Ra mắt 2 phòng thí nghiệm hóa học ảo miễn phí cho học sinh tiểu học
Hai phòng thí nghiệm ảo phiên bản tiếng Việt vừa ra mắt, cho phép trẻ em thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích.
Học sinh tiểu học tham gia phòng thí nghiệm ảo BASF – B.H.
Tập đoàn hóa chất BASF vừa ra mắt thêm hai thí nghiệm bằng tiếng Việt trên nền tảng trực tuyến Phòng thí nghiệm ảo BASF ( https://thinghiemvui.basf.com ). Đây là một trang web cho phép trẻ em thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích.
Trước đó, BASF Việt Nam đã phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức tập huấn dành cho giáo viên và học sinh Trường tiểu học Dương Văn Lịch (huyện Nhà Bè, TP.HCM) làm quen với các thí nghiệm trực tuyến hấp dẫn và qua đó tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống hằng ngày. Dịp này, công ty đã trao tặng 20 bộ máy tính cho nhà trường nhằm giúp giáo viên và các em học sinh có thể tiếp cận với khoa học và công nghệ máy tính dễ dàng hơn.
Học sinh tiểu học được thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích trên phòng thí nghiệm ảo này – B.H.
Về hai thí nghiệm mới ra mắt, thí nghiệm “Năng lượng mặt trời” sẽ giúp học sinh khám phá cách hoạt động của tấm pin mặt trời và cách lắp đặt để có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường một cách tối ưu. Trong khi đó, thông qua thí nghiệm “Hạt xốp bí ẩn” học sinh sẽ được tìm hiểu về vật liệu cách nhiệt và sự khác biệt của chúng, sau đó học cách tự tay tạo ranhững vật liệu cách nhiệt này.
Video đang HOT
Phòng thí nghiệm ảo BASF là một sáng kiến thuộc chương trình BASF Kids’ Lab (Bé làm thí nghiệm), một chương trình giáo dục hóa học thực hành dành cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới. Tham gia phòng thí nghiệm ảo, học sinh được trải nghiệm niềm vui khám phá thế giới hóa học mọi lúc,mọi nơi.
Bên cạnh đó, trong từng bước tiến hành thí nghiệm, trẻ sẽ nhận được sự trợ giúp và giải thích rất dễ hiểu từ nhân vật hoạt hình Tiến sĩ Bong Bóng, chủ nhiệm phòng thí nghiệm.
Các thí nghiệm mới liên tục được cập nhật. Trước đó, 5 thí nghiệm bằng tiếng Việt đã có trước đây bao gồm: “Truy tìm dấu vết”, “Tiệm bánh kỳ diệu”, “Bong bóng tinh nghịch”, “Giải cứu nước bẩn” và “Xử lý vết lem cứng đầu”. Các nhà khoa học nhí trong độ tuổi từ 8 đến 12 có thể lựa chọn bất cứ thí nghiệm nào, từ đó khám phá kiến thức khoa học thông qua những điều gần gũi với đời sống như cách lọc và làm sạch nước bẩn, tại sao đồ giặt bị lem màu, cũng như cách hoạt động của năng lượng mặt trời và cơ chế quang hợp….
Phòng thí nghiệm ảo BASF hiện được vận hành với nhiều ngôn ngữ: Tiếng Đức, Anh, Tây Ban Nha, Hàn, Nhật và Trung… BASF Kids’Lab là một chương trình toàn cầu nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học tự nhiên trong các em nhỏ, đến nay đã thu hút gần 5.000 học sinh tiểu học tham gia trên địa bàn thành phố.
“Năm nay, vì lý do dịch bệnh, chúng tôi rất tiếc đã không thể tổ chức chương trình Kids’ Lab (Bé làm thí nghiệm) như truyền thống. Thay vào đó, chúng tôi đã đầu tư phát triển Phòng thí nghiệm ảo BASF, nhằm cung cấp thêm cho các nhà khoa học tương lai các hoạt động thí nghiệm trực tuyến thú vị và bổ ích. Với trang web này, các em có thể khám phá thế giới hóa học tuyệt vời tại trường học hoặc ở nhà một cách an toàn, thoải mái”, ông Erick Contreras, Tổng giám đốc, BASF Việt Nam, cho biết.
Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở Bảo Thắng (Lào Cai)
Kết quả chung cuộc, 38 dự án đã đoạt giải cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở huyện Bảo Thắng (Lào Cai) năm học 2020-2021.
Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 - 2021.
Tham dự cuộc thi lần này có 23/23 trường học với 64 dự án đăng ký thuộc các lĩnh vực: Hóa - Sinh, Vật lý, Khoa học xã hội và hành vi, Hệ thống nhúng, Hóa học, Kỹ thuật cơ khí, Môi trường, Năng lượng vật lý, Kỹ thuật cơ khí tự động hóa, Vật lý và thiên văn, Robot và máy thông minh.
Theo ban giám khảo, các dự án tham dự lần này đã được các trường chú trọng, đầu tư về ý tưởng, nội dung, hình thức nghiên cứu và tính ứng dụng của các dự án cũng đã được tăng lên, tại cuộc thi, nhiều thí sinh đã bộc lộ rõ những kỹ năng trình bày, báo cáo khoa học, tự tin khi giới thiệu đề tài và trả lời chất vấn của Ban giám khảo.
Cuộc thi được tổ chức đã tạo cho các em học sinh có một sân chơi sáng tạo, bổ ích có sức thu hút đối với các em học sinh trung học cơ sở cũng như sự quan tâm đầu tư của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường.
Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 - 2021. (Ảnh: Bùi Phúc)
Trước đó, Ban tổ chức đã tập huấn về trí tuệ nhân tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia nghiên cứu khoa học qua hình thức trực tuyến với sự tham gia của giảng viên: Tiến sĩ Lê Chí Ngọc - Viện Toán ứng dụng và Tin học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Buổi tập huấn đã tạo được tính hiệu quả, tạo động lực cho giáo dục Bảo Thắng ngày một phát triển.
Với tinh thần làm việc công tâm, khách quan, Ban giám khảo chấm thi đánh giá cao chất lượng các dự án.
Đa số các giáo viên hướng dẫn nghiêm túc, nhiều học sinh đam mê khoa học, có tính sáng tạo, có sự đầu tư cả về trí tuệ và kinh phí.
Nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh. (Ảnh: Bùi Phúc)
Bên cạnh đó, phần lớn các dự án dự thi có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp; thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học đáp ứng được yêu cầu đổi mới của một công trình khoa học.
Đặc biệt, nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh.
Phần lớn các em học sinh đã thể hiện sự am hiểu về khoa học tới chủ đề cần quan tâm, có khả năng giải quyết được một vấn đề trong tầm kiến thức đã học ở trường. Tích cực tìm tòi nghiên cứu, có sự "say mê" với khoa học.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia. (Ảnh: Bùi Phúc)
Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học thường xuyên được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng phát động, trở thành phong trào sâu rộng trong các cơ sở giáo dục.
Thông qua cuộc thi, nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống; tạo cơ hội để các em học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình với công chúng; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các trường.
Bên cạnh đó, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, thúc đẩy giáo viên tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục.
Học sinh áp dụng kiến thức làm ra sản phẩm hữu dụng Một bánh xà phòng rửa tay, một chiếc ghế cân bằng hay ngôi nhà mô hình sử dụng năng lượng từ quạt gió, robot nhỏ... là những sản phẩm hữu dụng do học sinh (HS) THPT làm ra. Học sinh giới thiệu sản phẩm xà phòng do mình tự làm - NGUYỄN LOAN Tất cả sản phẩm hữu dụng tại hội chợ khoa...