Ra mắt CLB ‘Cha mẹ nuôi dạy con tốt’ đầu tiên ở Nghi Xuân
Câu lạc bộ ‘Cha mẹ nuôi dạy con tốt’ ở thôn Thành Yên, xã Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) sẽ là mô hình điểm về nuôi con khỏe, dạy con ngoan có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Chiều 14/8, Hội LHPN huyện Nghi Xuân tổ chức ra mắt CLB “Cha mẹ nuôi dạy con tốt” ở thôn Thành Yên, xã Xuân Thành. Đây là CLB đầu tiên trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
CLB “Cha mẹ nuôi dạy con tốt” huyện Nghi Xuân ra mắt ở thôn Thành Yên, xã Xuân Thành.
Thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027″ và kế hoạch hoạt động năm 2022, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Nghi Xuân xây dựng kế hoạch triển khai mô hình CLB “Cha mẹ nuôi dạy con tốt” trên địa bàn huyện.
CLB “Cha mẹ nuôi dạy con tốt” ở thôn Thành Yên, xã Xuân Thành có 25 cặp vợ chồng có con dưới 16 tuổi tham gia, trong đó Ban chủ nhiệm có 3 thành viên.
Video đang HOT
Sau khi thành lập, CLB sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng giáo dục, nuôi dạy con tốt cho các ông bố, bà mẹ. Thông qua đó, các hoạt động cũng tạo được sự quan tâm của cộng đồng xã hội về nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Nghi Xuân Nguyễn Thị Thùy Linh mong muốn CLB “Cha mẹ nuôi dạy con tốt” ở thôn Thành Yên, xã Xuân Thành đi vào hoạt động hiệu quả, thiết thực, có sức lan tỏa sâu rộng để từ đó tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện.
Đặc biệt, các hoạt động của CLB sẽ góp phần hạn chế tình trạng trẻ em vi phạm về vấn đề đạo đức, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện.
Các gia đình tham gia còn thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, góp phần vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
CLB “Cha mẹ nuôi dạy con tốt” ở thôn Thành Yên, xã Xuân Thành sẽ là mô hình điểm về giáo dục, nuôi dạy con tốt có sức lan tỏa trong cộng đồng trên địa bàn huyện.
Ngó lơ khi con nói 'không yêu mẹ nữa', tôi suýt phải trả giá
Tôi từng rơi vào khủng hoảng trong mối quan hệ với con trai 3 tuổi mà không rõ nguyên nhân. Cảm giác tồi tệ ấy khiến tôi nghĩ nó sẽ có thể kéo dài bất tận.
Tôi không chắc mọi chuyện xảy ra như thế nào. Có thể sự căng thẳng của những ngày nghỉ cùng với một chuyến đi đường dài, và những rắc rối trong cuộc sống đã khiến tôi không thể tập trung vào việc làm mẹ.
Vấn đề là tôi chưa thấy những xáo trộn nghiêm trọng nhưng tôi có thể cảm nhận được sự khác biệt.
Con trai không còn rủ tôi chơi cùng nữa, thay vào đó thằng bé chơi một mình. Ban đầu, tôi nghĩ đơn giản thằng bé đang lớn lên và đó là một giai đoạn mới. Tôi không cảm thấy lo lắng vì cho rằng mình sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào những việc cần làm.
Nhưng sau đó tôi nhận ra con trai đang dần rời xa mình. Và có lẽ, thứ vô hình nào đó cũng đang kéo tôi đi. Con chuẩn bị đi học mẫu giáo, tôi nghĩ mình gặp khó khăn với việc này. Có lẽ tôi đã lùi lại phía sau để chuẩn bị cho việc không có con bên cạnh mọi lúc. Cho dù lý do là gì, một cái gì đó khiến tôi cảm thấy hụt hẫng, lo sợ.
Dù ở cùng một nhà, tôi vẫn thấy nhớ con. Sau đó, con bắt đầu cư xử khác. Thằng bé dễ xúc động hơn, những điều nhỏ nhặt cũng có thể khiến thằng bé khó chịu. Những điều mà trước đây thằng bé thường xử lý một cách từ tốn, giờ đây lại khiến tôi bất an và rơi nước mắt. Tôi không thể hiểu nổi cách cư xử của con trai và cả phản ứng của mình nữa.
Càng gần đến cuối năm, cuộc sống của tôi càng bận rộn với những kỳ nghỉ, đi du lịch. Những việc vặt không tên như đóng - mở hành lý, sắp xếp đồ chơi,... khiến tôi không còn cảm xúc gì nữa. Tôi thậm chí còn ít thời gian hơn để tập trung vào con và những nhu cầu của thằng bé. Một hôm, con nói với tôi rằng con không còn yêu tôi nữa.
Thực ra, không chỉ một lần, mà thằng bé đã nói điều đó trong nhiều ngày. Nhưng tôi đã bỏ ngoài tai, nghĩ rằng chuyện này chẳng có gì lạ lùng cả, vì thằng bé đang bước vào một giai đoạn mới và đã có những hành động kỳ lạ trong một thời gian. Vì vậy, điều này phải xảy ra.
Tôi còn yên tâm rằng con đang làm quen với những khái niệm mới và đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của tình yêu. "Không sao đâu, con vẫn yêu mình", tôi tự trấn an bản thân như vậy.
Sau những ngày nghỉ, mọi thứ cuối cùng cũng chậm lại. Tôi đã có thể nghỉ ngơi một chút và dành thời gian cho con. Hai mẹ con chơi cùng nhau, ăn cùng nhau, sống chậm lại cùng nhau. Mọi thứ đã tốt hơn, nhưng không hoàn hảo.
Con vẫn gặp khó khăn với mọi việc và thường xuyên la mắng tôi. Tôi cũng đã có một khoảng thời gian khó khăn. Tôi vẫn cáu giận, cảm thấy gấp gáp và bực bội. Vào một buổi sáng, tôi kết thúc việc la hét bằng một hành động thực sự nhỏ nhặt. Khi tôi đến gặp con để xin lỗi, con nói: "Mẹ, không sao đâu". Nhưng ngay khi dứt câu, thằng bé đã xông vào đánh tôi.
Tôi nhận ra, khi con nói "Con không còn yêu mẹ nữa" là con thực sự có ý đó. Điều đó không chỉ là "một giai đoạn khó khăn" như tôi từng nghĩ. Con đã cố gắng nói với tôi điều gì đó nhưng tôi đã không lắng nghe con. Thằng bé trút cơn thịnh nộ dữ dội lên tôi. Hôm đó tôi đã khóc rất nhiều. Tôi nói với con trong nước mắt: "Mẹ xin lỗi vì đã không chú ý đến con khi con khó chịu với mẹ. Từ nay trở đi, mẹ sẽ cố gắng lắng nghe con".
Sau trận nổi loạn ấy, tôi thấy con vui hơn, hạnh phúc hơn. Hai mẹ con kết nối với nhau hơn và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Con không la hét nữa và chịu khó làm theo các nguyên tắc. Tôi khá chắc chắn về điều đó vì con không cần phải hét lên để cảm thấy được lắng nghe. Tôi nghĩ, ơn giời, mình đã kịp tỉnh táo để sửa đổi bản thân, để thấu hiểu được những gì con cần mình nghe.
Khi con trẻ khủng hoảng để... lớn: Đừng "dựng rào" cản con trưởng thành Nhiều phụ huynh đau đầu khi con thường xuyên làm trái ý, "bỏ ngoài tai" mọi lời khuyên của cha mẹ. Theo các chuyên gia, trẻ thường có ba giai đoạn dễ "nổi loạn". Cha mẹ cần kiềm chế cơn giận khi trẻ "cứng đầu". Ảnh minh họa. Khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa là người lớn, trẻ bắt đầu...