Ra mắt nền tảng học tập kỹ năng số trực tuyến cho lao động trẻ Việt Nam
Chiều 18/8, tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam, Tập đoàn Microsoft Việt Nam và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Lễ ra mắt chính thức nền tảng học trực tuyến www.congdanso.edu.vn.
Đây là nền tảng thuộc dự án “Tăng cường cơ hội tiếp cận đào tạo kỹ năng số cho lao động trẻ tại Việt Nam” giai đoạn 2020-2021. Dự án này là một phần của Sáng kiến Kỹ năng Toàn cầu (GSI) do Microsoft khởi động vào năm 2020, với mục tiêu giải quyết những thách thức đang gia tăng đối với vấn đề việc làm trong bối cảnh bị tác động bởi đại dịch Covid-19.
Nền tảng học trực tuyến www.congdanso.edu.vn cung cấp 6 khóa học kỹ năng số cơ bản theo hình thức các khóa học đại trà trực tuyến mở và miễn phí (MOOCs) cho mọi người, đặc biệt hướng tới những lao động nữ di cư.
Nền tảng được thiết kế để người học dễ dàng truy cập, dễ dàng thao tác và dễ dàng học tập. Người học sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học sau khi học xong các học phần và vượt qua bài kiểm tra kiến thức. Chứng nhận hoàn thành khóa học do Microsoft Việt Nam và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp công nhận.
Bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam.
Lễ ra mắt nền tảng thu hút gần 500 khách tham dự từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tổ chức chính trị – xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam…), các trường đào tạo, các cơ quan đoàn thể khác nhau.
Phát biểu trước các đại diện chính phủ, các trường cao đẳng, đại diện các ban ngành và đối tác, bà Park Mihyung – Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam nhấn mạnh: “Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam trong những tháng qua đã làm trầm trọng nỗi khó khăn của những người lao động di cư và đẩy họ chuyển từ lao động có việc làm chính thức sang lao động phi chính thức.
Dư chấn tác động của đại dịch Covid-19 đối với những người lao động này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài do cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và toàn cầu. Do vậy, một điều quan trọng là những lao động này có được những cơ hội không chỉ để sống sót mà còn có thể thích nghi được với một thế giới thay đổi nhanh chóng và một cục diện việc làm mới…
Nền tảng học tập kỹ năng số này mới chỉ là một bước khởi đầu… và mong rằng nền tảng này sẽ được phổ biến để đến được với nhiều người dân, sinh viên, học sinh, người lao động, nhóm yếu thế…”.
Nền tảng học tập trực tuyến này là một đóng góp quan trọng vào việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về chuyển đổi số được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành trong Quyết định số 749/QD-TTg năm 2020 về việc đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động trẻ nói riêng và công dân Việt nam nói chung.
Video đang HOT
Trong giai đoạn thí điểm, nền tảng hướng đến 3.000 lao động di cư và sinh viên học nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, với nhu cầu được đào tạo kỹ năng số trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường lao động trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghệ 4.0.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ: “Chúng tôi nhận thức rất rõ tầm quan trọng của vấn đề chuyển đổi số nói chung đối với việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước và xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số và nòng cốt phải có con người số.
Việc này đặt ra yêu cầu cho giáo dục nghề nghiệp không những đào tạo mới chất lượng cao cho học sinh, sinh viên học các trình độ giáo dục nghề nghiệp tại các trường mà còn là việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng cho người lao động để họ thích nghi với công nghệ mới hoặc đối phó với mất nghề, chuyển nghề do tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và đối tượng này có số lượng rất lớn.
Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB&XH.
Các kỹ năng số, kỹ năng cốt lõi như kỹ năng cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản trị doanh nghiệp… Chính ví thế, nền tảng này cần được sự tham gia, đón nhận của đông đảo lực lượng lao động. Trong tương lai, chúng ta tiếp tục phát triển các nội dung đào tạo, bồi dưỡng tiến tới sự công nhận của Microsoft để người lao động được chấp nhận bởi thị trường lao động quốc tế”.
Bà Phan Tú Quyên, Giám đốc Marketing và Vận hành, Microsoft Việt Nam, cho biết: Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng chục triệu người bị mất việc và tạo ra một thách thức rất lớn cho lực lượng lao động cũng như các nhà tuyển dụng trên thế giới.
Sau một năm triển khai Sáng kiến Kỹ năng Toàn cầu, tính đến đầu năm 2021, Microsoft đã giúp được hơn 30 triệu người tại 249 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tiếp cận được các kỹ năng số, trong đó hơn 60.000 người đến từ Việt Nam.
Với sự ra mắt của nền tảng học tập tập trực tuyến www.congdanso.edu.vn, tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới sẽ có thêm hàng ngàn người dân Việt Nam được trang bị những kỹ năng số cần thiết, góp phần đảm bảo cho họ có được một tương lai vững chắc hơn.
Tổng Cục GDNN: Tuyển sinh cao đẳng phải có bằng cấp 3 hoặc tương đương
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, các trường cao đẳng tuyển sinh trình độ cao đẳng thì phải tuyển thí sinh học hết Cấp 3 hoặc tốt nghiệp trung cấp.
Trong bài Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội nói gì về thông báo tuyển sinh song bằng?,ông Nguyễn Công Tân - Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương Hà Nội đã trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông báo tuyển sinh của trường ghi rõ " Vào lớp 10 hệ song bằng; Học sinh vừa học văn hóa THPT vừa học nghề; Học sinh học 2 chương trình đào tạo (THPT và Cao đẳng); Sau 4 năm học, tốt nghiệp nhận nhận 2 bằng (THPT, Cao đẳng chính quy)".
Để đảm bảo tính khách quan về vấn đề này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để có thêm thông tin từ cơ quan quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc tuyển sinh đào tạo song bằng (THPT, Cao đẳng chính quy) của Trường Cao đẳng công thương Hà Nội.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có gửi kèm link bài viết phản ánh việc năm 2019, Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội từng được phản ánh đã tuyển sinh học sinh khối 10, học song song 2 chương trình "giáo dục trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp" trong 4 năm. Sau khi tốt nghiệp học sinh được cấp 2 văn bằng (Trung học phổ thông và Cao đẳng chính quy).
Ngày 22/7 vừa qua, Văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có câu trả lời gửi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Văn bản nêu, qua thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra một phần Kết luận thanh tra số 11/KL-TCGDNN ngày 17/1/2020. Trong đó yêu cầu trường Cao đẳng Công thương Hà Nội:
- Khi thông báo tuyển sinh người học các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, Nhà trường phải thông báo đối tượng tuyển sinh đầu vào phải là có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH, thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp, Quyết định số 1982/QĐ-TTg, điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH và chương trình đào tạo trình độ cao đẳng do Hiệu trưởng nhà trường ban hành.
Văn bản trả lời của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. (Ảnh: Mạnh Đoàn)
- Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Nhà trường nghiêm túc chấn chỉnh trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, ban hành thông báo tuyển sinh trình độ cao đẳng không đúng quy định nêu trên (tuyển sinh học sinh khối 10, học song song 2 chương trình "giáo dục trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp" trong 4 năm. Sau khi tốt nghiệp học sinh được cấp 2 văn bằng THPT và cao đẳng chính quy - PV) để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời, gỡ bỏ thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng có thời gian đào tạo 4 năm hệ 2 văn bằng trên trang thông tin điện tử của Nhà trường, thu hồi, gỡ bỏ băng rôn, áp phích, tờ rơi... có nội dung thông báo tuyển sinh nêu trên (nếu có).
Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã thông tin tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về kết quả Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội thực hiện kiến nghị theo kết luận thanh tra của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó: "Ngày 12/3/2021, Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội có công văn số102/BC/CĐCT báo cáo thực hiện kết luận thanh tra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cụ thể: Nhà trường đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-CĐCT ngày 25/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội thu hồi, hủy bỏ Công văn số 33c/TBTS-CĐCT ngày 6/3/2017 về việc thông báo tuyển sinh vào lớp 10 hệ 2 văn bằng để đảm bảo đúng đối tượng tuyển sinh đầu vào phải có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định số tại Thông tư số 05/017/TT/BLĐ_TBXH và Thông tư số 07/2019/TT-BLĐ-TBXH; ban hành Quyết định số 558a/QĐ-CĐCT ngày 25/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội về thu hồi, gỡ băng rôn, áp phích... có nội dung thông báo tuyển sinh nêu trên tại trường.
Kết quả thực hiện Kết luận thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. (Ảnh: Mạnh Đoàn)
Trước đề nghị cung cấp thông tin giải thích quy chế và công tác quản lý hoạt động tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay:
"Hiện nay, pháp luật về giáo dục và pháp luật về giáo dục nghề nghiệp không quy định thuật ngữ đào tạo "song bằng", không quy định việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo "song bằng".
Theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường cao đẳng được đào tạo trình độ trung cấp kết hợp với đào tạo văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo chương trình giáo dục thường xuyên, để lấy bằng tốt nghiệp của hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có thể vào học trung cấp, sau khi tốt nghiệp trung cấp nếu đủ kiến thức văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được học lên trình độ cao đẳng.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Người học đáp ứng đủ các quy định về đào tạo nếu không tuân thủ quy chế đào tạo thì không đủ điều kiện tốt nghiệp.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH, khoản 2 Điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH đã quy định rõ về đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng và đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng" .
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BLĐTBXH có quy định về đối tượng tuyển sinh cao đẳng như sau:
- Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng phải học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp."
Phát động cuộc thi thiết kế dạy trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp Ngày 20/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phát động cuộc thi "Thiết kế dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp năm 2021. Ảnh minh họa Cuộc thi được tổ chức trong toàn thể hệ thống giáo dục nghề nghiệp, thực hiện theo các cấp: cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp;...