Ra giá tiêm vắc xin COVID-19
Trong khi Chính phủ và chính quyền TP.HCM đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vắc xin COVID-19 để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, có người lợi dụng sự bức bách của người dân để kiếm chác. Từ thông tin của bạn đọc, Tuổi Trẻ vào cuộc xác minh.
Ông Trương Mạnh Thảo (cán bộ trật tự đô thị phường 2, quận 6) – “cò” tiêm vắc xin COVID-19 “dịch vụ” – Ảnh: H.T. – T.H.
Khoảng 9h30 ngày 13-8, một tốp 7 người (trong đó có 3 người trên 60 tuổi) rời ôtô đã được một người đàn ông dắt tới trước điểm tiêm vắc xin cộng đồng Trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật (100 đường Phan Văn Khỏe, phường 2, quận 6). Ông này vào trong cầm xấp tờ khai tiêm chủng ra ngoài, phát cho từng người và căn dặn: “Địa chỉ nhà ghi ở đâu cũng được nhưng địa chỉ công tác phải ghi đúng địa chỉ này nha”.
Được tiêm là mừng rồi
“Địa chỉ công tác” ông này yêu cầu người tiêm phải ghi chính xác là… đường Tháp Mười, phường 2, quận 6. Theo xác minh, địa chỉ này là một tiệm mắt kính. Nhóm người này nhanh chóng được dắt vào trong làm thủ tục và hướng dẫn chu đáo. Sau khoảng 1 giờ, lần lượt người trong nhóm được đo huyết áp, nhịp tim và đều được tiêm vắc xin AstraZeneca.
Lúc ngồi chờ lấy giấy xác nhận, một phụ nữ tên P.T.T.K. cho biết nhà ở Bình Chánh, được “anh N.” dắt mối tiêm cho cả nhà với chi phí 2 triệu đồng/người/mũi. “Được tiêm là mừng lắm, còn người còn làm ra tiền” – chị K. nói. Sau đó, người này tiếp tục gọi điện cho “anh N.” nhờ tranh thủ sắp xếp lịch tiêm vắc xin cho một số người khác vào ngày hôm sau (tức ngày 14-8 – PV).
Theo điều tra của Tuổi Trẻ , một tay “cò” tiêm vắc xin khác là ông Trương Mạnh Thảo (cán bộ trật tự đô thị công tác tại phường 2, quận 6). Dù không được phân công nhiệm vụ quản lý điểm tiêm Trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật nhưng “phạm vi hoạt động” của ông này khá rộng, thậm chí còn “điều chỉnh” được cả nhân viên đang trực điều tiết người tiêm vắc xin.
Phát số thứ tự cho người tiêm – Ảnh: H.T. – T.H.
Video đang HOT
1 – 3 triệu đồng/mũi vắc xin
Theo ghi nhận ngày 12-8, ông Thảo mặc áo phía sau in dòng chữ “UBND phường 2, quận 6″ chạy như con thoi “dắt” một số người ở các quận huyện khác tới tiêm. Khoảng 9h sáng tại cửa phụ (phía sau của Trường Nguyễn Thiện Thuật), ông này cầm 5 bộ tờ khai hướng dẫn người tiêm vắc xin ghi, phát số thứ tự và yêu cầu: “Phiếu ai nấy cầm nha, có phiếu mới chích được. Tất cả đều phải ghi đơn vị công tác ở địa chỉ 41 Lê Quang Sung nha”. Theo xác minh, cùng địa chỉ 41 Lê Quang Sung là nơi có nhiều kiôt kinh doanh thức uống, làm tóc…
Xác minh của Tuổi Trẻ cho thấy, trong số 5 người được ông Thảo nộp hồ sơ tiêm vắc xin vào sáng 12-8, có 2 người không đủ điều kiện tiêm do huyết áp cao, nhịp tim nhanh và mắc hội chứng “sợ tiêm”; 3 người còn lại đủ điều kiện, tiêm trót lọt.
Cầm tờ giấy xác nhận tiêm mũi 1 của chị V.D.A. (25 tuổi, ngụ TP Thủ Đức), ông Thảo khẳng định mọi thông tin sẽ được công khai trên cổng thông tin tiêm chủng của TP.HCM. Khi chị A. xin bớt chút ít chi phí, ông Thảo liền kêu “lẹ lên” rồi nhận tiền phóng xe vụt đi.
Ngoài ông Thảo còn có ông Hùng, xưng bảo vệ trường, kiêm luôn vai trò “giúp” người có nhu cầu tiêm vắc xin “dịch vụ”. Sáng 12-8, ông này lân la tiếp cận một số người gợi ý tiêm “dịch vụ” với giá từ 1 – 1,5 triệu đồng/người.
Ông này còn khoe mình từng “giúp” khoảng 10 người tiêm vắc xin với giá 1 triệu đồng/mũi. Tuy nhiên hiện vắc xin đang rất khan hiếm, chưa kể điểm này sắp ngừng tiêm nên ông tăng giá lên 1,5 triệu đồng/mũi. Giá này, theo ông Hùng, “khá mềm” bởi trước đó từng có nhiều người phải chi cao hơn để tiêm 1 mũi vắc xin.
Người ông Thảo dắt mối được tiêm vắc xin COVID-19 – Ảnh: H.T. – T.H.
Muốn là được chích
Theo tìm hiểu, để có nguồn vắc xin tiêm “dịch vụ”, nhóm này tận dụng từ việc một số người trì hoãn tiêm do các bệnh lý đi kèm hoặc có trong danh sách nhưng chưa đến tiêm. “Có nhiều người bị cao huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc bệnh nền không thể tiêm được, nhờ đó dôi ra một lượng vắc xin đáng kể để tiêm cho người có nhu cầu” – ông Hùng giải thích.
Với người tiêm “dịch vụ”, nếu cao huyết áp chưa thể tiêm ngay, ông Hùng còn sắp xếp vào nghỉ tại một phòng máy lạnh ở tầng 1 của trường, đợi sức khỏe ổn định. Trong ngày 12 và 13-8, ông này nhiều lần gọi điện cho người có nhu cầu thúc giục đến tiêm và đồng ý giảm giá 500.000 đồng/mũi.
Ngoài tiêm ở cộng đồng, ông Thảo còn gợi ý người bị cao huyết áp kết bạn Zalo và gửi CMND, số điện thoại để đăng ký tiêm “dịch vụ” tại bệnh viện với giá 2 – 5 triệu đồng/người tùy loại vắc xin. Số tiền thu được, ông này sẽ “chi” 500.000 đồng tiền cà phê cho “đệ tử” dắt người đi tiêm.
“Tôi chích 2 mũi rồi, đúng 3 tuần nữa chích thêm mũi thứ 3. Tôi chích ở đây này (Trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật – PV), muốn chích là chích” – ông này quả quyết và “khoe” tất cả “đội ngũ” của mình đều đã được tiêm 3 mũi!?
Một mũi vắc xin AstraZeneca ông Thảo lấy của người dân 2 triệu đồng – Ảnh: H.T. – T.H.
Vào cuộc xác minh
Ngày 17-8, ông Tăng Văn Thanh Dũng – chủ tịch UBND phường 2, quận 6 – cho biết trên đang xác minh làm rõ những thông tin mà báo Tuổi Trẻ cung cấp. Theo ông Dũng, Trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật là một trong hai điểm tiêm vắc xin của phường. Hiện phường có 2 cách lập danh sách tiêu chí tiêm.
Thứ nhất từ tổ dân phố tổng hợp danh sách người dân đang cư trú (không cần hộ khẩu) thực tế, sau đó mời người dân mang theo các giấy tờ tùy thân đến điểm tiêm theo các khung giờ cố định để tiêm vắc xin. Thứ hai từ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn đăng ký (chỉ nhân viên, còn người thân và người nhà không được). Danh sách này, theo ông Dũng, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác!?
Về việc giám sát các điểm tiêm, ông Dũng cho biết giao cho cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường; 2 đơn vị phụ trách tiêm gồm: Trạm y tế phường và Công ty cổ phần Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng CHAC, quận 5.
Ngày 17-8, đại diện Công ty cổ phần Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng CHAC – đơn vị thực hiện tiêm – khẳng định chỉ được phân công đảm trách công tác chuyên môn (sàng lọc bệnh lý, tiêm, theo dõi sau tiêm…), hoàn toàn không biết gì về các tiêu cực nêu trên.
Thủ tướng chủ trì sơ kết phòng, chống dịch với 23 địa phương giãn cách xã hội
Sáng 15/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ trụ sở Chính phủ đến các điểm cầu tại trụ sở UBND 23 tỉnh, thành: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Tại đầu cầu Chính phủ, ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính, có các Phó Thủ tướng cùng với Bộ trưởng các bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ. Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Chính phủ.
TP.HCM đang tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 thần tốc để sớm tạo miễn dịch cộng đồng, kiểm soát dịch trước 15/9 theo yêu cầu của Chính phủ. Ảnh: Thanh Tùng
Tại đầu cầu các tỉnh thành có Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND 23 tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội; Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, thành phố này.
Ngoài ra, thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM dự hội nghị tại đầu cầu UBND TP.HCM.
Theo Nghị quyết 86 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng phải quán triệt nghiêm "chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10", bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc "chặt ngoài, lỏng trong".
Kể từ ngày bắt đầu giãn cách, trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các "vùng xanh"; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển "vùng vàng" thành "vùng xanh", "vùng cam" thành "vùng vàng" và khoanh chặt, thu hẹp "vùng đỏ".
Trong thời hạn 28 ngày, các địa phương này phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các "vùng đỏ" ở phạm vi hẹp nhất.
TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8.
Bình Dương: Bàn giải pháp "dài hơi" quyết tâm phục hồi kinh tế Chiều 12/8, tỉnh Bình Dương đã họp bàn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và phục hồi sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm 2021. Kiên định "mục tiêu kép", Bình Dương huy động cả hệ thống chính trị cùng dập dịch hiệu quả Theo nhận định của UBND tỉnh, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 sẽ tiếp tục...