Ra mắt mô hình Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trườngtại xã Các Sơn
Sáng 12-6, tại thôn Song, xã Các Sơn (thị xã Nghi Sơn), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, MTTQ thị xã Nghi Sơn tổ chức hội nghị truyền thông thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) và ra mắt mô hình điểm “Khu dân cư (KDC) tự quản BVMT”.
Các đại biểu tham dự hội nghị truyền thông thực hiện pháp luật BVMT và ra mắt mô hình điểm “Khu dân cư tự quản BVMT”.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã được nghe lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh tuyên truyền về vai trò của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong công tác BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai Hướng dẫn xây dựng mô hình điểm “KDC tự quản BVMT” năm 2020.
Tại hội nghị, Ban thường trực Ủy ban MTTQ xã Các Sơn đã công bố Quyết định thành lập Ban điều hành; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban điều hành và cam kết thực hiện “KDC tự quản BVMT” năm 2020. Mô hình “KDC tự quản BVMT” được thành lập với mục đích nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BVMT gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội ở từng KDC phát triển bền vững. Thông qua mô hình nhằm phát huy vai trò của MTTQ các cấp, các đoàn thể chính trị, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, cơ quan chức năng trong việc vận động nhân dân thi đua xây dựng KDC văn hóa tiêu biểu, KDC kiểu mẫu, KDC xanh – sạch – đẹp, mọi nhà, mọi người có cuộc sống vui tươi, văn minh, hạnh phúc.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh tuyên truyền vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong BVMT.
Video đang HOT
Việc triển khai và nhân rộng mô hình sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân xã Các Sơn nói riêng và nhân dân các xã, phường thị xã Nghi Sơn nói chung về trách nhiệm BVMT ngay tại KDC. Qua đó giúp bà con hiểu rõ và thực hiện tốt các quy định như: Chứa rác thải bằng vật dụng bảo đảm vệ sinh; bỏ rác đúng nơi quy định; không xả nước thải, không vứt vật nuôi chết bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường…, xây dựng KDC trong sạch, không ô nhiễm môi trường sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu.
Toàn cảnh hội nghị truyền thông thực hiện pháp luật BVMT và ra mắt mô hình điểm “Khu dân cư tự quản BVMT”.
Tại lễ ra mắt, đại diện các tổ chức, đơn vị và nhân dân cùng thống nhất nội dung thực hiện và ký cam kết BVMT; trao biển hỗ trợ làm nhà vệ sinh công cộng cho Nhà văn hóa thôn và gắn biển KDC BVMT, hòm thư góp ý BVMT tại KDC. Được biết, trong dịp này, Ban Thường trực MTTQ tỉnh lựa chọn 4 KDC để xây dựng mô hình điểm “KDC tự quản BVMT” năm 2020 tại 3 huyện: Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa và thị xã Nghi Sơn.
Đại biểu Quốc hội: Phải có thêm quy định về an ninh nguồn nước
Góp ý vào dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) nhìn nhận: Đây là lần đầu tiên nêu ra vấn đề bảo vệ môi trường nước.
Đại biểu cho rằng, đối với vấn đề bảo vệ môi trường nước trên địa bàn Hà Nội phải có sự phối hợp thống nhất đồng bộ, để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông trên địa bàn TP.Hà Nội, không thể để một mình TP.Hà Nội.
Sau khi dẫn giải vụ việc xảy ra ô nhiễm Sông Đà năm 2019, nữ đại biểu đề nghị: Phải có thêm quy định về an ninh nguồn nước.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường không khí, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, từ Điều 12 đến Điều 14 còn quy định rất chung chung, không rõ trách nhiệm cụ thể.
Theo đại biểu, thời gian vừa qua, Hà Nội đã trải qua những cảnh báo liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí. Đặc biệt, chưa bao giờ người dân Hà Nội lại trải qua những cảnh báo về ô nhiễm không khí, người dân được khuyến cáo ở nhà, đóng cửa sổ không ra ngoài trời...
"Rõ ràng ở đây, chúng ta thấy rất nguy hiểm. 5 phút không thở được là chúng ta về "thế giới bên kia" - Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nói.
Theo đại biểu, ô nhiễm không khí tác động ngay vào sự sống, nên chúng ta cần bảo vệ môi trường không khí tốt hơn. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm về bảo vệ không khí, cụ thể là trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT). Nơi nào để xảy ra ô nhiễm thì Bộ TNMT phải xử lý dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, không để tình trạng xảy ra sai phạm mà lại không biết kêu ai.
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh phát biểu thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Về vấn đề bảo vệ môi trường đất, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, nếu chỉ quy trách nhiệm cho Bộ TNMT và UBND các tỉnh là chưa đầy đủ. Cần bổ sung thêm trách nhiệm của các đơn vị khác như: Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhắc đến vấn đề bảo vệ môi trường nơi công cộng và ở hộ gia đình, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, phải quy định sâu sát hơn. Đại biểu cho biết, đến nhiều quốc gia khác, lúc nào họ cũng có 3 thùng rác lớn để riêng và nêu rõ thùng nào chứa rác thải hữu cơ, thùng nào chứa rác thải vô cơ, nguy hại... Còn ở Việt Nam thì cứ nói mãi, và cứ thu gom chung.
Đại biểu đề nghị phải phân loại rác thải từ nguồn, quy định rõ từ Trung ương đến địa phương. Chúng ta phải thể chế hóa việc phân loại rác thải từ nguồn, quy định cụ thể hóa trong luật. Cần xã hội hóa để các tổ chức cá nhân tham gia vào quy trình thu gom xử lý rác thải.
Quốc hội sẽ họp tập trung, biểu quyết nghị quyết phê chuẩn EVFTA Tuần đầu tiên của đợt 2, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết phê chuẩn EVFTA, EVIPA. Quang cảnh phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, tuần đầu tiên của đợt 2, Quốc hội...