Ra mắt Câu lạc bộ Giáo dục Mở
Ngày 26/5, lễ ra mắt Câu lạc bộ Giáo dục Mở và tọa đàm điều lệ hoạt động của câu lạc bộ đã diễn ra tại Trường Đại học Mở Hà Nội.
Để góp phần phát triển đào tạo mở và từ xa, phát huy lợi thế của các nhà trường, thúc đẩy hoạt động hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và những vấn đề cùng quan tâm, Hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng Việt Nam quyết định thành lập Câu lạc bộ (CLB) Giáo dục Mở.
Tham dự buổi lễ có Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Giáo sư Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Sơn Hải cùng đại diện hơn 60 trường đại học trên cả nước thông qua hình thức trực tuyến.
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam (trái) và TS. Dương Thăng Long – Chủ nhiệm CLB Giáo dục Mở nhấn nút khởi động website chính thức của CLB.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh, giáo dục mở và đào tạo từ xa đã và đang là xu thế tất yếu trong sự phát triển của “ thế giới phẳng” và cách mạng công nghệ 4.0 để mang lại sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của người dân thông qua một hệ thống giáo dục hết sức mềm dẻo, linh hoạt và có hiệu quả cao.
Hiệp hội các trường ĐH, CĐ đánh giá cao việc thành lập CLB Giáo dục Mở, sẽ góp phần xây dựng nhằm phát huy lợi thế của từng khối trường, đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ nhau trong các hoạt động học thuật, góp phần nâng cao năng lực tự chủ đại học.
Để kết nối các tổ chức, đơn vị thực hiện giáo dục mở và đào tạo từ xa, ở quy mô thế giới, có Tổ chức Giáo dục Mở và Từ xa Thế giới (ICDE – International Council for Open and Distance Education), ở châu Á là Hiệp hội các trường đại học Mở Châu Á (AAOU- Asian Association of Open Universities).
Các tổ chức quốc tế này đã có hoạt động tích cực trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục mở và đào tạo từ xa; phát triển công nghệ và phương thức đào tạo; phát triển và triển khai nguồn học liệu mở cũng như các khóa học trực tuyến (MOOCs – Massive Open Online Courses); phát triển học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập nhằm mục đích phát triển xã hội thông qua năng lực và phẩm chất của từng cá nhân.
Video đang HOT
Buổi lễ được thực hiện trực tuyến ở các điểm cầu trên cả nước.
TS Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội – đơn vị được giao tổ chức ra mắt CLB chia sẻ: “Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 cho thấy rõ vai trò của đào tạo trực tuyến. Báo cáo tại hội nghị “Đào tạo trực tuyến giáo dục đại học trong dịch Covid-19″ do Bộ GD&ĐT tổ chức cho thấy đã có 45% cơ sở giáo dục đại học đã triển khai đào tạo trực tuyến ở các mức độ từ đơn giản đến nâng cao.
Bộ GD& ĐT cũng đang sửa đổi quy chế đào tạo chính quy đại học theo hướng cho phép các trường được triển khai một tỷ lệ nhất định đào tạo trực tuyến trong toàn bộ chương trình đào tạo.
Với những lý do đó, chúng ta có mặt tại sự kiện này để cùng nhau xây dựng một CLB giáo dục mở với các mục tiêu: thúc đẩy hoạt động giáo dục mở, đào tạo từ xa và phát triển tiềm năng cũng như năng lực về giáo dục mở và đào tạo từ xa của mỗi đơn vị thành viên trong CLB; Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị thành viên và của CLB với các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế và điều lớn lao hơn đó là tạo ra môi trường để phát triển mạnh mẽ xã hội học tập và học tập suốt đời ở Việt Nam”.
Tiếp đó, đại diện Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam công bố quyết định thành lập CLB Giáo dục mở và Hội nghị đã bầu Ban chủ nhiệm CLB, Bầu Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm.
Tại lễ ra mắt, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ đã trao quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm lâm thời CLB Giáo dục Mở cho TS. Dương Thăng Long – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Mở Hà Nội.
TS Dương Thăng Long (bên phải) – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội được Hiệp hội cử làm Chủ nhiệm lâm thời của CLB Giáo dục Mở.
CLB đã bầu Ban chủ nhiệm nhiệm kỳ I có đủ thành phần theo vùng miền (Bắc, Trung, Nam) và có cả trường công lập, ngoài công lập; có trường liên ngành, đa ngành, trường có yếu tố quốc tế.
Ban chủ nhiệm CLB gồm 8 thành viên: 1 chủ nhiệm, 3 phó chủ nhiệm và 4 ủy viên.
Chủ nhiệm là Trường Đại học Mở Hà Nội.
Ba Phó Chủ nhiệm gồm: Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Trường Đại học Đông Á, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Bốn Ủy viên gồm: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học RMIT, Trường Đại học Sư phạm Vĩnh Long.
Để hỗ trợ triển khai có hiệu quả các hoạt động của CLB Giáo dục mở, Trường Đại học Mở Hà Nội đang phối hợp cùng Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam xây dựng website chính thức của CLB. Dự kiến, website sẽ được hoàn thiện để chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/2020.
Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp 2020: Người lo, người ủng hộ?
Nhiều ý kiến của đại diện các trường đại học tỏ ra lo lắng về một số nội dung trong Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp 2020 đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến.
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019 Ảnh: Như Ý
Một trong những nội dung mới dự kiến của năm nay là không có sự tham gia của các trường ĐH trong công tác coi thi, chấm thi đang được các trường ĐH rất quan tâm.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cảm thấy thất vọng với nội dung dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020. "Với dự thảo này thật sự chúng tôi cảm thấy không yên tâm. Theo tôi, muốn có kỳ thi THPT trung thực thì phải giữ như mọi năm theo cách các trường ĐH tham gia với sở GD&ĐT ở tất cả các khâu: coi thi, chấm thi, thanh tra", PGS Đỗ Văn Dũng đề xuất. Vì theo ông, nếu giao hết cho các địa phương thì sợ sinh ra tiêu cực giống như từng xảy ra tại một số tỉnh phía Bắc trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, sẽ để lại hậu quả nặng nề.
Ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho rằng, những năm trước ông luôn khẳng định giao kỳ thi THPT quốc gia về cho các địa phương là một sai lầm. Sai lầm đó trả giá bằng gian lận thi cử năm 2018. Nhưng năm nay, ông Ngọc cho rằng, giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương, lại là hợp lý.
"Với dự thảo này thật sự chúng tôi cảm thấy không yên tâm. Theo tôi, muốn có kỳ thi THPT trung thực thì phải giữ như mọi năm theo cách các trường ĐH tham gia với sở GD&ĐT ở tất cả các khâu: coi thi, chấm thi, thanh tra", PGS Đỗ Văn Dũng đề xuất
Theo ông:"Đã đến lúc người đứng đầu các địa phương phải đứng ra chịu trách nhiệm về kỳ thi này, phải biết sát sao đến mức độ nào.Những năm trước việc quy trách nhiệm này không rõ ràng nên cứ bên nọ nghĩ trách nhiệm của bên kia nên tiêu cực có chỗ để hoành hành. Ngoài những giải pháp về công nghệ, về phần mềm như những năm trước, năm nay Bộ GD&ĐT sẽ công khai dữ liệu đối sánh giữa kết quả thi và kết quả học bạ của thí sinh cũng là một công cụ để hạn chế tiêu cực.
Hơn nữa, cũng giống như kỳ thi năm 2018, chính những học sinh sẽ là những giám sát viên tốt nhất để hạn chế, phát hiện tiêu cực". Vị chuyên gia này gợi ý, sau một năm học, các trường ĐH cần có một đợt đánh giá lực học của sinh viên so với điểm đầu vào để soi chiếu lại kỳ thi.
Thanh tra 3 cấp
Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, thanh tra của ba cấp gồm Bộ, Tỉnh, Sở, sẽ đảm nhiệm tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Bộ chỉ đạo và tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra tăng cường, theo nguyên tắc: xác định rõ trách nhiệm trong công tác thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi đối với Bộ; UBNDcấp tỉnh; Sở GD&ĐT; việc thanh tra/kiểm tra đảm bảo đúng quy định của pháp luật; thiết thực, hiệu quả và khả thi.
Thanh tra, kiểm tra của ba cấp được thực hiện ở tất cả các khâu của kỳ thi, tại các Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi... của địa phương. Bộ sẽ huy động cán bộ, giảng viên đại học có đạo đức tốt, có kinh nghiệm trong công tác thi tham gia hoạt động thanh tra/kiểm tra thi ở địa phương đảm bảo đúng các quy định pháp luật về thanh tra.
Còn nhớ, năm 2018, gian lận tiêu cực xảy ra tại Hà Giang có trách nhiệm không nhỏ của thanh tra giám sát khâu chấm thi của Bộ GD&ĐT. Vì theo kết quả xác minh của Bộ GD&ĐT, hai thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ giám sát khâu chấm thi tại đây đã "bỏ chốt âm thầm" về trường ĐH của mình có việc riêng mà không báo cáo. Làm thế nào để những sai sót trớ trêu không lặp lại và có thể bao quát được hết tất cả các tình huống có thể xảy ra sẽ cần sự chuẩn bị và năng lực quản lý của Bộ GD&ĐT đối với lực lượng thanh tra giám sát kỳ thi năm nay.
Trường Đại học Mở Hà Nội tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 3.400 Năm 2020, trường Đại học Mở Hà Nội tuyển sinh 3.400 chỉ tiêu đại học hệ chính quy. Trường dành 3.200 chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và 200 chỉ tiêu xét tuyển học bạ. Tiến sỹ Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2020 không...