
Zotac GTX 650 Ti Boost - 993/1502 MHz (xung gốc của Nvidia 980/1502 MHz)
MSI GTX 650 Ti Boost Gaming - 1033/1502 MHz (xung gốc của Nvidia 980/1502 MHz)
MSI HD 7850 1 GB - 900/1200 MHz (xung gốc của AMD 860/1200 MHz)
Phần mềm và game thử nghiệm
- Nvidia Driver 320.49 WHQL
- AMD Driver Catalyst 13.8 Beta
- FurMark 1.11.0
- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)
- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)
- Batman Arkham City (DX 11)
- BioShock Infinite (DX 11)
- Dirt 3 (DX 11)
- Far Cry 3 (DX 9)
- Hitman Absolution (DX 11)
- Metro: Last Light (DX 11)
- Sleeping Dogs (DX 11)
- Sniper Elite V2 (DX 11)
- Tomb Raider (DX 11)
Kết quả thử nghiệm
Với giá 3.850.000 VNĐ, chiếc Zotac GTX 650 Ti Boost đánh vào người dùng trung cấp. Vì vậy tôi sẽ tiến hành bench game ở độ phân giải 1920 x 1080 ứng với các màn hình kích thước 21,5 -> 24 inch. Setting của game tôi sẽ liệt kê rõ trong từng biểu đồ.
3DMark Vantage
3DMark 11
Batman Arkham City (DX 11)
Game đầu tiên là Batman AC - vào thời điểm hiện tại đã trở thành game nhẹ. Chiếc card Zotac có thể dễ dàng chiến max setting với khung hình lý tưởng.
BioShock Infinite (DX 11)
Chọn thiết lập cao nhất cho BioShock Infinite - một game mới, một số đoạn bị sụt khung hình xuống dưới 30 nhưng nhìn chung là game chạy đủ mượt.
Dirt 3 (DX 11)
Cũng thiết lập cao nhất và khử răng cưa 4 mẫu, không chỉ GTX 650 Ti Boost mà các card đồ họathấp hơn cũng lướt bay.
Far Cry 3 (DX 9)
Bản game của tôi bị trục trặc nên không thể chỉnh được DX 11. Với thiết lập cao nhất trên nền DX 9, khung hình tốt và duy trì khá ổn định.
Hitman Absolution (DX 11)
Game mới và khá nặng. Chỉnh max setting và khử răng cưa 4 mẫu MSAA, Zotac GTX 650 Ti Boost tạm gọi là chơi được chứ khung hình không được mĩ mãn. Game này ưa các VGA AMD nên HD 7850 vượt lên hẳn. HD 7790 cũng gần bằng GTX 650 Ti Boost.
Metro: Last Light (DX 11)
Tiếp nối Metro 2033, Metro LL mang nền tảng đồ họa tương tự, tất nhiên cũng năng không kém. Với thiết lập High chưa phải là cao nhất (trên High còn Very High), tắt khử răng cưa mà khung hình cũng chỉ tạm ổn.
Sleeping Dogs (DX 11)
Game này tôi bench ở thiết lập High, khung hình rất ổn và chơi rất mượt. Tăng lên Extreme khung hình lập tức tụt thê thảm ngay.
Sniper Elite V2 (DX 11)
Với thiết lập cao nhất có thể (chỉ tắt Uber Sampling), GTX 650 Ti Boost lướt bay không gặp bất kì trở ngại nào. Chiếc card đắt tiền hơn là HD 7850 1 GB một lần nữa lại chịu lép vế.
Tomb Raider (DX 11)
Mới ra năm 2013, Tomb Raider cũng là một game hạng nặng. Sử dụng Preset Ultimate, GTX 650 Ti Boost cho khung hình tạm ổn đối với dòng game có tiết tấu không cao như thế này.
Nhiệt độ - Độ ồn
Tản nhiệt của Zotac GTX 650 Ti Boost nhìn chung đạt yêu cầu. Vào thời điểm test là giữa trưa, trời vừa mưa nên nhiệt độ phòng giảm một chút chỉ còn 32 độ C. Đặt trên Benchtable, sau 20 phút chơi game nhiệt độ cao nhất của GPU chỉ lên 70 độ C. Furmark 10 phút cũng ghi nhận nhiệt độ tương tự. Quạt quay vẫn rất êm không phát ra tiếng ồn nào. Kết quả làm tôi hoàn toàn hài lòng.
Tổng kết
Trước khi đưa ra kết luận, chúng ta hãy cùng xem lại tổng kết hiệu năng của các chiếc card có mặt trong bài review hôm nay:
Như vậy, chiếc Zotac GTX 650 Ti Boost cho hiệu năng không thua gì các sản phẩm đắt hơn tới hơn nửa triệu đồng. Mặc dù hình thức kém đẹp hơn nhưng so với MSI GTX 650 Ti Boost Gaming, chiếc card Zotac không thua kém về chất lượng cũng như hiệu năng. Những gì MSI làm đối với sản phẩm của họ chỉ là kéo dài board mạch thêm một khoảng trống cho đẹp (nhưng không thêm linh kiện) và ốp tản nhiệt hầm hố lên.
So với HD 7850 1 GB, Zotac GTX 650 Ti Boost còn có lợi thế ở bộ dung lượng 2 GB. Tuy rằng tiềm năng ép xung của HD 7850 là rất lớn, nhưng đối với các bạn không khai thác khía cạnh này thì chiếc card Zotac là lựa chọn hợp lý hơn do giá rẻ hơn rất nhiều.
Nhìn xuống phía dưới, Zotac GTX 650 Ti Boost còn đe dọa cả HD 7790 và GTX 650 Ti với hiệu năng hơn HD 7790 tới 20%, trong khi giá thì chỉ cao hơn một chút. Ngay cả HD 7770 vốn ở tầm giá dưới hẳn (cỡ 3 triệu) cũng sẽ khiến nhiều người phải chần chừ bởi hiệu năng chỉ bằng 2/3 GTX 650 Ti Boost.
Bởi p/p quá tốt, đè được cả khoảng giá trên hẳn và dưới hẳn nó, Zotac GTX 650 Ti Boost phù hợp với khoảng giá build case rất rộng: từ 10 đến 15 triệu đồng.
Ưu:
- Giá tốt, hiệu năng tốt không thua kém các card đồ họa ở khoảng giá trên, đồng thời bỏ xa các sản phẩm ở tầm giá sát ngay dưới.
- Hoạt động mát và êm.
Nhược:
- Hình thức kém đẹp do board mạch ngắn.
- Heatpipe không được mạ. Sau một thời gian sẽ bị ố - đặc điểm của vật liệu đồng.
- Nguồn phụ 6 pin quay ra ngoài khiến đi dây trong case bị xấu.
* Giá các sản phẩm xuất hiện trong bài viết theo báo giá của Hanoi Computer:
- MSI HD 7770 Power Edition: 3.150.000 VNĐ
- Asus HD 7790 OC: 3.720.000 VNĐ
- Zotac GTX 650 Ti Boost: 3.850.000 VNĐ
- MSI GTX 650 Ti Boost Gaming: 4.520.000 VNĐ
- MSI HD 7850 1 GB: 4.620.000 VNĐ
Theo VNE
Nvidia công bố GeForce GTX 760: Card đồ họa tầm trung cho game thủ GeForce GTX 760 sẽ có giá bán lẻ chính thức từ $249 đến $299. NVIDIA mới đây vừa chính thức công bố chiếc card đồ họa mới của họ mang tên GeForce GTX 760. GTX 760 được trang bị phiên bản mới nhất của kiến trúc Kepler giúp mang lại hiệu năng đồ họa cao với giá bán hợp lý. Đây hứa hẹn...