Ra mắt phiên bản điện tử cẩm nang tuyển sinh
Bộ GD-ĐT vừa công bố phiên bản điện tử cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013″.
Với phiên bản điện tử này, thí sinh truy cập địa chỉ http://www.moet.edu.vn được cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh ĐH, CĐ trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi vãng lai; Danh sách các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của các trường.
Thí sinh thi ĐH 2012 – Ảnh: NN
Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm, vừa học,… thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.
Video đang HOT
Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013″ cũng giúp thí sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành dự thi phù hợp với nguyện vọng và năng lực học tập của mình.
Theo 24h
Ba bước để chắc suất vào đại học
TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng Ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng thí sinh có thể chắc suất vào giảng đường ĐH nếu biết chọn trường và ngành vừa sức để dự thi.
Chọn khối thi
Theo đó, bước đầu tiên thí sinh cần xác định cho mình khối thi nổi trội nhất. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có các khối thi A, A1, B, C, D với các môn thi gồm: toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ.
Thí sinh có thể căn cứ vào kết quả học tập ở bậc THPT để xác định cho mình hai khối thi nổi trội nhất. Để xác định, thí sinh phải tính điểm trung bình từng môn trong mỗi khối thi bằng cách cộng điểm trung bình của từng môn học trong ba năm học THPT.
Đề thi ĐH ra trong chương trình THPT và phần lớn tập trung vào lớp 12 nên điểm của các môn năm học lớp 12 cần nhân hệ số hai, sau đó ta cộng với điểm trung bình của môn đó ở lớp 10 và 11 rồi chia cho 4, ta sẽ có kết quả điểm trung bình của môn học ở bậc THPT.
Xác định khả năng
Bước hai là xác định khả năng tự làm bài thi: Thí sinh có thể tự ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh của khối thi tương ứng, gọi tắt là hệ số T. Thông thường, hệ số T sẽ lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1.
Chọn trường và ngành vừa sức để dự thi chính là bí quyết để vào đại học
Hệ số T phụ thuộc nhiều yếu tố như trình độ của học sinh, nội dung đề thi, tâm lý làm bài. Thí sinh có thể tính hệ số T của mình thông qua việc giải đề thi tuyển sinh của các năm trước. Việc này phải thực hiện giống như thi thật. Thí sinh sẽ tính hệ số T của khối thi bằng cách lấy kết quả bài làm ba môn của cùng khối thi chia cho 30.
Ước đoán kết quả
Bước ba là ước đoán kết quả thi. Sau khi đã có điểm học tập của từng khối thi, hệ số T, thí sinh bắt đầu tính mức điểm ước đạt của mình ứng với khối thi đã chọn cho kỳ thi sắp tới. Cách tính dựa trên công thức: điểm học tập của khối thi nhân với hệ số T.
Tiếp theo, thí sinh tìm những ngành phù hợp với nguyện vọng và có điểm chuẩn hàng năm phù hợp với mức điểm ước đạt của mình. Tiếp đó, thí sinh xem những ngành đó có những trường nào đào tạo và bắt đầu chọn ngành, chọn trường. Như vậy, thí sinh sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn.
Theo 24h
Bỏ điểm sàn: HS sẽ mất động cơ học tập Rất nhiều sinh viên cho rằng không thể không có điểm sàn. Theo các bạn, mặc dù những học sinh giỏi không quan tâm nhiều đến điểm sàn nhưng đây lại là động cơ để học sinh học lực trung bình phấn đấu có cơ hội vào đại học. Cần điểm sàn để HS cố gắng hơn Từng trải qua hai năm thi...