Ra mắt chương trình Thạc sĩ Di sản học
Ngày 30/11, Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt chương trình đào tạo Thạc sĩ Di sản học.
Chương trình đào tạo Di sản học ở bậc thạc sĩ với định hướng liên ngành lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao với tư duy và cách tiếp cận liên ngành để làm việc trong lĩnh vực di sản, phát huy các giá trị di sản của đất nước theo hướng bền vững.
Khen thưởng các gương mặt tiêu biểu trong buổi lễ ra mắt chương trình Thạc sĩ Di sản học
Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu – Phó Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, di sản của Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều loại hình di sản được công nhận ở tầm quốc tế, khu vực và quốc gia, tạo nên giá trị to lớn về tinh thần cho dân tộc và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, di sản đang đứng trước nhiều nguy cơ đến từ các vấn đề như toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản ở Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập và xung đột.
Video đang HOT
Để có thể phát huy các giá trị di sản theo hướng bền vững, Việt Nam cần có nguồn nhân lực chất lượng cao với tư duy và cách tiếp cận liên ngành làm việc trong lĩnh vực di sản. Sự ra đời của Chương trình đào tạo Thạc sĩ Di sản học, chương trình đầu tiên ở Việt Nam đào tạo Di sản học ở bậc thạc sĩ với định hướng liên ngành, chính là cung cấp nguồn nhân lực nhân lực chất lượng cao cho xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Theo đó, chương trình đào tạo được xây dựng theo cấu trúc mô đun học phần, bao phủ tất cả các khía cạnh của di sản từ nền tảng – bối cảnh di sản, giá trị di sản, quản lý và bảo tồn di sản bền vững đến thực hành di sản dựa trên các trụ cột kiến thức khoa học xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên, kiến trúc – xây dựng và công nghệ.
Tham gia xây dựng và giảng dạy cho chương trình là các nhà khoa học đang hoạt động tích cực trong các lĩnh vực liên quan đến di sản, công tác tại các trường đại học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lí di sản như Hội đồng Di sản Quốc gia, UNESCO, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ, các viện nghiên cứu và các trường đại học trong lĩnh vực di sản, văn hóa, bảo tồn, bảo tàng…
Chương trình hướng đến đối tượng người học đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực và vị trí công tác tại các cơ quan quản lý và bảo tồn di sản, cơ quan nghiên cứu và đào tạo về di sản, cơ quan báo chí và truyền thông, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp nhằm cung cấp khả năng nhận diện các vấn đề liên quan đến di sản cũng như khả năng đề xuất các giải pháp, vận dụng các công cụ hỗ trợ và năng lực tổ chức, tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn về di sản.
Khoa sẽ tiến hành tuyển sinh 2 đợt trong 1 năm. Toàn bộ thời lượng chương trình đào tạo gói gọn trong 64 tín chỉ với hình thức học cuốn chiếu, thuận tiện cho học viên và giảng viên.
Thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ trong giảng dạy và nghiên cứu và các hình thức giảng dạy đa dạng, phong phú gắn với thực tiễn, chương trình sẽ đem lại cho người học không chỉ kiến thức mà còn các kỹ năng cần thiết cho công việc của họ. Đây chính là môi trường lí tưởng để người học phát huy sở trường, khả năng của mình.
Phú Văn
Theo petrotimes
Đại học Duy Tân Đà Nẵng đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Sau 25 năm thành lập và phát triển (1994-2019), Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Đó là thành quả của sự nỗ lực không ngừng của nhà trường trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực miền trung, Tây Nguyên.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền Chủ tịch nước, trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho nhà trường.
Sáng 28-11, Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tham dự sự kiện có Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên nhà trường.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã cho phép thành lập Trường ĐH dân lập Duy Tân, ngày 11-11-1994. Đến năm 2015, trường đã chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục theo Quyêt đinh sô 1704/QĐ-TTg ngay 2-10-2015 cua Thu tương Chinh phu với tên gọi la Trương đai hoc Duy Tân. Sau 25 năm xây dựng và phát triển, trường từng bước trở thành một trong những đại học uy tín của cả nước.
Là một trường đại học đa ngành, đa hệ; tổ chức đào tạo trình độ đại học và sau đại học, hiện trường có 10 viện nghiên cứu, 20 khoa, 22 trung tâm nghiên cứu ứng dụng; tổ chức đào tạo ba chuyên ngành trình độ tiến sĩ, tám chuyên nganh trình độ thạc sĩ; 28 ngành trình độ đại học; trong đó có 13 ngành hợp tác quốc tế về đào tạo với nhiều trường ĐH quốc tế.
Đến nay, trường đã tuyển sinh được bảy khóa tiến sĩ với 48 nghiên cứu sinh, 21 khóa thạc sĩ, 2.521 học viên cao học; 25 khóa đại học, cao đẳng trên 100.267 sinh viên, và 12 khóa trung cấp chuyên nghiệp với 12.400 học sinh. Với 21 khóa đã tốt nghiệp, trường đã cung cấp cho thị trường lao động hơn 1.279 tiến sĩ, thạc sĩ, 61.188 dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân và hơn 8.000 học sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Nhà trường đã làm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước hơn 126 tỷ đồng. Ngoài ra, trường còn tự nguyện thực hiện chính sách cho những đối tượng con gia đình chính sách, nhà nghèo, miền núi hải đảo... hơn 60 tỷ đồng.
Trường ĐH Duy Tân đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2009), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2014), NGƯT Lê Công Cơ, người sáng lập trường, được Nhà nước trao tặng danh hiệu AHLĐ trong thời kỳ đổi mới (2016) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Dịp này, nhà trường vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, do Nhà nước trao tặng và Huân chương Lao động hạng Ba cho TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng nhà trường vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trao tặng Cờ thi đua xuất sắc cho nhà trường.
TIN, ẢNH: ANH ĐÀO
Theo Nhân dân
Trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ Ngày 23-11-2019, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trao bằng tiến sĩ cho 14 nghiên cứu sinh và bằng thạc sĩ cho 400 học viên cao học. Kết quả mà các nghiên cứu sinh, học viên cao học đạt được đã đáp ứng những yêu cầu khoa học, được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường đánh giá cao và đóng...